Bài tập của sinh viên mỹ thuật bị tuồn ra gallery: Chuyện tưởng “động trời” hóa ra… bình thường
Vừa qua, họa sĩ Hà Huy Mười đã chia sẻ “niềm vui” tìm lại bài tập nộp tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nhưng lại có mặt ở gallery và được họa sĩ này bỏ tiền ra mua về.
Bên cạnh câu chuyện cá nhân họa sĩ Hà Huy Mười, dư luận cũng đặt câu hỏi khi bài tập của sinh viên lại được tuồn ra thị trường để kiếm lời.
Bài tập giữa kỳ của họa sĩ Hà Huy Mười tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội không hiểu bằng cách nào đó, đã có mặt tại một gallery ở Hà Nội.
Tác giả của bức tranh, tức họa sĩ Hà Huy Mười đã không tiếc tiền để chuộc lại bức tranh này như một kỷ niệm thời sinh viên. Khi bài viết “Tôi mua lại tranh tôi” của Hà Huy Mười đăng trên trang cá nhân, các họa sĩ đã vào chúc mừng tác giả, đồng thời bày tỏ sự hoài nghi, thậm chí là bức xúc trước cách quản lý của nhà trường đối với bài tập của sinh viên.
Cũng từ bài viết này, không ít họa sĩ cho biết, trường hợp của Hà Huy Mười không phải hy hữu đối với sinh viên các trường nghệ thuật. Một nữ họa sĩ giấu tên cho biết, bài tốt nghiệp Cao học của chị ở trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội không hiểu bằng cách nào lại có mặt ở nhà người quen của một thầy lang phía Nam. Trong một lần đi chữa bệnh, chị đã vô tình gặp lại tác phẩm của mình.
Họa sĩ Hà Hà Mười mua lại bài tập từ thời sinh viên từ một gallery
Sự bức xúc của các họa sĩ cũng dễ hiểu khi mọi người đều cho rằng, đáng lý bài tốt nghiệp, bài tập trong quá trình học tập của sinh viên cần được lưu giữ cẩn thận trong kho, thì nay lại trở thành một món hàng hóa nghệ thuật, được định giá và sinh lời.
Nói về việc này, người sáng lập kiêm chủ tịch Quỹ Sống (Nhà chống lũ, Hạnh phúc sống) Jang Kều bức xúc: “Thật là không thể chấp nhận được. Tại sao trường được phép thu tác phẩm của sinh viên để bán? Họa sĩ cần liên hệ và làm rõ”.
Jang Kều phân tích, nếu nhà trường giữ lại bài của sinh viên để phục vụ công tác giảng dạy, thì cần có quy định rõ ràng và không được thương mại nó. Còn nếu muốn sử dụng bài tập của sinh viên vào mục đích thương mại như bán tác phẩm lấy tiền xây dựng bảo tàng nhà trường hay các mục đích khác thì cần có sự đồng ý của tác giả.
Còn họa sĩ Hà Huy Mười điềm tĩnh hơn và vẫn hy vọng tranh của anh đã được đối xử tốt. Anh cho biết, tranh sinh viên tuồn ra thị trường, anh không biết chính xác là bằng cách nào? Có thể bức tranh đã được mang tặng cho một cá nhân nào đó hoặc bằng một cách chính ngạch hơn. Dẫu sao, anh vẫn là người may mắn khi mua lại được tác phẩm hơn chục năm về trước của mình
Tuy nhiên, ông Vũ Chí Công, quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội cho biết, bài tập của sinh viên là thuộc quyền sở hữu của nhà trường. Vì sự sáng tạo của sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên, cơ sở vật chất nhà xưởng của nhà trường, không phải sinh viên độc lập sáng tác nên nhà trường có quyền sở hữu là đương nhiên.
“Bài tập của sinh viên, sở hữu thuộc về nhà trường”-ông Vũ Chí Công, quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội cho biết
Nhà trường chỉ tiến hành lưu giữ đồ án tốt nghiệp của sinh viên với các bài đạt loại Xuất sắc. Với những bài này, nhà trường có hồ sơ lưu giữ, có kiểm kê hàng năm, được lưu giữ vĩnh viễn trong bảo tàng và nếu để thất thoát ra ngoài thì đơn vị lưu giữ phải chịu trách nhiệm. Những bài này chỉ chiếm 5% số bài tốt nghiệp của mỗi khóa. Với những trường hợp bài tốt nghiệp trên giấy không đạt loại Xuất sắc thì nhà trường phải đốt sau 5 năm lưu trữ.
Còn với những bài tập thông thường như bài giữa kỳ, bài cuối kỳ thì việc lưu lại bài để đối chiếu nếu xảy ra trường hợp phúc tra, làm giáo cụ trực quan giảng dạy và tránh gian lận giữa các lứa sinh viên. Đây là việc giữa sinh viên và khoa hay giảng viên. Sau một thời gian sinh viên có thể tới nhận lại bài tập này.
“Việc bài tập giữa kỳ của anh Hà Huy Mười tìm lại được ở một gallery thì anh Mười cần tìm hiểu xem bài bị mất ở khâu nào. Nhà trường không có trách nhiệm lưu giữ bài tập của anh Mười”, ông Công nói.
Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội còn cho biết, nhà trường chỉ làm giáo dục, không làm nơi bán tác phẩm cho sinh viên.
Đi hỏi sinh viên Nhân văn Sài Gòn chuyện "có bồ", "quan hệ" - câu trả lời ra sao?
Có rất nhiều lời đồn rằng nếu bạn là nữ, khi học ở Đại học KHXH&NV thì xác suất có người yêu khác giới chung trường gần như là 100%. Vậy những người trong cuộc có xác minh sự thật này không...
Trong hàng triệu những hồ sơ mà sĩ tử "cày cuốc" khối C và khối D nộp vào hàng năm, tôi tin có rất nhiều người đã để nguyện vọng theo học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc khối Đại học Quốc gia TP.HCM. Đây gần như là "thánh đường" của những tâm hồn mộng mơ, những chàng trai cô gái "yêu hoà bình - ghét chiến tranh", mỗi khi buồn lại lôi thơ Xuân Diệu ra mà đọc.
Trong hình dung của nhiều người, những cô gái - chàng trai trường Nhân văn sẽ thật khép nép, e ấp, không hiện đại - năng động như các trường Bách Khoa hay khối kỹ thuật A - B. Bạn ơi, tư tưởng đó... lầm lắm nhé! Vì những sinh viên của trường Nhân văn ngày nay họ cực kỳ năng động, chịu chơi "tới bến". Bên cạnh đó, họ cũng là những "biển muối mặn" ngoài nỗi lo đèn sách thì còn có sự trăn trở về chuyện có bồ.
Clip: Sinh viên Nhân văn Sài Gòn "hỏi gì cũng nói" về chuyện có bạn trai chung trường và vấn đề thầm kín 18
Bài phỏng vấn dạo này sẽ giúp các bạn trẻ sẽ có cái nhìn bao quát hơn về đường tình duyên ở Nhân văn. Những thông tin kiểu "ế dài hạn" của các bạn nữ vì âm thịnh dương suy, không có bồ chung trường liệu có đúng như lời đồn?
Sinh viên nữ trường Nhân văn thường có khả năng yêu bạn trai chung trường không?
99,99% các bạn trẻ trong cộng đồng LGBT từng "đồn" nhau rằng nếu hỏi ở Đại học nào nhiều Gay (đồng tính nam) thì kiểu gì Nhân văn cũng được xếp vào hàng Top của Top. Theo thực tế quan sát từ người viết, các anh chàng sinh viên của Đại học Nhân văn đúng là có phần hơi nhút nhát, đoan trang - thuỳ mị hơn những trường khác. Đưa mic phỏng vấn thì ai cũng ngượng ngùng nhẹ nhẹ. May quá đúng hôm đó lại có buổi giao lưu với các sinh viên trường khác. Vậy nên mới có cơ hội được nghe những "bà hàng xóm" review về trai Nhân văn.
Cậu bạn Hoàng Huy đến từ trường Văn Lang
Cậu bạn Hoàng Huy cho rằng trường Nhân văn "cong cong" rất nhiều khi thật khó cho các bạn nữ tìm được mối lương duyên chung trường. Nhưng bạn tin nổi không, đó gần như là câu trả lời hiếm hoi đứng về phía không tin các bạn nữ sẽ có bạn trai chung trường, còn lại những người khác lại có quan điểm lạc quan hơn nhiều.
Ví dụ điển hình như:
Tóm lại thì ai cũng nên có niềm tin vào cuộc sống nhé!
Một câu hỏi "táo bạo" hơn không kém đó chính là hãy ngửa bàn tay nếu bạn đã quan hệ tình dục với trên 2 người!
Chuyện sinh viên quan hệ tình dục hay thậm chí là "sống thử" ở thời điểm hiện tại không còn là thứ gì đó quá căng thẳng như ngày trước. Về cơ bản, nếu cả hai tự nguyện và có những biện pháp an toàn, tránh lây nhiễm bệnh tật cho nhau thì chuyện này cũng... thường thôi. Tuy nhiên trong mắt các bạn sinh viên Nhân văn, đây vẫn là câu hỏi vô cùng nhạy cảm. Đa phần đều che miệng cười, ngượng ngùng khi nhắc đến cụm 18 này.
Những người giữ nguyên, không lật ngửa bàn tay chứng tỏ chưa bao giờ quan hệ tình dục trên 2 người rất nhiều
Học hành thôi ai quan tâm "ấy ấy"
Trước đề nghị hãy ngửa bàn tay nếu đã quan hệ tình dục với trên 2 người, gần như ai cũng "chối bay chối biến". Theo quan điểm của số đông các bạn, chuyện bây giờ phải là lo học, lo kiếm tiền để sinh hoạt chứ thời gian đâu mà nghĩ đến mấy chuyện "xa vời" đó. Đúng là trường nhà người ta mà!
Khó lắm mới có 1 bạn trẻ duy nhất ngửa bàn tay đây!
Thiết kế: Thuỷ Tiên - Clip: Kingpro
7 năm yêu đều dùng thuốc ngừa thai, cô gái bị đá vì sợ vô sinh Ngày nay, việc các cặp đôi yêu nhau cùng quan điểm "ăn cơm trước kẻng" đã thoáng hơn xưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lựa chọn phương pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh có thai ngoài ý muốn khi quan hệ. Câu chuyện được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn...