Bái Phật và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của non thiêng Yên Tử
Danh sơn Yên Tử nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách vịnh Hạ Long khoảng 50km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 110km.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong di tích Yên Tử. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Danh sơn Yên Tử nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách vịnh Hạ Long khoảng 50km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 110km.
Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ, yên tĩnh của núi rừng hòa quyện với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống chùa, tháp và cõi Thiền.
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, khoác áo cà sa tu hành và thành lập một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là Thiền phái Trúc Lâm.
Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn tại ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần-Lê phía dưới những ngôi chùa được phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành… với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo và sáng tạo.
Thiền phái Trúc Lâm đã hội tụ đầy đủ những tinh thần của Phật giáo, nhưng vẫn chứa đựng được những nét độc đáo của Việt Nam.
Vì vậy, Yên Tử cũng được xem là kinh đô Phật giáo Việt Nam. Từ Yên Tử giáo lý Trúc Lâm phát triển rộng ra khắp vùng Đông Bắc, hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ đã được dựng lên, trong đó có những chùa nổi tiếng như Quỳnh Lâm, Côn Sơn, Thanh Mai…
Video đang HOT
Sang đến thời Lê, thời Nguyễn, Yên Tử vẫn là trung tâm của Phật giáo Việt Nam và được vua quan các triều đại quan tâm tôn tạo sửa chữa nên khu di tích Yên Tử là sự kết tinh, sự hội tụ của nền văn hóa dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại.
Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hòa với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, chùa, tháp.
Nơi đây có hàng trăm am, tháp mộ các thiền sư, tượng đá thiên tạo, bia phật và đặc biệt là hang đá Bảo Sái nơi Thiền tổ Trần Nhân Tông ngồi thiền và viên tịnh ngày 1/1/1308. Hệ thống chùa, am tháp ở Yên Tử tập trung trên sườn núi phía đông của ngọn núi.
Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vỹ đại ở thế kỷ XX, Yên Tử là căn cứ địa cách mạng, nơi bộ đội luyện quân, là vọng gác canh bầu trời Việt Nam.
Không kể Chùa Bí Thượng ở chân dốc Đỏ, chùa C ẩm Thực ở Uông Bí, chùa Lân ở thôn Nam Mẫu thì đường lên Yên Tử sẽ qua một hành trình như sau: Chùa Giải Oan-Hoa Yên-Cổng Trời, tiếp đó là chùa Phổ Đà, chùa Bảo Sái và toạ lạc ở điểm cao nhất của dãy Yên Tử là ngôi chùa Đồng.
Có thể kể đến một số địa điểm và kiến trúc Phật giáo chính ở Yên Tử như Chùa Bí Thượng, Chùa Cầm Thực, Chùa Lân, Chùa Giải Oan, Chùa Hoa Yên, Chùa Bảo Sái, Chùa Đồng…
Những giá trị lịch sử-văn hóa đặc biệt của khu di tích đã đưa Yên Tử trở thành một chốn thiêng trong đời sống tinh thần của người Việt.
Để khẳng định giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết đinh số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012).
Đông đảo du khách thập phương chảy hội Yên Tử trong ngày khai hội. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Trong nhiều năm qua, Quần thể du lịch tâm linh vùng núi Yên Tử đã liên tục được bảo tồn, tôn tạo và xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương về đất phật trong mỗi dịp đầu Xuân.
Về Yên Tử, ta về với núi rừng vùng Đông-bắc Việt Nam. Rừng núi điệp trùng, muôn dải núi đều chầu về Yên Tử, ngọn núi cao (1.068 mét) rừng đại ngàn che phủ, cây mọc chênh vênh trên vách đá, thấp thoáng tháp chùa cổ kính rêu phong, thác đổ, suối reo…, đẹp như những bức tranh thủy mạc.
Về Yên Tử, lên ngọn núi xưa có nhiều tên gọi: Tượng Sơn (Núi Voi), Bạch Vân Sơn ( Núi Mây Trắng), Phù Vân Sơn ( Núi Mây Nổi), Linh Sơn (Núi Thiêng), An Tử…, đỉnh núi còn lưu dấu tích kiến tạo vỏ trái đất cách đây khoảng 10 triệu năm, trong núi có mỏ than rất lớn.
Rừng tự nhiên lưu giữ nhiều nguồn gene động vật và thực vật: trong 206 loài động vật có xương sống ở đây, có hơn 20 loài quý hiếm ghi danh trong Sách đỏ Việt Nam như sóc bay lớn, voọc mũi hếch, ếch ang, ếch gai, thằn lằn cá sấu….
Còn trong số 830 loài thực vật, có 38 loài đặc hữu quý hiếm như táu mật, lim xanh, lát hoa, thông tre, la hán rừng, vù hương, kim giao…
Đến đây còn được chiêm ngưỡng những hàng tùng, cây đại, vườn cây ăn quả được người xưa trồng đã hơn bảy trăm năm, rừng trúc bạt ngàn, vạt mai vàng xuộm, khóm cúc hoa nở rộ trước sân chùa. Sau mỗi cơn mưa, cầu vồng thường hiện trên dòng suối. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi bốn mùa.
Về Yên Tử, nơi Trời-Đất-Con Người hòa đồng thành một thể, du khách được đi trên những nẻo đường người xưa đã từng đi, tự nâng mình lên sau mỗi bước “thượng sơn,” thu vào mắt cả giang sơn, vũ trụ./.
Gia Khánh
Theo vietnamplus.vn
Về gặp rêu phong
Một ngày về làng Cựu vùng Phú Xuyên, tôi nằm nghe chim chóc chuyền cành. Tiếng cựa mình của những nhánh hoa đủ cho lòng tôi thư thái. Bình yên lặng lẽ quá và thanh khiết quá.
Du khách tham quan làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên.
Những ngôi nhà nhiều tuổi nằm thách thức thời gian bên những gốc cổ thụ. Ngay cả con ngõ rêu phong, nho nhỏ, nghiêng nghiêng cũng dội về bao nhiêu ký ức. Lòng chợt rộn lên, reo vui như yêu thương thuở nào. Thời niên thiếu vẫn cùng chơi đùa giữa những con ngõ miên man hàng rào râm bụt, với những bức tường xanh rêu êm đềm cũ kỹ. Anh bạn tôi nói thấy thèm những giây phút này, thèm những con ngõ rêu phong, những căn nhà cổ kính, những di tích đã tích tụ nhiều thập niên mưa nắng dãi dầu và chứng kiến biết bao đổi thay của người dân địa phương.
Không ít di tích cổ ngày ngày bị "đốn hạ" bởi bàn tay con người. Nghĩ ra thấy may cho làng mình, những con ngõ vẫn còn phần nào nguyên vẹn. Cả mái đình cong vút, những điệu dân ca nồng nàn, cả đoạn sông hiền hòa chưa ô nhiễm. Cả vạt cỏ ven đê mềm mại nâng niu những đôi chân tuổi thơ thả diều... đều gợi cho tôi niềm tự hào. Tôi rất sợ một ngày nào đó, ngước mắt lên trời chỉ thấy những dãy nhà cao vút, những khối bê-tông lạnh lùng che khuất cả tầm nhìn. Và khi đó, mỗi người đều bị đóng khung bởi bê-tông, cốt thép. Mỗi đứa trẻ sinh ra không còn được may mắn trải nghiệm sự hồn nhiên, ngây thơ của mình trong cảnh yên bình, thầm lặng và vạm vỡ, không còn được tắm gội trong dòng nước mát trong và ngắm vầng trăng tròn như cổ tích mỗi dịp đêm rằm.
Và khi đó, con người bị lạc lõng sống, thậm chí là vô cảm bên các phương tiện kỹ thuật cao, các cỗ máy lạnh lùng và chẳng bao giờ được hít thở bầu không khí thật sự thoáng đãng. Tôi sợ điều đó. Anh bạn tôi cũng lo lắng cho không gian làng mình, khi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra chóng mặt. Những gốc cau bị đốn hạ, những bức tường rêu bị đập bỏ và một đại công trường xuất hiện bụi mù mịt. Chúng ta vẫn thấy có những bàn tay hủy diệt môi trường.
Chúng ta cũng thấy có những bàn tay yêu thương, vuốt ve, gìn giữ. Chúng ta có những con người đang chống lại sự biến mất của cổ kính, họ đang nhiệt tình chiến đấu để bảo vệ niềm đam mê và khát vọng của mình. Đó là cuộc giằng co khắc nghiệt. Sau cùng cái rêu phong cổ kính vẫn bị tổn hại, dính những vết thương không bao giờ lành. Nguy cơ sẽ không còn hiện diện trên thế gian này. Bởi thế, trong những năm tháng này, tôi đã dành nhiều thời gian cho những chuyến trở về, khám phá để lưu giữ những cái rêu phong đó thành một kho ảnh để ngắm nhìn, gìn giữ và thầm ước chúng cứ tồn tại mãi thế với con người. Nhưng đó là điều không thể...
Làng tôi cách làng Cựu không xa. Trong không gian tưởng như xưa cũ đến vài chục năm so với các ngôi làng bên cạnh, tôi thấy người làng mình giữ được một khối tài sản vô giá. Ôi yêu sao những nụ cười trẻ thơ chơi chuyền chơi chắt, để nhành nắng nhảy nhót cổ vũ cho các em thêm hồn nhiên. Ôi thân thương làm sao, các cụ già râu tóc bạc phơ, hóng mát dưới bóng cây, bên con ngõ hiền hòa, trò chuyện về nhân tình thế thái và truyền dạy con cháu điều hay lẽ phải. Anh bạn tôi thấy thèm quá đỗi cuộc sống như thế.
Chúng tôi buông mình lên triền đê và mang cần đi câu cá, nhâm nhi khoảng thời gian hiếm hoi này. Câu cá trong mầu trời tím, trong gió chiều mơn man, trong khoảnh khắc cá cắn câu vui thú rộn lòng. Buổi tối hôm đó, chúng tôi tự thưởng cho mình món cá rán thơm phức. Chúc mừng thành quả của một chiều vui. Chúc mừng dòng sông vẫn còn giữ được những hoài niệm trong sự oằn mình trở giấc của thời công nghiệp hóa.
Gặp và chúc mừng cho rêu phong cổ kính của làng, còn gìn giữ biết bao dấu yêu mà bao lớp người quê tôi luôn nhớ và hướng về. Kìa gió, kìa trăng, như cũng muốn trò chuyện với rêu phong.
Nguyễn Văn Học
Theo nhandan.com.vn
Không chỉ có Phượng Hoàng cổ trấn, ở Trung Quốc còn có cổ trấn Châu Trang đẹp "không góc chết" Cuối tháng 10, đầu tháng 11 đang là lúc mùa thu quyến rũ nhất ở cổ trấn Châu Trang - nơi được mệnh danh là "Venice phương Đông" này. Châu Trang là một thị trấn cổ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, cách Thượng Hải khoảng 1 giờ xe chạy. Trấn cổ này chỉ có khoảng 20.000 người dân với nếp sống bình...