Bài phát biểu lịch sử của Thủ tướng Abe trước Quốc hội Mỹ
Trong bài phát biểu lịch sử tại Quốc hội Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 29/4 bày tỏ “hối tiếc sâu sắc” về các hành động của Nhật Bản đối với các nước láng giềng châu Á trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Thủ tướng Abe phát biểu trước quốc hội Mỹ (Ảnh: AFP)
Thủ tướng Abe thừa nhận rằng các hành động của Nhật Bản “đã mang tới nỗi khổ” cho người dân ở các quốc gia châu Á trước và trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ II. Tuy nhiên, trong bài phát biểu này, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã không gửi lời xin lỗi tới các nạn nhân.
“Lịch sử rất khắc nghiệt. Cái gì đã làm không thể sửa lại được. Từ sâu thẳm trong tim, tôi luôn nguyện cầu cho các nạn nhân. Tôi xin được thay mặt cho đất nước và người dân Nhật Bản bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc tới toàn bộ người Mỹ đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2″, Thủ tướng Abe nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng nói rằng ông ghi nhận giá trị những lời xin lỗi trước đây của các tiền nhiệm trong đó có phát biểu lịch sử năm 1995 của cựu Thủ tướng Tomiichi Murayama.
Thủ tướng Abe cho biết chính phủ của ông chia sẻ quan điểm của những người tiền nhiệm nhưng ông sẽ không sử dụng những từ ngữ như vậy trong bài phát biểu của mình về các vấn đề lịch sử.
Video đang HOT
“Phụ nhữ luôn là những người chịu khổ nhiều nhất trong các cuộc xung đột vũ trang. Tới thời điểm hiện tại, chúng ta đã nhận ra rằng thế giới đã phát triển tới giai đoạn người phụ nữ cuối cùng cũng được giải phóng khỏi những hạn chế”, Thủ tướng Abe cho biết thêm.
Cũng trong bài phát biểu, Thủ tướng Abe đã nhắc tới quá trình đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Nhật Bản và Mỹ. Ông cho rằng: “Hãy cùng chốt lại quá trình đàm phán TPP. Chúng ta đã ở rất gần mục tiêu này”.
Vể những hoạt động thời gian qua của Trung Quốc tại Biển Đông, Thủ tướng Abe cho rằng những tuyên bố về chủ quyền cần được đưa ra dựa theo luật pháp quốc tế và các nước liên quan cần giải quyết tranh chấp thông qua những biện pháp hòa bình.
“Với các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo ở châu Âu, tôi cho rằng chúng ta cần giải quyết vấn đề dựa trên ba nguyên tắc. Đầu tiên, các quốc gia cần đưa ra những tuyên bố khẳng định chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ hai, các quốc gia không được sử dụng vũ lực hay những tuyên bố đe dọa để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền. Cuối cùng, chúng ta cần phải giải quyết mọi tranh chấp thông qua những biện pháp hòa bình”, Thủ tướng Abe nhấn mạnh.
Anh Hiển
Theo Dantri/ AFP, BBC
TT Indonesia: Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho hay các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông "không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế", tờ Yomiuri của Nhật Bản đưa tin.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Ảnh: SMH)
Các bình luận trên của ông Widodo được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải ngày 22/3, ngay trước thăm của ông tới Nhật Bản và Trung Quốc trong tuần này. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Widodo, người nhậm chức hồi tháng 10 năm ngoái, đưa ra quan điểm về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Indonesia, quốc gia lớn nhất trong khối Đông Nam Á, từ lâu đã trở thành bên trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
"Chúng ta cần hòa bình và sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều quan trọng là có sự ổn định về an ninh và chính trị để tăng cường phát triển kinh tế", tờ Yomiuri dẫn lời ông Widodo trong bài phỏng vấn phiên bản tiếng Anh được đăng tải hôm nay 23/3.
"Vì vậy chúng tôi ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông cũng như đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN", nhà lãnh đạo Indonesia nói thêm.
Tổng thống Widodo cũng xác nhận rằng ông và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng, có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác với quân đội Nhật Bản, các hoạt động cứu hộ và tìm kiếm, hỗ trợ nhân đạo và an ninh mạng, tờ Yomiuri đưa tin.
Nhật Bản đã tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Nhật Bản cũng vướng vào tranh chấp lãnh thổ với trung Quốc ở Hoa Đông vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tổng thống Widodo cho hay ông hi vọng sẽ thảo luận hợp tác hàng hải với cảnh sát biển Nhật Bản "vì Nhật Bản có kinh nghiệm tốt trong việc quản lý vùng biển", tờ Yomiuri cho biết thêm.
Ông Widodo hôm nay sẽ bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản. Sau đó, ông sẽ tới thăm Trung Quốc.
Indonesia và Trung Quốc có mối quan hệ quân sự phát triển hơn và Jakarta đã mua các tên lửa cũng như các thiết bị quân sự khác do Trung Quốc chế tạo.
An Bình
Theo Dantri
Tranh cãi quanh bằng chứng khẳng định chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư Trung Quốc và Nhật Bản lại xảy ra tranh cãi về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điều Ngư sau khi Nhật Bản công bố bằng chứng mới cho thấy quần đảo thuộc chủ quyền nước này... Tờ Thời báo Nhật Bản ngày 17-3 cho biết, Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa công bố trên trang web của mình một bản đồ trong...