Bài học về việc chi tiêu mất kiểm soát sau cú shock mất mẹ của cô sinh viên năm tư ngành Y
Con người sẽ luôn rơi vào khủng hoảng sau khi những người thân yêu nhất qua đời và mất một thời gian để có thể chữa lành tâm hồn.
Soraya Joseph đã mất 1 năm để có thể vực dậy bản thân và cân bằng lại tài chính sau khi chi tiêu mất kiểm soát suốt thời gian này.
Mẹ của Soraya Joseph được phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 khi cô bắt đầu năm học thứ 4 tại trường Y. Để có thời gian chăm sóc mẹ, cô đã xin bảo lưu chương trình học, 6 tháng sau mẹ cô mất.
Người mẹ thân yêu nhất ra đi vĩnh viễn khiến cô chới với, không thể tìm cách trở về cuộc sống trước kia và trong thời gian khủng hoảng này, cô đã đưa ra hàng loạt quyết định bốc đồng để quên đi nỗi đau mà cô đang phải chịu đựng khi mất đi người thân. Một trong số đó chính là việc bội chi.
Soraya Joseph không phải là người duy nhất bội chi khi gặp chuyện đau buồn. Trong một cuộc khảo sát về trải nghiệm đau buồn của WebMD, 51% trên 1000 người được hỏi cho biết họ đã có các hành vi phản ứng có hại, trong đó khoảng 23% trong số này đã chuyển sang chi tiêu quá mức để đối phó với sự mất mát của mình.
Mất đi người thân là một nỗi đau rất lớn và đa phần chúng ta khó có thể trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian ngắn. Ảnh minh họa
Sau khi xem lại sao kê từ ngân hàng cho việc chi tiêu trong 1 năm sau khi mẹ mất, Soraya Joseph nhận ra rằng cô đã chi chủ yếu vào quần áo, túi xách, giày dép – thậm chí cả những món đồ mà cô chẳng mặc tới vì màu sắc quá “ngớ ngẩn” hay không đúng size mà cô mong muốn, những cây giống ngoại lai hiếm – chỉ phù hợp trồng ở khu vực nhiệt đới trong khi cô lại ở đất nước ôn đới – tất nhiên, những cây này đều đã chết sau đó. …
23% trong số này đã chuyển sang chi tiêu quá mức khi gặp những mất mát không thể bù đắp trong cuộc sống. Ảnh minh họa
Nhưng bù lại, cô cũng đã gặp bác sĩ tâm lý để chia sẻ những lo lắng, đau buồn của mình và chính bác sĩ là người đã hướng dẫn và giúp đỡ cô bước ra khỏi bóng đen tâm lý.
Video đang HOT
Ngoài ra, cô có đăng ký tham gia một lớp học làm gốm – cô được học bằng đôi tay của mình, giúp cô sáng tạo, kiên nhẫn và làm quen với những người bạn mới.
Một lớp học về các loại rượu giúp cô biết cách phân biệt các vị rượu, cách sản xuất rượu và cách nếm rượu. Học những kỹ năng mới mà cô có thể tận hưởng trong suốt quãng đời còn lại của mình với một mức giá khiêm tốn.
Cô cũng dành thời gian đọc những cuốn sách viết về nỗi buồn – chúng cho cô sự đồng cảm khi nghĩ rằng cũng có những người phải đối mặt với nỗi đau và mất mát như cô và chỉ cho cô cách bước đến ánh sáng phía cuối đường hầm.
Sau khi ý thức được tình hình, Soraya Joseph đã tìm hiểu kỹ bảng sao kê ngân hàng để kiểm tra xem mình chi tiêu những gì.
Ngay khi nhận ra việc mình đã mua sắm quá nhiều, cô đã bỏ theo dõi các tài khoản Instagram khuyến khích chi tiêu (những người có ảnh hưởng hoặc tài khoản trang trí nhà) và hủy đăng ký nhận email tiếp thị từ các thương hiệu yêu thích, đã giúp cô không mua sắm trực tuyến chỉ vì biết sắp có một đợt giảm giá mới.
Hãy học cách “cai nghiện” mua sắm bằng những bước đầu tiên: bỏ theo dõi và đăng ký với những tài khoản khuyến khích chi tiêu. Ảnh minh họa
Bây giờ khi cô muốn mua sắm, cô sẽ dừng lại và xem mình đang cảm thấy thế nào. Nếu buồn, cô sẽ đi dạo hoặc gọi điện cho một người bạn. Điều này giúp thiết lập lại tư duy và giúp cô suy nghĩ rõ ràng hơn, có thể sau đó cô sẽ không còn muốn mua sắm như trước nữa.
Đi dạo hay gọi điện tâm sự với người thân quen sẽ giúp bạn bớt buồn hơn và quên đi cơn nghiện mua sắm. Ảnh minh họa
Quan trọng nhất là bạn phải có lòng trắc ẩn với chính mình. Nếu bạn đang chuyển sang bội chi vì nỗi đau khi mất người thân, hãy hiểu rằng bạn đã trải qua một sự kiện đau buồn, thay đổi cuộc sống. Đừng tự trách mình khi có các cơ chế ứng phó không lành mạnh.
Thay vào đó, hãy cố gắng nhận ra rằng chúng không lành mạnh và lập kế hoạch để thay đổi hành vi của mình hoặc chuyển hướng năng lượng của bạn sang các hoạt động tích cực hơn.
Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình và các bác sĩ tâm lý. Nỗi đau buồn không thể thuyên giảm trong một sớm một chiều. Phải mất một thời gian dài và rất nhiều việc để cảm thấy tốt hơn. Nhưng tất cả rồi sẽ qua. Ảnh minh họa
4 bệnh ung thư gây đau đớn nhất
Căn bệnh ung thư thường khiến người mắc phải đau đớn, các triệu chứng này thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí ung thư và nguyên nhân chính xác.
Thống kê có khoảng hơn 100 bệnh ung thư khác, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện đầu tiên trong cơ thể. Dưới đây là 4 loại ung thư gây đau đớn nhiều nhất và tại sao chúng lại đau nhiều như vậy.
Ung thư dạ dày
Hiện là loại ung thư được phát hiện phổ biến thứ 5 trên toàn thế giới, với gần một triệu trường hợp mới được chẩn đoán hàng năm. Ung thư dạ dày thường trở nên đặc biệt đau đớn vì phát triển âm thầm.
Hầu hết những người bị ung thư dạ dày sẽ chỉ phát hiện ra bệnh sau khi ung thư đã di căn qua nơi phát sinh của nó. Các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể bao gồm đau bụng, sụt cân và ợ chua, nặng hơn có thể khác nhau về mức độ đau và tổn thương mà chúng gây ra, tùy thuộc vào nơi nó lây lan.
Thông thường, ung thư hay di căn đến ruột, dẫn đến tắc ruột và có thể phải phẫu thuật để giảm bớt.
Ung thư dạ dày vẫn nằm trong số những bệnh gây tử vong cao nhất.
Ung thư tuyến tụy
Một loại khác di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể mà ít được cảnh báo đó là ung thư tuyến tụy. Nó được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng" vì nó luôn gây tử vong khi đã đến giai đoạn di căn, tiến triển.
Về mặt lý thuyết, nó có thể lây lan đến bất cứ cơ quan nào, tuy nhiên nó thường lây lan đến xương và các hạch bạch huyết. Và nguồn gây đau phổ biến nhất ở những bệnh nhân này đến từ các xương gần tuyến tiền liệt, chẳng hạn như xương chậu, hông và cột sống dưới.
Căn bệnh ung thư hoành hành, để lại những cơn đau nhức, âm ỉ hoặc tê buốt khiến việc đi lại trở nên khó khăn.
Ung thư tuyến tiền liệt cũng là một trong những loại có nhiều khả năng gây ra tình trạng gọi là chèn ép tủy sống di căn. Trong những trường hợp này, khối u lồi lên gây áp lực lớn lên tủy sống, nếu không được điều trị thường dẫn đến đau thắt lưng dữ dội và ngày càng trầm trọng hơn, người gặp khó đi vệ sinh, tê và ngứa ran khắp cơ thể.
Ung thư vú
Trong khi các khối u ung thư vú hiếm khi rất đau đớn, thì các trường hợp nặng thường di căn đến hệ thần kinh. Các khối u này có thể làm hỏng các dây thần kinh và gây ra các cơn đau thần kinh dữ dội kéo dài.
Nhiều bệnh ung thư và các phương pháp điều trị thông thường như hóa trị có thể gây ra loại tổn thương thần kinh này. Ước tính 40% các cơn đau do ung thư có bản chất là từ vấn đề hệ thần kinh.
Một bệnh nhân bị đau thần kinh được phỏng vấn cho một nghiên cứu năm 2009 trên tạp chí The BMJ cho biết: "Cố gắng giải thích cơn đau rất khó, nó giống như hàng trăm mũi kim trong đầu tôi. Cuối cùng tôi đã cố gắng liên hệ nó với những nỗi đau khác mà tôi đã phải chịu đựng trong suốt cuộc đời. Ví dụ, viêm tai nặng nhất, đau nửa đầu rất nặng, viêm amidan. Nếu bạn có thể tưởng tượng tất cả nỗi đau này trong một vụ nổ thì nó là đúng, thậm chí có thể tồi tệ hơn. "
Ung thư não
Tương tự, các khối u trong não hiếm khi gây đau, phần lớn là do bản thân não không có cơ quan tiếp nhận cảm giác đau. Nhưng chúng có thể đè lên các mạch máu hoặc dây thần kinh bao quanh não và tăng dần áp lực.
Điều này thường dẫn đến những cơn đau đầu dai dẳng, có thể đau nhói và không đáp ứng với thuốc giảm đau cho khoảng 50% số người bị. Các khối u não, ngay cả khi lành tính, cũng có thể gây viêm màng não hoặc đau thần kinh do đè lên tủy sống gần đó.
Cô gái giả làm y tá 9 năm để được chăm sóc người mẹ từng bỏ rơi mình Vì không có đủ điều kiện nuôi dưỡng hay có những lý do bất khả kháng, đôi khi những người làm cha, mẹ đành lòng phải bỏ lại con cho người khác nuôi. Không phải đứa con nào cũng có thể thấu hiểu nỗi khổ tâm đó để yêu thương, tha thứ cho cha mẹ ruột. Tuy nhiên, nhân vật trong câu chuyện...