Bài học sống từ những người hấp hối
Covid-19 khiến nhiều bệnh nhân không thể ở bên người thân yêu trong phút cuối đời. Đó là điều đau đớn nhất, theo nữ y tá Janie Brown.
Y tá Janie Brown, sống tại Vancouver, hỗ trợ bệnh nhân ung thư và người nhà của họ trong suốt 30 năm. Cha bà cũng qua đời 25 năm trước do bệnh ung thư, nhưng phải đến khi đại dịch xảy ra, nữ y tá mới cảm thấy mình may mắn khi được từ biệt cha theo cách bình thường. Trong những ngày cuối đời, ông vẫn được ở bên vợ và các con cháu. Không ai phải đeo khẩu trang, không giãn cách và không sợ hãi. Cha bà đã chấp nhận thực tế và rất dũng cảm.
Trong suốt 13 tuần cuối của người cha, gia đình Brown có một khoảng thời gian quây quần bên nhau, với niềm vui xen giữa nỗi buồn. Những kỷ niệm dù được kể đi kể lại vẫn mang lại sự thích thú. Dù thương nhớ cha rất nhiều, đối với y tá Brown, ký ức về ngày mất của ông không tới mức đau khổ và dày xéo.
Tuy nhiên, từ khi Covid-19 hoành hành, nhiều bệnh nhân ung thư phải từ giã cõi đời trong nỗi đau sâu sắc. Hàng nghìn người đã chết mà không có người thân bên cạnh trong các cơ sở dưỡng lão, bệnh viện, nhà tế bần do các quy định hạn chế người tới thăm.
Y tá Janie Brown. Ảnh: Telegraph
Theo Brown, đám tang của cha bà có rất nhiều người đến dự. Họ dành cho nhau những cái ôm, cái bắt tay và lời thì thầm an ủi. Họ hát vang ca khúc mà người cha quá cố yêu thích. Cho đến bây giờ, khi xem lại đoạn băng ghi lại cảnh tang lễ, gia đình bà vẫn cảm nhận được sức mạnh và sự trấn an từ những người đã đến tiễn cha về nơi an nghỉ.
Video đang HOT
Vậy mà trong một năm qua, hàng nghìn gia đình không thể trực tiếp tổ chức đám tang cho người thân. Họ phải nhờ đến dịch vụ tang lễ và theo dõi qua mạng. Không có ai cất lên tiếng hát, không có những chiếc ôm và cũng chẳng còn những câu chuyện hoài niệm. Họ bị tước đi cơ hội để an ủi, tụ họp, đánh dấu sự ra đi của một người.
Suốt 30 năm sự nghiệp của mình, y tá Brown đã giúp nhiều gia đình đối mặt với nỗi sợ và sự mất mát, biến ngày cuối cùng bên nhau của họ trở nên ý nghĩa và chuẩn bị cho bệnh nhân ra đi thanh thản. “Bước ngoặt trong sự nghiệp xảy ra khi tôi còn là sinh viên điều dưỡng ở Edinburgh. Tôi được chỉ định chăm sóc cho ông Steven, một người đàn ông khoảng 40 tuổi mắc bệnh bạch cầu. Phòng bệnh tối hôm đó rất bận rộn nên vị sơ không thể hướng dẫn cho tôi cách nói chuyện với người đang hấp hối”, bà Brown kể lại.
Bà lắng nghe người đàn ông giãi bày những lỗi lầm trong quá khứ, về việc ông bỏ mặc vợ và các con. Ban đầu, Brown cảm thấy bối rối những khoảng cách giữa hai người dần thu hẹp. “Tôi nhận ra bản thân không có trách nhiệm phải xua đi nỗi buồn của người bệnh, mà là chỗ dựa để họ trải lòng. Tôi ít khi cất tiếng mà để ông Steven nói ra hết những tâm sự cho đến khi không còn gì để nói. Lúc này, chúng tôi đều đã hiểu và chấp nhận quy luật của tự nhiên, đón nhận cái chết như một điều không thể tránh khỏi và có niềm tin vào cách chúng ta ra đi như cách ta đến với thế giới này”, Brown chia sẻ.
Y tá Brown là tác giả của cuốn sách “Radical Acts of Love”, trong đó tổng hợp những cuộc đối thoại của bà với những bệnh nhân ung thư sắp mất. Cuốn sách chia sẻ 6 bài học cuộc sống, rằng:
- Sự lắng nghe của người thân, bạn bè hoặc thậm chí người lạ sẽ giúp ta chữa lành.
- Tâm sự với ai đó, người không cần đưa ra lời khuyên hay bình luận, phán xét, là liều thuốc cần thiết.
- Chuẩn bị cho sự ra đi trước khi cơn khủng hoảng ập đến là món quà quý giá nhất ta có thể cho đi.
- Can đảm nói về cái chết với người thân giúp xóa bỏ những điều luyến tiếc có thể kéo dài cả đời người.
- Xoa dịu những ký ức đau đớn khiến phút tiễn biệt trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn.
- Học cách quan tâm tới những người thân yêu vào ngày cuối đời là cử chỉ thể hiện tình yêu tuyệt đối.
Cho tới khi mọi thứ trở lại bình thường và mọi người lại có thể quây quần bên nhau, bà Brown hi vọng mỗi người có thể làm cho nhau những điều nhỏ nhặt và dịu dàng bằng cách lắng nghe, để rồi nỗi đau của một năm đầy biến động sẽ phần nào vơi đi.
Canada coi cáo buộc Trump can thiệp vụ Mạnh Vãn Chu 'vô hiệu'
Công tố viên Canada cho biết cáo buộc Trump can thiệp phiên tòa dẫn độ giám đốc tài chính Huawei không còn giá trị vì ông đã mãn nhiệm.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bị nhóm luật sư bào chữa cho Mạnh Vãn Chu cáo buộc "làm tổn hại đến tính công bằng" của quy trình dẫn độ sau khi ông tuyên bố sẽ "can thiệp" vào vụ kiện nếu nó phục vụ lợi ích an ninh quốc gia hoặc giúp hoàn tất thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tuyên bố được Trump đưa ra 10 ngày sau khi Mạnh Vãn Chu bị bắt, khi ông còn là tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, trong tài liệu nộp trước phiên điều trần dự kiến diễn ra vào tháng 3, các công tố viên Canada cho biết cáo buộc của nhóm luật sư bào chữa cho Mạnh Vãn Chu "không còn giá trị".
"Lập luận này dựa trên các sự kiện bao gồm tuyên bố của một cựu tổng thống về khả năng can thiệp vụ kiện, vốn chưa từng xảy ra, với mục đích là thỏa thuận thương mại đã được đàm phán thành công từ lâu. Những điều này không tác động đến các thủ tục tố tụng trong quá khứ, hiện tại và tương lai", tài liệu cho biết.
Phát ngôn viên của Huawei chưa bình luận về thông tin.
Giám dốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu rời nhà tới dự phiên điều trần tại tòa ở Vancouver, British Columbia, Canada, tháng 11/2020. Ảnh: R euters .
Mạnh Vãn Chu bị quản thúc tại gia ở Vancouver, Canada, sau khi bị bắt hồi tháng 12/2018 và đang dự phiên xử dẫn độ về Mỹ tại Tòa án Tối cao British Columbia.
Giám đốc tài chính Huawei sẽ hầu tòa hôm 1/3 trong giai đoạn cuối của phiên điều trần dẫn độ, dự kiến kết thúc vào tháng 5. Phiên điều trần về thủ tục hành chính cho phiên tòa sẽ diễn ra ngày 19/2.
Mạnh Vãn Chu đang đối mặt với cáo buộc lừa dối ngân hàng HSBC tại Mỹ, khiến ngân hàng này hiểu lầm về giao dịch kinh doanh của Huawei tại Iran và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Vụ bắt Mạnh Vãn Chu khiến quan hệ Canada - Trung Quốc rơi vào căng thẳng. Trung Quốc sau đó bắt hai công dân Canada và truy tố họ theo tội danh về an ninh quốc gia.
Cành mai vàng của Tết Việt kiều ở Canada Cành mai vàng Forsythia đã giúp không khí Tết cổ truyền ngập tràn gia đình Anh Thi, dù đang đón năm mới cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Như nhiều người Việt tại Canada, gia đình anh Nguyễn Đăng Anh Thi ở Vancouver phải đón Tết cổ truyền giữa lúc phải giãn cách xã hội vì Covid-19. Nhưng nhờ vậy, anh và...