Bài học ’sống chung với lũ’ từ ổ dịch Bắc Kinh
Người Bắc Kinh tưởng đã được thở phào khi không ghi nhận ca lây nhiễm nCoV nào trong cộng đồng suốt 56 ngày, cho đến khi “quả bom” phát nổ.
“Quả bom” đó bùng nổ hôm 12/6 từ Tân Phát Địa, một trong những chợ đầu mối lớn nhất châu Á, cung cấp thực phẩm cho gần như cả thành phố 21 triệu dân này. Từ vài ca nhiễm nCoV được phát hiện, Bắc Kinh đã ghi nhận 158 trường hợp dương tính với virus trong vài ngày gần đây.
Từ một nơi được coi là an toàn hàng đầu tại Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất nước này, cho thấy bài học cay đắng rằng Covid-19 có thể quay trở lại “phản kích” quốc gia đã tuyên bố chiến thắng dịch bệnh.
Bắc Kinh đã phải tái áp đặt một số biện pháp hạn chế đã được sử dụng trên toàn quốc vào đầu năm nay để kiềm chế làn sóng lây nhiễm đầu tiên. Các hãng hàng không hủy hơn 1.200 chuyến bay. Trường học đóng cửa. Một số khu phố bị phong tỏa, người dân bị mắc kẹt phàn nàn về việc giao thực phẩm hạn chế. Nhân viên y tế xét nghiệm hàng chục nghìn cư dân.
Nhân viên y tế giơ biển để hỗ trợ người sống gần hoặc từng đến chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh ngày 17/6. Ảnh: AFP.
“Nếu chỉ nhìn vào số ca nhiễm mới thì chúng vẫn còn tương đối thấp”, Yanzhong Huang, chuyên gia về y tế Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói. Tổng số 158 ca nhiễm Bắc Kinh ghi nhận trong vài ngày gần đây thấp hơn nhiều so với những gì Vũ Hán từng trải qua.
“Tôi đã nói rằng những đợt bùng phát mới như thế này sẽ là điều bình thường mới trong nhiều tháng tới. Tuy nhiên, đây là Bắc Kinh – trung tâm chính trị và kinh tế, vì vậy nó có ý nghĩa biểu tượng”.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất hứng “gáo nước lạnh” từ các đợt tái bùng phát của Covid-19. Đầu năm nay, Singapore được coi là hình mẫu trong khống chế dịch, cho đến khi virus lây lan chóng mặt trong các ký túc xá của lao động nhập cư, khiến hàng trăm ca nhiễm mới được báo cáo mỗi ngày. Hàn Quốc đã sớm thành công trong việc kiềm chế virus mặc dù không cần phong tỏa chặt chẽ. Nhưng hai tuần qua, tình trạng lây nhiễm tăng trở lại khi người dân bắt đầu lơi lỏng giãn cách xã hội.
New Zealand hôm 16/6 ghi nhận hai ca nhiễm mới là hai phụ nữ gần đây đến từ Anh, chỉ vài ngày sau khi chính phủ tuyên bố “sạch bóng” nCoV. Hai người này đã gặp một số bạn bè trước khi được phát hiện nhiễm virus. Tại Mỹ, ba bang tích cực mở cửa kinh tế, gồm Arizona, Florida và Texas, đều báo cáo mức tăng ca nhiễm mới cao kỷ lục hôm 16/6.
Video đang HOT
Đối với người dân Bắc Kinh, dịch bệnh là một lời nhắc nhở rằng ngay cả ở Trung Quốc, nước có hàng loạt công cụ giám sát công nghệ cao, nCoV vẫn có thể tái xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày, khiến giới chức phải áp đặt những hạn chế mới.
Một số người ở Bắc Kinh lo lắng những khó khăn họ mới vượt qua vào mùa xuân có thể trở lại vào mùa hè. “Tôi cảm thấy tình hình dịch bệnh giờ quá đáng lo ngại, tôi sợ rằng nó sẽ còn trở nên tồi tệ hơn”, Bao Gengxin, học sinh trung học 19 tuổi, nói khi đợi một chuyến tàu rời khỏi Bắc Kinh ngày 17/6.
Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ mô tả tình hình “rất nghiêm trọng”. “Điều này rung lên hồi chuông cảnh báo với chúng ta”, ông nói trong một cuộc họp.
Phương tiện vẫn lưu thông trên đường phố Bắc Kinh mặc dù có vẻ ít hơn bình thường, người dân dường như chấp nhận thực tế thay vì hoảng loạn. Các nhà hàng vẫn mở cửa, nhưng chính phủ đã ra lệnh cho họ khử trùng và kiểm tra nhân viên.
Nhưng việc Bắc Kinh hủy tới 1.200 chuyến bay cho thấy những kế hoạch được vạch ra từ lâu, như đi du lịch, ra nước ngoài du học, có thể bị đảo lộn do các hạn chế mới vì nCoV “hồi sinh”, doanh nhân Zhao Gang cho biết
“Có thể bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đi, nhưng trước khi khởi hành một số sự cố bất ngờ làm trì hoãn chuyến bay. Bạn biết làm gì đây?”, ông nói trong một video.
Tại nhà ga phía Nam Bắc Kinh, sảnh khởi hành gần như vắng tanh vào chiều 17/6 khi chính quyền yêu cầu chỉ những người có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV được phép rời khỏi thành phố. Một số tiệm thức ăn nhanh tại nhà ga và các quán ăn khác đóng cửa.
Tuy nhiên, màn hình điện tử cho thấy không chuyến nào trong số 66 chuyến tàu cao tốc tiếp theo bị hủy. Một số người chờ đợi ở sảnh quyết tâm rời thủ đô trước khi giới chức áp đặt thêm bất kỳ hạn chế nào.
“Tôi lo thành phố sẽ bị phong tỏa”, Shi Ming, sinh viên 22 tuổi, mua vé trở về quê nhà ở Sơn Đông, cho biết. “Tối qua rất căng thẳng, vì vậy tôi đã vội vã mua vé”.
Chỉ mới hai tuần trước, chính quyền thành phố đã hạ mức cảnh báo dịch bệnh, dường như tự tin rằng cuộc sống có thể trở lại bình thường.
Nhưng Cao Phúc, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho rằng virus có thể đã âm thầm lây lan trong một tháng giữa các tiểu thương và người làm việc tại chợ Tân Phát Địa, trước khi các ca nhiễm đầu tiên được báo cáo trong những ngày gần đây.
Ông Cao giải thích nhiều trường hợp mới là ca nhiễm không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khiến virus lây lan mà không bị phát hiện trong một quãng thời gian.
Hầu hết khu phố ở Bắc Kinh đã khôi phục kiểm tra thân nhiệt và hạn chế khách vào. Gần 30 khu phố gần Tân Phát Địa bị phong tỏa, cư dân bị cấm ra ngoài, ngay cả đi mua thực phẩm. Chính quyền từng áp đặt các biện pháp kiểm soát tương tự trên khắp Vũ Hán để ngăn chặn dịch bệnh vào đầu năm nay và ở cả hai thành phố, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đều gây ra nhiều phiền toái.
“Khu phố hoàn toàn bị phong tỏa, không ai biết phải làm gì”, một người viết trên Weibo, cho biết mình gặp khó khăn khi mua thực phẩm.
Việc chính quyền thành phố yêu cầu đóng cửa trường học cũng khiến các sĩ tử đang ôn thi đại học thêm lo lắng. Chính quyền cho biết họ sẽ không hoãn kỳ thi dự kiến tổ chức vào đầu tháng 7.
Chính phủ cũng cảnh báo tất cả cư dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, bất chấp thời tiết nóng bức. “Rất phiền nhiễu và khó chịu”, Chen, vũ công ngoài 20 tuổi, cho biết. “Tuy nhiên, bạn phải giữ mạng trước đã”.
Philippines quan ngại vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) lên tiếng "quan ngại sâu sắc" trước thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông, gọi đây là hành động làm tổn hại quan hệ giữa ASEAN và Bắc Kinh.
Bên ngoài tòa nhà của Bộ Ngoại giao Philippines . Ảnh Chụp từ Inquirer
Trong tuyên bố hôm 8.4, DFA nêu rõ: "Trong lúc các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông đang có đà tiến triển tích cực, điều quan trọng là phải tránh những vụ việc tương tự và cần phải dàn xếp bất đồng trên tinh thần tăng cường đối thoại và tin tưởng lẫn nhau".
DFA nhấn mạnh các bên cần phải tránh những hành vi khiêu khích tại Biển Đông, nhất là trong bối cảnh thế giới đang phải chống chọi với dịch Covid-19, theo CNN Philippines.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng bày tỏ tinh thần đoàn kết với Việt Nam, nhắc lại vụ ngư dân Philippines cũng từng bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong một vụ tương tự hồi năm ngoái. Những người gặp nạn đã được ngư dân Việt Nam cứu sống.
Một ngày trước đó, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam cũng gửi công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường liên quan đến việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 2.4.
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm . Ảnh Ngư dân cung cấp
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh bịa đặt rằng tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc, Việt Nam đã lên tiếng phản đối sự vu khống trắng trợn này.
Hành vi ngang ngược của tàu hải cảnh Trung Quốc cũng buộc Mỹ phải lên tiếng. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6.4 đã lên tiếng bày tỏ "rất quan ngại" về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Trong thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6.4, phát ngôn viên Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Vụ việc này (đâm tàu cá Việt Nam) là hành động mới nhất trong chuỗi hành động lâu dài của CHND Trung Hoa nhằm củng cố những yêu sách biển phi pháp và gây bất lợi cho các quốc gia láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông".
Thụy Miên
Bệnh nhân khỏi Covid-19 mong trở lại cuộc sống bình thường Hơn hai tháng kể từ khi Lu Ming và vợ mắc Covid-19, cuộc sống của họ vẫn chưa thể trở lại bình thường. Lu hiện cách ly ở nhà còn vợ anh Li Yue ở trong khu cách ly tập trung vì tái nhiễm virus. Li Yue (ảnh) tái nhiễm Covid-19 sau khi ra viện và hiện ở khu cách ly tập trung...