Bài học dưa hấu: “Nông dân muốn thấy vai trò nhà nước mạnh mẽ hơn”
“Tôi rất hiểu mong muốn của người nông dân là thấy được vai trò của nhà nước mạnh hơn nữa để giải quyết được tận gốc vấn đề này. Đây là vấn đề lớn liên quan đến việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp.”
Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: Bộ Công Thương)
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh bên lề cuộc “Tọa đàm về xuất khẩu nông sản, thủy sản,” do Bộ Công Thương tổ chức chiều 17/4, tại Hà Nội,.
Nhằm hiểu rõ hơn thực trạng và các giải pháp của các cơ quan chức năng trong vấn đề tiêu thụ nông lâm sản, phóng viên đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Bộ Công Thương về vấn đề này.
Thưa thứ trưởng, tại sao tình trạng ùn tắc dưa hấu, nông sản diễn ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu, vậy trách nhiệm của Bộ Công Thương như thế nào?
- Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Có thể thấy, mặt hàng dưa hấu mang tính thời vụ và rất dễ canh tác, trong khi nhu cầu của phía Trung Quốc rất lớn, cũng như đòi hỏi về quy cách phẩm chất cũng như phương thức mua bán không quá khắt khe.
Thời gian qua, để tránh việc ùn tắc, liên bộ Công Thương-Nông nghiệp đã có nhiều văn bản hướng dẫn cũng như khuyến nghị cho các địa phương có biện pháp tổ chức sản xuất, canh tác cho phù hợp, theo hướng căn cứ vào nhu cầu thị trường để cân đối cho phù hợp, ngay cả thời điểm gieo trồng, thu hoạch, vận chuyển cũng phải dựa trên thực tế của thông quan và yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng có khuyến nghị với Sở Công Thương các tỉnh hướng dẫn cho người nông dân để đảm bảo yêu cầu về phẩm chất, quy cách để tránh được lãng phí trong hoạt động thương mại với Trung Quốc. Quyết liệt hơn, bộ đã đề nghị tỉnh Lạng Sơn thành lập các tổ công tác liên ngành để tổ chức hoạt động thông quan dưa hấu nhằm tránh những bất ổn, đảm bảo hiệu quả chung.
Tuy nhiên, vẫn có một nguyên nhân là do sức hút của thị trường nên việc tổ chức sản xuất của người nông dân vẫn không đáp ứng được yêu cầu và mang tính tự phát nhiều hơn. Do vậy, các sản phẩm nông sản nói chung và dưa hấu nói riêng đưa đi tiêu thụ vẫn gặp phải ách tắc, quá tải.
Phía Bộ Công Thương cũng đang có nhiều biện pháp chấn chỉnh trong đó có việc cân đối giữa cung-cầu sản xuất và đặc biệt là cân đối giữa tiêu thụ nội địa với xuất khẩu, bởi trên thực tế thị trường nội địa cũng có nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, do sự thiếu vắng của hệ thống các doanh nghiệp và hệ thống phân phối trên thị trường nội địa với cơ sở hạ tầng thì nó đã làm yếu và khả năng tiêu thụ nội địa chậm.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cùng các khách mời tại cuộc tọa đàm về xuất khẩu nông sản (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Video đang HOT
Liệu việc tiêu thụ dưa hấu thời gian qua có phải nhờ vào lòng nhân ái của người dân không thưa thứ trưởng?
- Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Hiện các mặt hàng dưa hấu đang được bày bán rất nhiều tại siêu thị và chợ, còn việc chung tay chia sẻ của người dân là điều rất đáng quý, điều đó cho thấy sức tiêu thụ của thị trường nội địa rất lớn, nếu biết cách khai thác và phát triển sẽ là yếu tố bền vững.
Mặt khác, cần phải thấy trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cần phải làm tốt hơn nữa việc phát triển hệ thống thương mại nội địa nhất là hệ thống phân phối, lưu thông.
Việc được mùa, rớt giá liên tục được đặt ra tại các kỳ quốc hội, vậy trách nhiệm này có quá sức với liên bộ Công Thương-Tài chính không?
- Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Cần phải thấy ở đây không chỉ 2 bộ nhìn nhận và thấy trách nhiệm về vấn đề này mà Chính phủ cũng đã có chỉ đạo kiên quyết, kịp thời và cụ thể trong đó có Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, đây là biện pháp có thể khắc phục được tận gốc những vấn đề yếu kém của ngành nông nghiệp cũng như thương mại nông sản của chúng ta, tránh việc được mùa rớt giá.
Theo tôi, nếu không khắc phục và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo hiệu quả của quy mô sản xuất của trình độ công nghệ cũng như của các chuỗi giá trị thì chúng ta vẫn phải đối mặt với nghịch lý được mùa rớt giá hay hiểu cách khác năng lực cạnh tranh còn yếu kém, giá trị gia tăng thấp, chưa kể sự đứt đoạn giữa các khâu của chuỗi giá trị, nó làm cho những bất công của nghịch lý xã hội ngày càng tăng hơn, người nông dân tiếp tục chịu thiệt thòi trong khi lợi nhuận lại tập trung chủ yếu vào các thương lái.
Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: TTXVN)
Vậy thứ trưởng có thể nói rõ hơn các chính sách và giải pháp đối với lĩnh vực này sẽ được Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng giải quyết thế nào?
- Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Thực tế này đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho các cơ quan quản lý nhà nước, đầu tiên phải nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ hơn và cụ thể hơn, đặc biệt là khả năng tiêu thụ của thị trường đó và khả năng trong việc tiếp cận thị trường của nhóm sản phẩm đó. Việc nghiên cứu này phải tạo ra chuỗi xử lý liên tục về mặt thông tin, có nghĩa là nó phải đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp cũng như phần canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ xuất khẩu.
Tiếp đến các cơ quan nhà nước phải nghiên cứu để có hướng mở thị trường mạnh mẽ hơn nữa để giúp cho các sản phẩm của chúng ta thông quan được và đẩy mạnh xuất khẩu.
Từ thực tế mặt hàng dưa hấu và trái cây khác, chúng ta phải thấy rằng khả năng tiếp cận thị trường vẫn còn một số hạn chế vì vậy cần phải nghiên cứu theo hướng cân bằng giữa thị trường nội địa và xuất khẩu, về mặt này trong thời gian tới Bộ sẽ có chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo ra mối liên kết giữa các địa phương với nhau.
Bộ Công Thương cũng đang nghiên cứu để xây dựng tiếp cơ chế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối và xuất khẩu kết nối chặt chẽ với các địa phương và khu vực sản xuất.
Xin cảm ơn thứ trưởng./.
Theo Vietnam
Mùa muối đắng lòng, mùa dưa đau ruột
Những ngày tháng 4, trên mảnh đất Quảng Ngãi, người trồng dưa hấu và sản xuất muối mặn khóc cạn dần nước mắt khi sản phẩm bị rớt giá thê thảm trong lịch sử.
Nước mắt dưa xuất khẩu
Trong những ngày qua, tình trạng dưa hấu ở xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà (huyện Sơn Tịnh) bị rớt giá xuống còn khoảng 500 đồng/kg. Trái ngược với tình cảnh đó, vùng dưa hấu ở xã Tịnh An, Bình Sơn,... lại được giá với 5.000 đồng/kg (gấp 10 lần so với vựa dưa hấu ở xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà). Trong khi đó, khoảng cách giữa các vùng dưa hấu này chỉ cách nhau vài km. Vậy nguyên nhân từ đâu?
Tại cánh đồng dưa hấu ở xã Tịnh Hiệp, hàng chục hộ trồng dưa hấu điêu đứng, thấp thỏm lo âu khi đến ngày thu hoạch nhưng thương lái vẫn "biệt tăm" và họ bỏ luôn tiền đã đặt cọc.
Dưa hấu bỏ chín héo ngoài đồng ruộng.
Anh Nguyễn Đồng cho biết: "Nhà tôi trồng 2 sào dưa hấu, năng suất đạt trên 4 tấn, nghĩa là gấp gần 2 lần so với vụ trước. Chưa kịp vui mừng, bất ngờ nghe giá dưa rớt giá tuột dốc, giờ này chỉ còn 500 đồng/kg thì biết làm sao đây. Còn trước đó, thương lái đến đặt cọc tiền để mua hết số dưa này, lúc đó giá khoảng 4.000 đồng/kg. Khi liên lạc với thương lái, họ nói dưa không qua cửa khẩu được đành bỏ thôi. Hiện nay, cho dù còn với giá bèo này nhưng cũng không có thương lái nào đến mua".
Cũng với tình cảnh như anh Đồng, hơn 20 hộ trồng dưa ở xã Tịnh Hiệp đều được thương lái đặt cọc mua dưa để xuất khẩu. Hiện nay, số lượng lớn xe tải vận chuyển dưa hấu qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) bị ùn ứ, dẫn đến lượng dưa hấu của người dân chuẩn bị thu hoạch không có người mua.
Ông Phan Duy Khánh - Bí thư Đảng ủy xã Tịnh Trà (Sơn Tịnh) cho biết: "Trong vụ mùa dưa hấu đợt này, sản lượng của xã đạt khoảng 400 tấn. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 30% số lượng dưa bị hư hỏng, chín rục tại ruộng vì người dân không thu hoạch. Nếu tình trạng này kéo dài vài ngày nữa, chắc đây là mùa dưa đỏ ruột nhưng đau lòng nhất từ trước đến nay".
Với giá bèo bọt, người dân cho trâu ăn.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, một số vựa dưa hấu như xã Tịnh An (TP Quảng Ngãi), Bình Sơn,... đều được mùa và được giá. Vì dưa hấu nơi đây chỉ bán trong nước chứ không tham gia xuất khẩu và giá bán dao động khoảng 5.000 đồng/kg. Được biết, giá xuất khẩu dưa hấu qua cửa khẩu Tân Thanh dao động từ 4.000 đồng - 7.000 đồng/kg, tùy chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh nỗi đau rớt giá dưa ở miền Trung, nhiều tổ chức, cá nhân bắt đầu đổ về thu mua dưa cho người dân và bán lẻ với giá từ 4.000 đồng - 10.000 đồng/kg.
Mùa muối giá đắng theo dưa
"Nghe giá muối bây giờ giảm gần 10 lần so với trước, sao mà thấy rầu lòng quá. Trong khi chi phí đầu tư tốn hàng chục triệu đồng, suốt cả ngày bám mặt với nước biển dưới cái nắng cháy da,... giờ chúng tôi chỉ biết ứa nước mắt mà nhìn đồng muối trắng ngoài đồng", bà Nguyễn Thị Chẵn (ngụ thôn Long Thành 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) bày tỏ.
Từng hạt muối chín được đưa lên bờ nhưng người dân không biết bán cho ai.
Hiện nay, giá muối Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh) chỉ còn từ 175 đồng - 900 đồng/kg muối, trong khi giá muối trước đó thấp nhất từ 1.500 đồng - 2.000 đồng/kg.
Giá muối rớt tận đáy, có nguy cơ diêm dân Sa Huỳnh bỏ hoang ruộng muối.
Ông Nguyễn Duy Trinh - Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết: "Với khoảng 200m2 ruộng muối sạch, người dân phải đầu tư khoảng 20 triệu đồng. Như giá cả hiện nay, không có cách nào người dân thu lại vốn. Quá chán nản, nhiều hộ dân bỏ đồng muối để đi làm thuê ở xa".
Được biết, cánh đồng muối Sa Huỳnh có khoảng 116 ha và 557 hộ dân tham gia sản xuất muối. Thương hiệu muối Sa Huỳnh được công nhận nhãn hiệu sản phẩm vào tháng 9/2011.
Hồng Long
Theo Dantri
Khi Việt Nam thay Trung Quốc thành miền đất hứa Năm 2014 là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử kinh tế thế giới trong suốt giai đoạn vừa qua, khi nó đánh dấu một trong những sự kiện lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu: quá trình tăng trưởng nóng với tốc độ chóng mặt suốt ba thập kỷ của Trung Quốc đã đến hồi chấm dứt. Điều này đồng...