Bài học đắt giá
Cầu Nhật Tân là cây cầu thứ bảy bắc qua sông Hồng, kết cấu nhịp cầu chính theo dạng dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng có tổng mức đầu tư 13.600 tỷ đồng. Khi cầu này hoàn thành sẽ kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, rút ngắn tuyến đường từ trung tâm đến sân bay quốc tế Nội Bài. Có tầm quan trọng đặc biệt nhưng công trình cầu Nhật Tân đang bị chậm tiến độ 2 năm.
Với lý do phải thi công đường dẫn cầu Nhật Tân cầm chừng suốt 1,5 năm do mặt bằng chậm giải phóng, vừa qua nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đã đề nghị được bồi thường 200 tỷ đồng. Đây là vụ việc mà Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường phải thốt lên là “chưa có tiền lệ đền bù khi chậm giải phóng mặt bằng”.
Để chậm bằng ấy thời gian, nhà thầu phạt là đúng. Bởi việc chậm bàn giao mặt bằng khiến nhà thầu không thể triển khai dự án. Nguồn vốn bị ứ đọng, lãi vay ngân hàng, rồi chi phí lao động phát sinh, giá cả vật tư tăng lên và muôn vàn các chi phí khác. Tuy nhiên, chính thức thì 200 tỷ đồng này không phải là tiền mà Tokyu đòi phía Việt Nam bồi thường, mà là những chi phí phát sinh phải được thanh toán do hợp đồng chậm trễ. Nhà thầu này đưa chuyên gia, kỹ thuật cùng máy móc thiết bị sang Việt Nam cả năm trời mà thi công cầm chừng đã gây ra thiệt hại khá lớn. Đó là chưa tính việc ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của nhà thầu này ở nơi khác trong cả năm trời.
Việc chậm tiến độ các dự án, công trình xây dựng ở nước ta là “chuyện thường ngày ở huyện”. Gần như không mấy công trình, dự án xây dựng đảm bảo được tiến độ không kể duy nhất một dự án lớn mà vượt tiến độ tới 3 năm như Nhà máy Thủy điện Sơn La đã được xem là một kỳ tích hiếm hoi. Còn như hàng loạt các dự án như đoạn cầu Nhật Tân dẫn đến sân bay Nội Bài, cao tốc Hà Nội đi Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai cùng nhiều công trình lớn nhỏ khác đang bị chậm ngay từ khâu GPMB.
Số tiền 200 tỷ đồng mà Tokyo đề nghị thanh toán đã là lớn nhưng còn là rất nhỏ nếu so với thiệt hại từ việc chậm trễ đưa cầu Nhật Tân vào sử dụng. Với tổng vốn đầu tư xây dựng lên tới 13.600 tỷ đồng thì việc chậm đưa vào sử dụng dù chỉ 1 tháng thôi, dự án này cũng đã thiệt hại rất lớn chứ chưa nói tới 2 năm như hiện nay.
Video đang HOT
Chúng ta còn khó khăn về vốn xây dựng, nên rất nhiều công trình, dự án hạ tầng lớn được xây dựng bằng vốn vay nước ngoài. Dù có nhiều ưu đãi song vốn ODA vẫn là đồng tiền đi vay và phải trả. Gánh nặng nợ nần sẽ càng nặng hơn do các công trình “rùa” như dự án cầu Nhật Tân. Chưa rõ Bộ GTVT sẽ đàm phán với phía nhà thầu Nhật Bản ra sao nhưng đây là hợp đồng quốc tế và nếu một bên làm sai những nội dung đã được quy định trong hợp đồng thì bên phía nhà thầu có quyền căn cứ theo hợp đồng để yêu cầu thanh toán. Chưa có tiền lệ thì nay Tokyu đã mở ra tiền lệ! Các cơ quan chức năng phía Việt Nam hẳn đã nhận thức được vấn đề sau sự việc của nhà thầu Tokyu. Từ tiền lệ Tokyu, hy vọng việc này là bài học kinh nghiệm đắt giá để xử nghiêm việc chậm giao mặt bằng thi công, chấm dứt một thứ bệnh kinh niên trong ngành xây dựng ở nước ta.
Theo ANTD
Nhu cầu thuê văn phòng xuống thấp nhất trong 3 năm qua
Do phải đối mặt với tỷ lệ trống phòng ngày càng tăng, nhiều văn phòng cho thuê đã giảm giá mạnh để hút khách.
Báo cáo của Công ty Savills Việt Nam, trong quý IV/2012, TP HCM có 3 tòa nhà hạng B và 5 tòa nhà hạng C gia nhập thị trường TP HCM. Các tòa tháp này khiến nguồn cung văn phòng lên đến hơn 1,3 triệu m2 sàn, tăng 4% so với quý trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cung leo thang nhưng cầu lại trượt dốc. Lực cầu về văn phòng cho thuê vào cuối năm 2012 xuống rất thấp. Quý IV, thị trường chỉ hấp thụ được 13.300 m2 sàn, giảm 56% so với quý III và giảm đến 70% so với cùng kỳ năm 2011. Trong cả năm 2012, tỷ lệ lấp đầy văn phòng cho thuê tại TP HCM chỉ đạt khoảng 94.100 m2 sàn, giảm 50% so với năm 2011 và xuống thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay do kinh tế khó khăn.
Trong khi đó, theo báo cáo của Knight Frank, vẫn còn nhiều cao ốc văn phòng tại TP HCM có tỷ lệ trống khá lớn. Cụ thể, Bitexco Financial Tower hiện nay còn 35% mặt bằng chưa có khách thuê, chủ yếu trống những tầng cao. President Place có tỷ lệ lấp đầy trước khai trương đạt khoảng 35%, diện tích còn lại đang trong giai đoạn "săn" khách. Hạng mục văn phòng của dự án Times Square tọa lạc ngay trung tâm quận 1 cũng chỉ công bố lấp đầy khoảng 65%, dự kiến hoàn thành vào quý II/2013.
Sức hấp thụ trên thị trường văn phòng cho thuê TP HCM xuống thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay do kinh tế khó khăn. Ảnh: Vũ Lê.
Knight Frank phân tích, nhu cầu thuê văn phòng sụt giảm do tình hình nền kinh tế khó khăn và sự cắt giảm ngân sách từ các khách thuê. Hơn nữa, tổng nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam bị giảm sút, nhiều công ty cắt giảm nhân viên đã tác động lớn đến nhu cầu thuê văn phòng.
Theo đơn vị này, các công ty chỉ quyết định chuyển văn phòng nếu họ thỏa thuận được giá thuê thực tế thấp hơn giá thuê trong hợp đồng hiện tại. Ở thời điểm này hiếm có công ty chuyển đổi đến văn phòng tốt hơn, nếu như việc chuyển đổi này đồng nghĩa với việc họ phải chi trả mức giá thuê cao hơn.
Knight Frank dự báo văn phòng cho thuê tại TP HCM sẽ tiếp tục chịu áp lực rớt giá trong năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân sách khách thuê bị cắt giảm. Thêm vào đó, chủ các tòa nhà cũng sẵn sàng giảm giá để duy trì tỷ lệ lấp đầy của các cao ốc văn phòng còn trống. Trong quý IV/2012, văn phòng hạng A đã rớt giá nhẹ, đang ở mức 31 USD mỗi m2 một tháng. Hạng B giảm nhẹ, còn 21 USD mỗi m2 một tháng.
Tại Hà Nội, văn phòng cho thuê rơi vào cảnh khó khăn hơn. Các chủ đầu tư đã phải giảm giá mạnh, khuyến mãi đủ kiểu để câu khách giữa lúc kinh tế khó khăn do văn phòng khủng hoảng thừa.
Văn phòng Hà Nội "khát" khách thuê. Ảnh: Hoàng Lan
Đơn cử, tòa nhà 319 Tây Sơn đưa ra hình thức cho thuê từ 100m2 trở lên được giảm giá từ 300.000 đồng mỗi m2 xuống còn 250.000 đồng mỗi m2, đã bao gồm VAT. Ngoài ra, khách thuê có thể đóng tiền từng tháng thay vì 3 tháng một như trước kia.
Một loạt khu vực tòa nhà ở Cầu Giấy cũng giảm giá. Tòa nhà Sannam cho thuê 14 USD mỗi m2 một tháng thì nay cũng giảm xuống còn chưa tới 10 USD. Tòa nhà CMC cũng chỉ còn 13-16 USD mỗi m2 một tháng, giảm 3-5 USD so với trước đó. Vinacone 9 cũng chỉ còn 10-12 USD mỗi m2 một tháng.
Trong năm 2012, tòa nhà ở khu vưc phía Tây có tốc độ giảm mạnh nhất, cá biệt có quý giảm đến mức 18%, một số tòa nhà ở khu vực trung tâm giảm tới 10% do phải đối mặt với hiện tượng tỷ lệ trống tăng. Tính cả năm, giá văn phòng hạng A, B giảm lần lượt 10,8% và 15,4% so với năm trước. Riêng trong quý 4/2012, tỷ lệ giảm thấp hơn, khoảng 2,4% 3,1% đối với văn phòng hạng A và B.
CBRE đánh giá, các động thái giảm giá này đã giúp cho tỷ lệ trống giảm mạnh. Hạng A từ mức 37% vào thời điểm cuối năm 2011 xuống còn 21% tại thời điểm cuối năm 2012, và các tòa Hạng B giảm từ 26% xuống còn 23%.
Còn theo Cushman & Wakefield Việt Nam, trong 3 năm tới, tổng cung văn phòng tại Hà Nội có thể sẽ tăng gấp đôi mức hiện tại đẩy thị trường vào giai đoạn khủng hoảng thừa. Bởi thế, thị trường văn phòng Hà Nội vẫn là một thị trường mà quyền lực thuộc về khách thuê.
Cushman & Wakefield dự báo, năm 2013, giá văn phòng cho thuê tiếp tục giảm. Dược phẩm, Luật, Điện tử Viễn thông và các ngành dịch vụ hỗ trợ khác sẽ thay thế ngành Tài chính Ngân hàng để trở thành nguồn khách thuê chủ yếu. Ngoài ra, các thương vụ chuyển nhượng dự án văn phòng sẽ phổ biến hơn bởi các chủ đầu tư sẽ tiếp tục tái cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.
Theo VNE
Trường học cho thuê mặt bằng, phụ huynh bức xúc Không ít trường học ở TPHCM đã đem một phần mặt bằng trường cho thuê để bán cơm bình dân, giữ trẻ, bán giày dép, giữ xe... Việc làm này đã gặp phải phản ứng gay gắt từ phía người dân và phụ huynh học sinh. Từ quán cơm, bãi xe đến tiệm giày Trường Bồi dưỡng giáo dục Q.3 có chức năng...