Bài học chống dịch từ thảm kịch Brazil
Brazil vẫn chìm sâu trong “vũng lầy” Covid-19 do chậm triển khai vaccine và sự xuất hiện của biến thể mới, lây nhanh hơn, có thể gây tái nhiễm.
Covid-19 quét qua Brazil kể từ 2020, để lại sự chết chóc và tuyệt vọng. Một năm sau đại dịch, đất nước lập nên một kỷ lục khác. Không quốc gia nào từng trải qua đợt bùng phát lớn và kéo dài đến vậy, với số người tử vong tiếp tục tăng và hệ thống chăm sóc sức khỏe trên bờ vực sụp đổ.
Khi các nước từng bị ảnh hưởng nặng nề đang dần tiến đến cuộc sống bình thường mới, Brazil vẫn phải chiến đấu với biến thể mới dễ lây nhiễm hơn, tràn qua các thành phố, tỉnh lỵ. Dù vậy, người dân nước này vẫn bỏ ngoài tai các biện pháp phòng ngừa giúp họ an toàn.
Hôm 2/3, Brazil ghi nhận hơn 1.700 trường hợp tử vong do Covid-19, con số theo ngày cao nhất từ trước đến nay.
“Dịch bệnh gia tăng tại các bang khác dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống bệnh viện công và tư. Tình trạng này có thể xảy ra với mọi khu vực của đất nước. Đáng buồn thay, việc triển khai vaccine chậm chạp có nghĩa quốc gia không thể đảo ngược viễn cảnh này trong thời gian ngắn”, Hiệp hội Thư ký Y tế Quốc gia nhận định.
Đây là bài học tồi tệ với Brazil và có thể là cả thế giới.
Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể quét qua thành phố Manaus không chỉ dễ lây lan, nó còn khiến người từng mắc Covid-19 tái nhiễm. Biến thể đã vượt qua biên giới đất nước, tấn công hơn 20 quốc gia khác, trong đó có Mỹ.
Nhân viên y tế khử khuẩn khu vực Tượng Chúa Kitô Cứu Thế. Ảnh: NY Times
Dù các thử nghiệm cho thấy vaccine vẫn hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng nặng, hầu hết dân số thế giới chưa được tiêm chủng. Điều đó có nghĩa người từng khỏi Covid-19 và có kháng thể vẫn gặp rủi ro. Các nhà lãnh đạo trên thế giới một lần nữa có thể lặp lại sai lầm trước đó: gỡ phong tỏa quá sớm.
William Hanage, chuyên gia dịch tễ tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, nói: “Cần có vaccine để ngăn chặn điều này. Khả năng miễn dịch sẽ giúp bạn tránh được cái chết, dù không bảo vệ bạn hoàn toàn”.
Đối với các nhà khoa học trên thế giới, sự nguy hiểm của các biến thể vẫn còn hiện hữu. Rochelle Walensky, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cảnh báo người dân không buông lỏng cảnh giác: “Xin hãy nghe tôi nói rõ. Khi các biến thể đang lan rộng ở mức độ này, chúng ta có thể mất tất cả những gì đã đạt được một cách khó khăn”.
Video đang HOT
Người dân Brazil từng nghĩ họ đã đón đợt bùng phát tồi tệ nhất vào năm ngoái. Manaus, thủ phủ bang Amazonas, bị ảnh hưởng nặng nề hồi tháng 4 và tháng 5/2020, đến nỗi cách nhà khoa học tự hỏi liệu khu vực đã đạt miễn dịch cộng đồng chưa.
Song đến tháng 9, số ca nhiễm bắt đầu tăng trở lại khiến giới chức y tế bối rối. Thống đốc Amazonas Wilson Lima từng nỗ lực áp đặt giãn cách xã hội trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và vấp phải sự phản đối quyết liệt của các chủ doanh nghiệp, chính trị gia thân cận với Tổng thống Jair Bolsonaro.
Tháng 1, các nhà khoa học phát hiện biến thể P.1 đã chiếm ưu thế trong toàn bang. Chỉ vài tuần, nó bộc lộ sự nguy hiểm khi khiến lượng lớn người nhiễm phải nhập viện, dẫn đến tình trạng thiếu oxy y tế. Bác sĩ Antonio Souza, làm việc tại Amazonas, vẫn bị ám ảnh bởi khuôn mặt kinh hoàng của các đồng nghiệp và người thân bệnh nhân khi nguồn cung oxy cạn kiệt. Anh nghĩ về những người phải dùng thuốc an thần để giải thoát khỏi cái chết đau đớn.
“Không ai muốn đưa ra quyết định đó. Nó quá khủng khiếp”, anh nói.
Maria Glaudimar, y tá tại Manaus, cho biết cô bị mắc kẹt trong cơn ác mộng từ đầu năm đến nay vẫn chưa có hồi kết. Tại nơi làm việc, bệnh nhân và người nhà khẩn khoản tìm kiếm oxy y tế. Tất cả các giường hồi sức tích cực chật kín. Tại nhà, con trai cô bị lao phổi sau khi mắc Covid-19, chồng cô cũng nhiễm virus và giảm 10 kg.
“Không ai chuẩn bị tinh thần cho điều này. Đây như một thước phim kinh dị”, Glaudimar nói.
Một nghĩa trang tại Brazil. Ảnh: NY Times
Kể từ đó, cuộc khủng hoảng Covid-19 giảm nhiệt phần nào ở Amazonas, nhưng trở nên tồi tệ hơn trên toàn quốc. Các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu thêm về biến thể và theo dõi sự lây lan của nó trên khắp đất nước, nhưng nguồn lực xét nghiệm hạn chế đã khiến họ tụt lại phía sau.
Anderson Brito, chuyên gia virus Đại học Yale, cho biết riêng phòng thí nghiệm của ông đã giải trình tự gần một nửa số bộ gene virus tại Brazil. Tỷ lệ giải mã của nước này là một trên 3.000 mẫu bệnh phẩm dương tính, trong khi con số của Mỹ là một trên 300.
Trong suốt đại dịch, các nhà nghiên cứu cho rằng tái nhiễm nCoV cực kỳ hiếm, bởi người khỏi bệnh có khả năng miễn dịch, ít nhất trong một thời gian. Song đây là nhận định đưa ra trước khi P.1 xuất hiện.
João Alho, bác sĩ ở Santarém, bang giáp với Amazonas, cho biết một số đồng nghiệp đã khỏi Covid-19 vào tháng trước bị ốm trở lại, và xét nghiệm dương tính. Juliana Cunha, y tá ở Rio de Janeiro, tưởng rằng mình đã an toàn sau khi nhiễm nCoV vào tháng 6 năm ngoái. Song đến tháng 11, sau khi trải qua triệu chứng nhẹ, cô một lần nữa mắc bệnh.
“Tôi không thể tin được. Đây hẳn phải là biến thể”, cô nói.
Song không có cách nào chắc chắn để xác định điều này, trừ khi cả mẫu bệnh phẩm cũ và mới đều được lưu trữ, giải trình tự di truyền và đem so sánh.
Cách giảm bớt gánh nặng y tế là tiêm chủng. Song việc triển khai vaccine tại Brazil và nhiều nước khác rất chậm chạp. Brazil đã bắt đầu chủng ngừa nhóm ưu tiên, bao gồm chuyên gia y tế và người cao tuổi vào cuối tháng 1. Nhưng chính phủ đã thất bại trong việc đảm bảo đủ số liều tiêm cần thiết. Các quốc gia giàu có hơn tận dụng hầu hết nguồn cung sẵn có, trong khi Tổng thống Bolsonaro hoài nghi tác động của cả dịch bệnh lẫn vaccine.
Theo Bộ Y tế, chỉ hơn 5,8 triệu người Brazil – khoảng 2,6% dân số – đã tiêm liều đầu tiên, tính đến hôm 2/3. Chỉ 1,5 triệu người đã tiêm hai liều. Brazil đang sử dụng vaccine CoronaVac do Trung Quốc sản xuất. Thử nghiệm cho thấy vaccine kém hiệu quả hơn đối với biến thể P.1.
Margareth Dalcolmo, chuyên gia nghiên cứu bệnh phổi tại Viện Fiocruzm, cho biết việc chính phủ không triển khai chiến dịch tiêm chủng mạnh mẽ đã tạo tiền đề cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
“Chúng ta đáng ra cần tiêm cho 1 triệu người mỗi ngày, nhưng lại không làm được điều đó. Không phải vì chúng ta không biết cách, mà do không đủ vaccine”, ông nói.
Một điểm tiêm chủng lưu động dành cho các tài xế. Ảnh: NY Times
Bộ trưởng Y tế Eduardo Pazuello gọi biến thể nCoV là “giai đoạn mới” của đại dịch. Tuần trước, ông cho biết chính phủ đang tăng cường nỗ lực, kỳ vọng tiêm phòng cho khoảng một nửa dân số vào tháng 6, phần còn lại vào cuối năm.
Nhưng nhiều người Brazil không tin tưởng vào chính phủ. Tổng thống Bolsonaro nhiều lần hạ thấp mối đe dọa của virus và thúc đẩy các biện pháp dập dịch đã được các chuyên gia chứng minh là vô tác dụng. Tuần trước, ông đã lên tiếng bác bỏ hiệu quả của khẩu trang.
Các dự đoán về vaccine của Bộ trưởng Pazuello cũng vấp phải hoài nghi. Tuần trước, chính phủ đặt hàng 20 triệu liều vaccine Ấn Độ chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng. Theo lập luận trong hồ sơ pháp lý của một công tố viên liên bang, hợp đồng 286 triệu USD này có thể “khiến hàng triệu sinh mạng gặp rủi ro”.
Biến thể nCoV khiến khó dự báo tương lai đại dịch
Sư nôi lên cua cac biên thê nCoV tai Nam Phi va Brazil khiến giới khoa học lo lắng, thận trọng khi dự báo diễn biến của Covid-19.
Chris Murray, chuyên gia về dịch bệnh của Đại học Washington, là người đứng sau những mô hình dự báo diễn biến đại dịch được thế giới tin tưởng. Gần đây, ông bày tỏ hy vọng miễn dịch tự nhiên và vaccine sẽ giúp nhân loại đạt miễn dịch cộng đồng và đẩy lùi Covid-19. Tuy nhiên, vào tháng 2/2020, dữ liệu từ thử nghiệm vaccine ở Nam Phi cho thấy biến thể virus mới không chỉ làm giảm tác dụng vaccine mà còn khiến nhiều người tái nhiễm.
"Tôi đã không thể ngủ được sau khi nhìn các số liệu ấy", ông Murray kể lại. Hiện tại, ông vẫn cập nhật hệ thống để lý giải khả năng né tránh hệ miễn dịch của virus và sẽ đưa ra dự báo mới trong thời gian sớm.
18 chuyên gia đang theo dõi và tìm cách kìm hãm dịch bệnh, cho rằng vaccine hiệu quả cao đem đến một tia hy vọng. Tháng 11/2020, các hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech cũng như Moderna thông báo vaccine của họ có hiệu quả ngăn ngừa Covid-19 khoảng 95%, cao hơn nhiều so với bất kỳ vaccine cúm nào. Trước thông tin này, một số nhà khoa học cho biết không kỳ vọng vaccine có thể ngăn được virus. Ngược lại, nhiều người nói hy vọng đại dịch sẽ kết thúc nếu thế giới triển khai vaccine đủ nhanh. Azra Ghani, trưởng khoa dịch tễ học, Đại học Hoàng gia London, kể lại: "Tất cả chúng tôi đều thấy khá lạc quan trước Giáng sinh vì những sản phẩm đó. Chúng có hiệu quả cao dù là thế hệ vaccine đầu tiên".
Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Vào cuối tháng 12/2020, Anh đưa ra cảnh báo về một biến thể nCoV mới, dễ lây truyền hơn và đang nhanh chóng phổ biến trong nước. Cũng trong khoảng thời gian đó, các nhà nghiên cứu biết đến tác động của các biến thể ở Nam Phi và ở Brazil.
Hồi tháng 11/2020, Phil Dormitzer, một nhà khoa học hàng đầu tại Pfizer, coi vaccine Covid-19 là "một bước đột phá của nhân loại". Nhưng vào đầu tháng 1, ông thừa nhận các biến thể nCoV đánh dấu một chương mới trong cuộc chiến chống dịch. Các công ty dược phẩm sẽ phải liên tục theo dõi các đột biến có thể làm giảm tác dụng của vaccine.
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân tiếp tục chấp hành các biện pháp như đeo khẩu trang và tránh nơi đông người. Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden, cho biết ông vẫn đeo khẩu trang dù đã tiêm phòng.
Ông Fauci trong lễ kỷ niệm dấu mốc 50 triệu liều vaccine Covid-19 được triển khai ở Mỹ vào ngày 25/2. Ảnh: Reuters.
Ngay từ đầu, nCoV đã là mục tiêu khó tiêu diệt. Vào buổi đầu đại dịch, các nhà khoa học hàng đầu, bao gồm cả tiến sĩ Michael Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, cảnh báo "nCoV có thể không bao giờ biến mất".
Murray cho biết nếu biến thể Nam Phi hoặc các biến thể tương tự tiếp tục lây lan nhanh chóng, số ca nhập viện hoặc tử vong do Covid-19 tại Mỹ trong mùa đông tới có thể cao gấp 4 lần so với số người nhập viện hoặc chết do bệnh cúm. Ước tính này đặt trong bối cảnh giả định khi một nửa dân số Mỹ được tiêm phòng vaccine có hiệu quả 65%.
Dự báo hiện tại của ông tính đến ngày 1/6 cho biết sẽ có thêm 62.000 ca tử vong ở Mỹ và 690.000 ca chết trên toàn cầu do mắc Covid-19. Mô hình bao gồm các tính toán về tỷ lệ tiêm chủng cũng như khả năng lây lan của các biến thể Nam Phi và Brazil.
Thay đổi trong cách nhìn nhận của giới khoa học khiến các chính phủ cũng thận trọng hơn. Anh mới đây thông báo sẽ dỡ bỏ phong tỏa một cách chậm rãi, dù là một trong những nước có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất.
Dự đoán của Mỹ về thời hạn cuộc sống trở về bình thường liên tục bị lùi lại, từ cuối mùa hè thành Giáng sinh, rồi tháng 3/2022. Israel cấp thẻ xanh cho những người đã khỏi Covid-19 hoặc đã tiêm phòng, cho phép họ trở lại khách sạn hoặc rạp hát. Tuy nhiên, thẻ này chỉ có hiệu lực trong 6 tháng vì không rõ miễn dịch sẽ kéo dài trong bao lâu.
Một số nhà khoa học, bao gồm Murray, thừa nhận tương lai vẫn có nhiều triển vọng. Các loại vaccine mới được phát triển với tốc độ nhanh kỷ lục, dường như vẫn giúp ngăn chặn nguy cơ nhập viện và tử vong, ngay cả khi người bệnh nhiễm biến thể mới. Nhiều nhà sản xuất đang nghiên cứu các mũi tiêm nhắc lại và các loại vaccine mới có hiệu quả cao chống lại các biến thể. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về khả năng kháng virus của hệ thống miễn dịch.
Dịch COVID-19: Brazil siết chặt các biện pháp do dịch bùng phát trở lại Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 4/3, chính quyền thành phố Rio de Janeiro - một trong hai vùng đô thị lớn nhất Brazil - đã ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm và một số hạn chế nghiêm ngặt khác đối với các hoạt động kinh doanh và sự kiện công cộng nhằm ngăn chặn nguy cơ quá tải hệ...