Bài giảng ‘dầu dừa là chất độc’ của giáo sư Harvard đạt một triệu lượt xem
Giáo sư Karin Michels từ Đại học Y tế Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard (Mỹ) gây “bão” mạng xã hội vì gọi dầu dừa là chất độc.
Bài giảng của giáo sư Karin Michels có tựa đề “Dầu dừa và những sai lầm dinh dưỡng khác”, xuất hiện từ tháng 7, đến nay đã thu hút một triệu lượt xem. Bài giảng bằng tiếng Đức dài 50 phút. Ngoài công việc là giáo sư dịch tễ học ở Đại học Y tế Cộng đồng T.H. Chan, bà Michels còn là Giám đốc Viện Phòng ngừa và Dịch tễ Ung thư tại Đại học Freiburg (Đức).
Theo bà Michels, dầu dừa không lành mạnh mà còn độc hại với cơ thể. “Tôi phải cảnh báo các bạn về dầu dừa”, nữ giáo sư nhấn mạnh. “Đó là một trong những thứ tồi tệ nhất bạn có thể ăn”.
Dầu dừa được chiết xuất từ cùi dừa. Ảnh: NYT.
Trên thực tế, rất ít bằng chứng khoa học chỉ ra dầu dừa tốt cho sức khỏe, USA Today đưa tin. “Chẳng có dữ liệu nào cho thấy điều đó cả”, bà Alice Lichtenstein, giáo sư khoa học dinh dưỡng từ Đại học Tufts khẳng định với The NewYork Times.
Không kết tội dầu dừa là “chất độc”, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) chỉ ra hơn 80% chất béo trong dầu dừa là chất béo bão hòa. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với bơ (63%), mỡ bò (50%) và mỡ lợn (39%). Bên cạnh đó, dầu dừa có thể làm tăng lượng cholesterol LDL còn gọi là cholesterol xấu, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Để bảo vệ sức khỏe, AHA khuyến cáo cộng đồng không dùng dầu dừa. Người cần giảm cholesterol, tỷ lệ chất béo bão hòa hấp thụ mỗi ngày nên dưới 6% tổng lượng calo.
Video đang HOT
Năm 2017, ông Donald Hensrud, Giám đốc Y tế Chương trình Sống khỏe của Bệnh viện Mayo nhận định “có sự mất kết nối giữa niềm tin phổ biến và bằng chứng thực tế”. Ông Hensrud khuyên thay vì sử dụng dầu dừa, người dân nên dùng các loại dầu chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn như dầu oliu, dầu quả bơ, hoặc chất béo không bão hòa đa (như dầu hạt cải).
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mọi người không cần loại bỏ hoàn toàn dầu dừa ra khỏi thực đơn. “Hãy giới hạn lượng dầu dừa và chỉ sử dụng khi nấu món Thái hoặc làm tráng miệng”, giáo sư Walter C. Willett, đồng nghiệp với giáo sư Karin Michels tại Đại học Y tế Cộng đồng T.H. Chan, nói với CNN.
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
Rước bệnh vì sử dụng dầu dừa sai cách, nhiều người vô tư dùng mà không biết
Dầu dừa chỉ có một số tác dụng nhất định đối với cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng cũng cần hết sức cẩn trọng.
Dưới đây là một số tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe và làm đẹp khi dùng dầu dừa sai cách:
Đối với sức khỏe: Không sử dụng dầu dừa trong khẩu phần ăn
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, dầu dừa sẽ trở thành một hiểm họa nếu sử dụng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo các nhà khoa học, chỉ cần ăn một thìa dầu dừa, bạn đã nạp vào cơ thể tới 13g lượng chất béo bão hòa, mức giới hạn tối đa mà AHA đưa ra cho một ngày.
Điều này sẽ khiến cơ thể bạn dễ dư thừa chất béo bão hòa, bởi nó còn chứa trong nhiều món ăn khác và nhiều món ăn vốn cần hơn một thìa dầu để chế biến.
Lượng chất béo bão hòa trong dầu dừa vốn cao gấp nhiều lần so với dầu khác. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh chất béo bão hòa là nguyên nhân làm tăng cao lượng cholesterol xấu, từ đó tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Hơn nữa, đối với những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân béo phì...), việc sử dụng những sản phẩm nhiều axit béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Ngoài ra, trong quá trình tự chế dầu dừa, chắc chắn sẽ có những mặt trái nhất định trong vấn đề an toàn, vệ sinh nên khi sử dụng trực tiếp, đặc biệt là việc uống dầu dừa sẽ vô tình đưa một lượng lớn vi khuẩn vào cơ thể. Điều này sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch và gây ra nhiều bệnh tiềm tàng bên trong.
Đối với làm đẹp: Tối đa 2 lần/ tuần
Trong dầu dừa có một số tinh chất rất tốt cho da và tóc, song nếu sử dụng không đúng, bạn hoàn toàn có thể gặp tác dụng ngược.
Chẳng hạn như với những người có làn da nhạy cảm, da nhờn,.. dầu dừa có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay do bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao.
Trong khi đó, mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, nên nếu bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn sẽ ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Với da dầu, tốt nhất nên hạn chế sử dụng dầu dừa chăm sóc da.
Nếu dùng dầu dừa massage, bạn chỉ nên làm tối đa 2 lần/ tuần. Hàng ngày buổi tối sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt, dùng một chút tinh dầu dừa chấm lên vùng da mặt, cổ. Sau đó massage khoảng 3 phút rồi rửa mặt thật sạch để đảm bảo lượng dầu dừa còn lại không làm bít lỗ chân lông.
Đối với tóc cũng vậy, bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Việc sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc cũng cần hết sức cẩn trọng bởi lượng lipid trong đó chính là nguyên nhân tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự "tấn công" của các vi khuẩn gây hại cho tóc và nhất là da đầu.
Cách chọn dầu dừa nguyên chấtĐể biết dầu dừa nguyên chất có tinh khiết hay không, bạn chỉ cần cho chai dầu dừa nguyên chất vào ngăn mát tủ lạnh. Sau đó chờ 30 phút đến 1 tiếng (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), do có nhiệt độ dưới 25 độ C thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn (nếu dung tích nhỏ thì sẽ mau đông lại hơn).Ngược lại nếu chai dầu dừa của bạn không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại cho dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của loại dầu dừa mà bạn đang sở hữu.
Theo M.H
Gia đình & xã hội
Dùng sốt mayonnaise: Những lưu ý cực quan trọng và phải cẩn thận nếu bạn không muốn nhận cái kết đắng này! Các chuyên gia y tế cho rằng sốt mayonnaise không thực sự lành mạnh vì thực tế là nó làm tăng thêm calo và chất béo và nó cũng có thể trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản. Trong nhiều năm, nước sốt cà chua và nước sốt thịt nướng được coi la những gia vị không thể thiếu...