Bài 9: Ký văn bản “lạ”, Phó chủ tịch quận Hai Bà Trưng kỷ luật bộ phận…tham mưu
Liên quan đến việc UBND quận Hai Bà Trưng ra Quyết định số 4575/QĐ-UBND do ông Lâm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND quận ký trì hoãn cấp sổ đỏ bất thường cho số nhà 119 Bà Triệu, sau khi có chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, chính ông Tuấn lại ký văn bản cho rằng lỗi thuộc về bộ phận tham mưu và đề nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Hồ sơ cấp sổ đỏ nhà 119 Bà Triệu thoát cảnh bị “ngâm tôm” bất thường
Hồ sơ pháp lý xin cấp sổ đỏ của gia đình 119 Bà Triệu hợp pháp và “rõ như ban ngày”. Sự việc không có gì đáng nói nếu các cơ quan công quyền quận Hai Bà Trưng công tâm, minh bạch, đúng trách nhiệm khi thực hiện nghĩa vụ ký quyết định cấp sổ đỏ theo đề nghị của công dân. Thế nhưng, điều trái khoáy là bộ hồ sơ này bị “đá đi đẩy lại” suốt một thời gian dài giữa UBND phường Nguyễn Du và UBND quận Hai Bà Trưng để cuối cùng phải nằm “án binh bất động” bởi một Quyết định 4575/QĐ-UBND của UBND quận Hai Bà Trưng do ông Lâm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng ký, cùng với yêu cầu tạm dừng việc cấp sổ đỏ nhà đất 119 Bà Triệu cho gia đình bà Gái, UBND quận Hai Bà Trưng còn yêu cầu Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du (hiện là bà Trần Thị Tuyết Lan), cán bộ địa chính phường Nguyễn Du nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tiếp nhận, phân loại, xét đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho gia đình bà Đặng Thị Gái.
Quyết định số 4575/QĐ-UBND do ông Lâm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng ký đã trì hoãn việc cấp sổ đỏ cho gia đình 119 Bà Triệu.
Nguồn cơn sự việc đã được báo Dân trí thông tin trong gần 10 bài báo với nội dung sáng tỏ như sau: Bà Đặng Thị Gái, trú tại 119 Bà Triệu – Nguyễn Du – Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết năm 1954 bố mẹ bà Gái là ông bà Đặng Văn Mộc và Triệu Thị Xe, Triệu Thị Doãn cùng 2 con là Đặng Thị Gái và Đặng Văn Phan từ quê lên Hà Nội sinh sống và thuê căn nhà 119 Bà Triệu của bà Nguyễn Thị Triệu.
Năm 1960, ông Mộc qua đời. Năm 1962, bà Triệu làm đơn giao đất cho nhà nước quản lý. Năm 1963, Sở quản lý nhà đất đồng ý giao khu đất cho bà Triệu Thị Xe sử dụng. Đồng thời, nhà cửa dột nát xuống cấp, bà Xe đã làm đơn xin phép thành phố cho xây dựng và được sở xây dựng cấp phép.
Ngày 16/6/1983, bà Xe và bà Doãn cùng viết di chúc để tại toàn bộ tài sản nhà đất 119 Bà Triệu cho bà Đặng Thị Gái thừa kế. Bản di chúc đã được UBND phường Nguyễn Du xác nhận.
Với nguồn gốc đất như vậy, ngày 13/1/2014, UBND phường Nguyễn Du đã có tờ trình do bà Trần Thị Tuyết Lan – Chủ tịch UBND phường ký đề nghị xem xét, giải quyết cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho bà Đặng Thị Gái.
Thế nhưng, chỉ căn cứ vào đơn thư của những người không hề liên quan đòi cùng hưởng thừa kế phần tài sản, dù ngày 13/1/2014, UBND phường Nguyễn Du đã ban hành văn bản trả lời: “Căn cứ tài liệu do Sở Tài nguyên và môi trường, tài liệu do hai bên cung cấp hiện nay không có tài liệu nào xác định ông Đặng Văn Mộc có quyền quản lý và sở hữu nhà đất tại số 119 phố Bà Triệu”, ông Lâm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng vẫn ký Quyết định 4575/QĐ-UBND yêu cầu tạm dừng việc cấp sỏ đỏ nhà 119 Bà Triệu.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện theo kết luận của Thanh tra thành phố.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong buổi làm việc với PV Dân trí, bà Nguyễn Thu Hiền – Chánh thanh tra quận Hai Bà Trưng vẫn khẳng định rằng tài sản nhà đất 119 Bà Triệu là có tranh chấp. Tuy nhiên, với thông tin PV Dân trí cung cấp, bà Hiền lại thừa nhận chưa xem xét đến nguồn gốc khối tài sản trên trong khi đã tham mưu cho UBND quận Hai Bà Trưng dừng cấp “sổ đỏ” cho gia đình 119 Bà Triệu khi xuất hiện đơn thư của một số người không liên quan đến khối tài sản.
Sau khi gia đình 119 Bà Triệu gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng kêu cầu về sự việc, UBND TP Hà Nội đã giao Thanh tra thành phố vào cuộc và sự việc bất thường mới phát lộ. Ngày 19/11/2015, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành văn bản số 1056/UBND-VP do ông Lâm Anh Tuấn ký yêu cầu: Điều chỉnh lại văn bản số 4575/UBND; Tiếp tục thực hiện quy trình cấp giấy chứng nhận cho gia đình bà Đặng Thị Gái tại 119 Bà Triệu theo quy định pháp luật.
Ký văn bản “lạ”, Phó chủ tịch quận Hai Bà Trưng kỷ luật bộ phậm…tham mưu
Là người trực tiếp ký quyết định 4575/QĐ-UBND trì hoãn bất thường việc cấp sổ đỏ cho gia đình 119 Bà Triệu khiến người dân khốn đốn, ông Lâm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng vừa tiếp tục ký một quyết định khác liên quan đến sự việc sau khi có chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.
Ông Lâm Anh Tuấn ký tiếp Công văn số 1056/UBND-VP chỉ đạo kỷ luật bộ phận tham mưu.
Công văn số 1056/UBND-VP của UBND quận Hai Bà Trưng gửi Thanh tra quận Hai Bà Trưng; Phòng Tài nguyên và môi trường; Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh Hai Bà Trưng; UBND phường Nguyễn Du, ngoài nội dung yêu cầu tiếp tục quá trình cấp sổ đỏ cho nhà 119 Bà Triệu còn quyết liệt chỉ đạo: “Kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan trong việc tham mưu cho UBND quận Hai Bà Trưng ban hành Quyết định số 4575/QĐ-UBND ngày 30/12/2014″.
Văn bản còn chỉ rõ: “Thanh tra quận tham mưu cho UBND quận điều chỉnh Quyết định số 4575/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND quận kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan trong việc tham mưu…UBND quận Hai Bà Trưng yêu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện”.
Chỉ có điều văn bản lạ số 4575/QĐ-UBND do ông Lâm Anh Tuấn ký và Văn bản số 1056/UBND-VP cũng do chính ông Lâm Anh Tuấn ký.
Trước đó, ngày 3/4/2015, UBND quận Hai Bà Trưng cũng đã ra văn bản số 241/UBND-TTr do ông Lâm Anh Tuấn ký gửi Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du. Văn bản cho rằng: Hồ sơ đang có tranh chấp liên quan đến thừa kế chưa giải quyết theo quy định của pháp luật mà UBND phường Nguyễn Du đã có tờ trình đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng xét cấp GCN cho gia đình bà Đặng Thị Gái là chưa đúng quy định của UBND TP Hà Nội. Từ đó, UBND quận Hai Bà Trưng kết luận hội đồng xét cấp GCN phường Nguyễn Du chưa thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục xét cấp GCN theo quy định. Dựa trên kết luận này, UBND quận Hai Bà Trưng chỉ đạo: Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du (hiện là bà Trần Thị Tuyết Lan – PV) thực hiện nghiêm túc những sai sót, tồn tại nêu tại Quyết định 4575/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND quận Hai Bà Trưng.
Như vậy, sau nhiều kỳ báo của Dân trí, hồ sơ xin cấp sổ đỏ của gia đình 119 Bà Triệu đã tiếp tục được xét duyệt theo đúng quy định của pháp luật sau một thời gian dài “đóng băng” tại quận Hai Bà Trưng. Vụ việc nhận được sự thu hút đặc biệt của dư luận bởi hành trình xin cấp sổ đỏ luôn là vấn đề nhức nhối với người dân.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Giật mình hàng loạt trường ĐH dân lập lấy điểm chuẩn ngành y, dược từ 15
Việc Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ tuyển sinh ngành Y vào năm học tới đã khiến dư luận phản ứng. Điều đáng lo ngại, trước đó đã có hàng loạt trường ĐH ngoài công lập mở ngành đào tạo thuộc khối Y dược, mức điểm chuẩn đầu vào bằng điểm sàn.
Vào ngành Y chỉ bằng điểm sàn
Hiện cả nước có hơn 20 trường ĐH đào tạo nhân lực ngành này với các chuyên ngành bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ... 35 trường CĐ y, dược đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ... cùng 44 trường trung cấp và 16 viện, bệnh viện đào tạo sau ĐH.
Trong khi một số trường có điểm đầu vào rất cao như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, ĐH Y dược Cần Thơ... thì ở một số trường ngoài công lập, thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn hoặc trên mức sàn không đáng kể đã có thể theo học ngành y.
Năm học 2013- 2014, Trường ĐH Đại Nam tuyển sinh Dược sĩ đại học khóa đầu tiên trên cơ sở xét tuyển NV2 với mức điểm khối A, B từ 15 điểm trở lên. Tương tự, năm học 2015, Trường ĐH Lạc Hồng công bố điểm chuẩn vào ngành Dược sĩ đại học với mức điểm 15 trở lên.
Ngành dược học Trường ĐH Nam Cần Thơ trong mùa tuyển sinh trước cũng tuyển ngành Dược học với mức điểm 15. Ở Trường ĐH Thăng Long năm 2015 cũng tuyển ngành Điều dưỡng, y tế công cộng với mức điểm trúng tuyển từ 15- 16 điểm.
Năm 2015, ĐH Tây Đô công bố mức điểm chuẩn vào ngành Dược học và điều dưỡng là 15 điểm. Cũng trong năm học này, Trường ĐH Thành Đô cho biết điểm vào ngành dược học khối A chỉ ở mức 15 điểm.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có mức điểm chuẩn vào ngành Dược học cao hơn (18,75 điểm) nhưng đầu vào ngành Điều dưỡng của trường chỉ ở mức 15 điểm.
Cử nhân y, dược
Mặc dù nhân lực đào tạo ngành y trong những năm qua tăng đột biến nhưng trong một cuộc hội thảo mới đây của Bộ GD&ĐT, đại diện Bộ Y tế cũng thừa nhận: Chất lượng đào tạo nhân lực y tế còn nhiều bất cập. Sinh viên, học sinh ngành y ra trường chưa có khả năng làm việc độc lập, chất lượng đầu vào và sản phẩm đào tạo giữa các trường có khoảng cách khá xa.
Đơn vị này đã bức xúc cho rằng việc mở ngành quá dễ dàng trong khi một số trường đa ngành, trường ngoài công lập không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Nguyễn Minh Lợi, Cục phó Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, việc đánh giá chất lượng của sinh viên không thể nói ngay bởi các trường này chỉ mới đào tạo các nhóm ngành liên quan đến Y dược trong mấy năm gần đây.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào điểm chuẩn có thể thấy mức chênh lệch rất cao giữa đầu vào nhóm ngành Y dược của trường dân lập với một số trường công lập có bề dày trong đào tạo Y dược.
Theo ông Lợi, về nguyên lý chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có một yếu tố rất quan trọng đấy là đầu vào. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cả quá trình đào tạo và các tiêu chí đảm bảo chất lượng.
Các cơ sở mới đào tạo này đang chỉ có những chuẩn bị ban đầu, thậm chí một số nơi còn chưa đầy đủ cũng là vấn đề đáng bàn. Trong khi đó, theo chia sẻ của ông Lợi, một số trường trước đây có mời đại diện của Bộ Y tế đến thẩm định cơ sở vật chất của trường để đào tạo nhóm ngành y dược nhưng một số trường thì không thực hiện điều này, trong khi đó là việc vô cùng quan trọng.
Theo PGS. TS Trần Quang Phục - Phó Hiệu trưởng ĐY Dược Hải Phòng, ở một số nước tiên tiến, để được hành nghề bác sĩ đa khoa, nhà trường yêu cầu các trường phải đáp ứng cơ sở vật chất hiện đại hơn chúng ta rất nhiều.
Được biết, ở các nước tiên tiến, để hành nghề bác sĩ, người học phải qua một chương trình y khoa được kiểm định và công nhận bởi cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia, phải thi đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề. Còn muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa, họ phải học thêm ít nhất 2 năm tại cơ sở đào tạo chuyên khoa.
"Trong khi đó, các trường dân lập mở ngành này nhưng chưa rõ lấy cơ sở thực hành ở đâu thì giới chuyên môn chúng tôi rất lo lắng. Nếu chỉ dạy lý thuyết mà không có cơ sở thực hành đúng quy định, sẽ chỉ đào tạo ra một thế hệ cử nhân Y dược, khó mà hành nghề bác sĩ", PGS Phục cho biết.
Về điều này, GS. TS Lê Quan Nghiệm - nguyên Phó Hiệu trưởng, giảng viên ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh cũng tỏ ra băn khoăn, quan trọng trong quá trình đào tạo ở các trường này có đảm bảo được hay không?
Ông phân tích: "Với mức điểm đầu vào ngành Y dược quá thấp như trên, các em có thể đạt được nền tảng cơ bản nhưng chắc chắn sẽ có sự "vênh" rất lớn về chất lượng giữa thế hệ bác sĩ, dược sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học dân lập và các trường công lập danh tiếng chuyên đào tạo Y bác sĩ.
Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, các trường ngoài công lập này có tuân thủ các quy định hay không? Tôi chỉ sợ với triết lý kinh doanh phải có lãi của các trường ngoài công lập, giữa lý thuyết đưa ra ban đầu và thực tiễn đào tạo của họ sẽ rất khác".
Tại hội nghị mới đây của ngành giáo dục, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ GD&ĐT cần có quy định chặt chẽ hơn trong mở ngành liên quan đến nhóm Y dược với sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế. Ngoài ra, việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập cần căn cứ vào cả tiêu chí năng lực chuyên môn và cơ sở thực hành.
Quốc Huy
Theo Dantri
Khoác "chăn bông" ra đường: Rất dễ gây tai nạn! Cán bộ Phòng CSGT Hà Nội cho rằng, người dân mặc áo có chức năng chống rét, chắn gió giống như chiếc chăn bông khi điều khiển xe máy, xe đạp điện trên đường rất dễ gây tai nạn giao thông, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của bản thân và người đi đường. Gần đây trên các diễn đàn mạng xã...