Bài 31: Đề nghị áp dụng biện pháp tạm giam bị can vụ án 194 phố Huế
Theo luật sư Trương Quốc Hòe cho biết, bị can Trịnh Ngọc Chung bị khởi tố về tội “Tội ra quyết định trái pháp luật” theo Khoản 3 Điều 296 BLHS – thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng.
Vì vậy, việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật.
Vụ án 194 phố Huế đã trở thành “điểm nóng” trên các diễn dàn pháp lý Thủ đô suốt 2 năm qua và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cơ quan công luận.
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 08/7/2013 Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ban hành cáo trạng số 18/VKSNDTC-V1A truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung theo khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự, về tội “Ra Quyết định trái pháp luật”. Quyết định truy tố này của VKSNDTC ngay lập tức nhận được sự tán thưởng, đồng tình của đông đảo nhân dân thủ đô. Và hơn bao giờ hết, dư luận đang hết sức mong chờ một bản án xét xử đúng người, đúng tội của TAND thành phố Hà Nội đối với hành vi mà Trịnh Ngọc Chung đã gây ra.
Để kịp thời có những thông tin xác thực về vụ án, phóng viên Dân trí đã có buổi làm việc với luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, là người được ông Hoàng Ngọc Minh mời để bảo vệ quyền lợi cho gia đình ông trong vụ án này.
Cáo trạng truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của VKSNDTC
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Xin chào luật sư Trương Quốc Hòe, xin ông cho biết thời hạn để xét xử đối với bị can Trịnh Ngọc Chung được pháp luật quy định như thế nào?
Luật sư: Điều 176 Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định:
“Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử”
Bị can Trịnh Ngọc Chung bị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) truy tố bằng bản cáo trạng ngày 08/7/2013 theo khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự, về tội “Ra Quyết định trái pháp luật” với khung hình phạt đến 10năm tù, tức là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Dẫn chiếu theo quy định trên đây thì thời hạn đưa vụ án này ra xét xử tối đa không quá 4 tháng (kể cả trong trường hợp phức tạp) kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án.
Video đang HOT
Luật sư Trương Quốc Hòe: “Việc nguyên Trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng Trịnh Ngọc Chung có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng vẫn được tự do, gây cản trở việc điều tra, truy tố tội phạm, khiến cho xung quanh vụ án này đến nay vẫn còn tồn tại quá nhiều tin đồn về “thế lực ngầm” chống lưng, điều khiển”
Theo thông tin PV Dân trí được biết, hiện nay Trịnh Ngọc Chung đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú theo Lệnh số 11/VKSNDTC-C6(P1) ngày 08/5/2012 của cơ quan điều tra VKSNDTC, với tư cách là luật sư bảo vệ cho người bị hại, ông có bình luận gì về vấn đề này?
Theo hướng dẫn tại Điều 91 BLTTHS thì “Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án”.
Đây được xem là biện pháp ngăn chặn “nhẹ nhàng” nhất đối với bị can, bị cáo. Tuy nhiên, đối với hành vi phạm tội mang tính cố ý, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng bằng nhiều hành vi gian dối của Trịnh Ngọc Chung như: Chỉ đạo thư ký giả mạo chữ ký, thêm nội dung vào biên bản thi hành án trái với ý chí, nguyện vọng của đương sự, “tự chế” mẫu quyết định cưỡng chế sai với biểu mẫu theo quy định của Bộ tư pháp… thì biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” được áp dụng cho Trịnh Ngọc Chung là quá nhẹ, không tương xứng với hành vi phạm tội của y.
Vậy theo luật sư, có cần thiết phải thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Trịnh Ngọc Chung? Vì sao?
Theo tôi, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, ổn định dư luận xã hội xung quanh vụ án rất nghiêm trọng này rất cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc hơn đối với Trịnh Ngọc Chung, cụ thể cần thay đổi bằng biện pháp tạm giam vì những lý do sau đây:
Một là, theo quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự: “Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;”
Bị can Trịnh Ngọc Chung bị khởi tố về tội “Tội ra quyết định trái pháp luật” theo Khoản 3 Điều 296 BLHS – thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật.
Hai là, hành vi phạm tôi của Trịnh Ngọc Chung gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong vụ án này, vì những mục đích cá nhân Trịnh Ngọc Chung đã lợi dụng quyền hạn nhiệm vụ của mình được giao để giả mạo, sửa chữa hồ sơ thi hành án, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Thiệt hại do quyết định cưỡng chế giao nhà gây ra đối với gia đình 194 phố Huế, bao gồm chi phí cưỡng chế, thiệt hại do mất thu nhập từ việc cho thuê nhà 194 phố Huế, tiền thuê nhà cho các thành viên… theo bản cáo trạng của VKSNDTC đã lên tới6.696.053.000 đồng.
Tuy nhiên, thiệt hại thực tế tính đến thời điểm này đã lên đến hơn 10 tỷ đồng.
Ba là, biện pháp tạm giam được áp dụng còn để tránh việc bị can, bị cáo có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Trên thực tế Trịnh Ngọc Chung đã có hành vi sửa chữa giấy tờ, hồ sơ nhằm thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, gây cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ tư, về mặt dư luận xã hội, vụ án này được sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan ngôn luận và các tầng lớp nhân dân. Vì thế, việc nguyên Trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng Trịnh Ngọc Chung có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng vẫn được tự do, gây cản trở việc điều tra, truy tố tội phạm, khiến cho xung quanh vụ án này đến nay vẫn còn tồn tại quá nhiều tin đồn về “thế lực ngầm” chống lưng, điều khiển. Thậm chí, còn có nhiều thông tin về việc Trịnh Ngọc Chung đang cố gắng “quẫy đạp”, tố cáo nhiều quan chức cấp cao đã nhận tiền để lo lót, bao che cho việc phạm tội của y…. Những sự việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính nghiêm minh của pháp luật, tới uy tín của cơ quan công quyền nước ta trong mắt người dân.
Vì vậy, với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho gia đình 194 phố Huế, chúng tôi sẽ sớm chính thức đề nghị các Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can Trịnh Ngọc Chung.
Xin cảm ơn luật sư về cuộc trao đổi này!
Như vậy, sau 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế đến nay đã có kết quả của vụ việc. Đây là một trong những vụ án được đông đảo bạn đọc Dân trí quan tâm và gây bức xúc dư luận tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. Trong quá trình tác nghiệp điều tra vụ việc trên, PV Dân trí gặp phải không ít khó khăn trong việc thu thập tư liệu viết bài, cũng như có rất nhiều luồng dư luận “khóc mướn”, “tán thưởng” với việc làm trái pháp luật của bị can Trịnh Ngọc Chung. Đây chính là một “rào cản” lớn, một hình thức gây “sức ép” cản trở quá trình điều tra của cơ quan chức năng và Báo Dân trí. Đã có lúc đông đảo bạn đọc Dân trí tưởng chừng vụ án có thể “chìm xuồng”, rơi vào “ngõ cụt”, công lý sẽ không được thực thi!. Hiện nay, dư luận đang mong chờ vụ án 194 phố Huế sớm được TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừng trị thích đáng những kẻ lợi dụng quyền lực công để mưu cầu lợi ích riêng, thanh lọc cán bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến (thực hiện)
Theo Dantri
Kỳ án 194 phố Huế: Một "ngoại lệ" của pháp luật Việt Nam
Xung quanh việc chậm trễ truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Viện KSND tối cao khiến xuất hiện nhiều luồng dư luận trái chiều nhau. Có rất nhiều thông tin về một "thế lực ngầm" đứng sau chống đỡ cho bị can Chung dẫn đến vụ án cứ mãi "giậm chân tại chỗ".
Sau khi Dân trí đăng tải gần 30 bài báo phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong vụ án 194 phố Huế, tòa soạn đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của đông đảo bạn đọc.
Đã 2 năm qua kể từ ngày ông Trịnh Ngọc Chung, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Hai Bà Trưng ban hành quyết định cưỡng chế trái pháp luật số 07/QĐ-THA ngày 28/06/2011 khiến gần 20 con người trong gia đình 194 phố Huế rơi vào thảm cảnh mất nhà mất cửa, tan đàn xẻ nghé, kêu cứu khắp nơi. Sự kiện này đã trở thành " điểm nóng" trên các diễn dàn pháp lý thủ đô một thời gian dài và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cơ quan công luận. Tuy nhiên, đến nay vụ án này vẫn "đóng băng", gia đình 194 vẫn tiếp tục chịu nhiều cay đắng vì bị can Trịnh Ngọc Chung vẫn chưa bị truy tố theo quy định của pháp luật.
Xung quanh việc chậm trễ truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) cũng đã xảy ra nhiều luồng dư luận trái chiều nhau. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, sự việc phạm tội "rõ như ban ngày" của bị can Trịnh Ngọc Chung không thể "phủi sạch" trắng trơn được. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thông tin về một "thế lực ngầm" đứng sau chống đỡ cho ông Chung khiến vụ án cứ mãi "giậm chân tại chỗ". Điều ấy lý giải cho việc có hàng loạt các vấn đề "khó hiểu" đã và đang xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án này.
Để rộng đường dư luận, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) dưới góc nhìn pháp lý xung quanh vấn đề này. Luật sư Trương Quốc Hòe cho hay: Thời hạn điều tra của vụ án trên được kéo dài tối đa, còn thời hạn truy tố bị kéo dài vô hạn định. Cụ thể:
Thời hạn điều tra được kéo dài tối đa
Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
Theo nhận định của luật sư Phan Thị Lam Hồng - Đoàn luật sư TP. Hà Nội ( Dân trí đã đăng tải tại bài viết Vụ án 194 phố Huế: Hành vi phạm tội "rõ như ban ngày") thì căn cứ vào Điều 8 Bộ luật hình sự, tội " Ra quyết định trái pháp luật"(Điều 296) có khung hình phạt cao nhất là 10 năm tù giam - đương tương với loại tội phạm rất nghiêm trọng. Đối với loại tội phạm này, thời hạn điều tra nhiều nhất là 04 tháng và chỉ được gia hạn không quá 02 lần , mỗi lần không quá bốn tháng. Như vậy, thời hạn điều tra tối đa (kể cả gia hạn điều tra) là 12 tháng.
Đối với vụ án này, ngày 28/10/2011 Cục Điều tra (Cục 6) - VKSNDTC ra quyết định khởi tố vụ án số 27/VKSTC - C6 (P3) " Ra quyết định trái pháp luật" xảy ra tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Và ngày 26/10/2012, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã có kết luận điều tra số 39/VKSTC-C6(P1), trong đó kết luận bị can Trịnh Ngọc Chung, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có hành vi phạm tội "ra quyết định trái pháp luật", vi phạm điều 296 BLHS. Hồ sơ này đã được chuyển đến Vụ thực hành quyền Công tố và Kiểm sát điều tra hình sự về Trật tự - Xã hội VKSND Tối cao (vụ 1A) để giải quyết theo quy định của Pháp Luật.
Như vậy, đúng tròn 01 năm kể từ ngày khởi tố vụ án, cơ quan điều tra mới đưa ra được kết luận cuối cùng đối với hành vi phạm tội của bị can Trịnh Ngọc Chung. Điều này cho thấy tính chất rất nghiêm trọng, gây nguy hại rất lớn cho xã hội từ hành vi của bị can Chung trong việc ra quyết định cưỡng chế trái pháp luật. Khung hình phạt cho loại tội phạm này được quy định tại Khoản 3 Điều 296 BLHS.
"Điều 296. Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm".
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Cơ quan Điều tra VKSNDTC
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Thời hạn truy tố bị kéo dài vô hạn định
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Trương Quốc Hòe cho hay: Khó khăn lắm Cơ quan điều tra mới đưa ra bản kết luận hành vi phạm tội của bị can Trịnh Ngọc Chung dù sai phạm của bị can này đã quá rõ ràng, cụ thể. Thế nhưng, cơ quan pháp luật lại tiếp tục "ngâm" hồ sơ vụ án, và dường như "bỏ quên " thời hạn quyết định truy tố theo quy định tại Điều 166 BLTTHS.
Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố
1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng...
"Theo quy định trên, thời hạn để truy tố đối với bị can Trịnh Ngọc Chung không quá 45 ngày (kể cả thời gian gia hạn). Thế nhưng đã gần 8 tháng trôi qua kể từ khi có Kết luận điều tra, Cơ quan VKSNDTC vẫn chưa thể đưa ra Quyết định truy tố. Lý do nào khiến vụ án 194 phố Huế liên tục bị "làm khó"? Có hay không thế lực "thao túng" biến vụ án này thành một "ngoại lệ" của pháp luật?" - Luật sư Trương Quốc Hòe nhấn mạnh.
Đại diện gia đình số 194 phố Huế đau xót trình bày lại vụ việc cưỡng chế có nhiều uẩn khúc trên (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Dư luận mong mỏi VKSNDTC nhanh chóng ra Quyết định truy tố để làm căn cứ xét xử ông Trịnh Ngọc Chung - nguyên Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng về tội " Ra quyết định trái Pháp luật" nghiêm minh trước pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm, bảo vệ sự công bằng của pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN.
Lời kêu cứu thống thiết Trong bức "tâm thư" gửi ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội chính Trung ương, gia đình 194 phố Huế khắc khoải kêu cứu: "H ơn một năm trôi qua kể từ ngày được khởi tố vụ án đến nay, gia đình chúng tôi đã trải qua không biết bao nhiêu gian khó, cơ cực, tủi nhục, ly tán, con cái ốm đau, học hành sa sút, hạnh phúc riêng nhiều khi đứng trước nguy cơ tan vỡ... Thế nhưng, chúng tôi, một gia đình không may trở thành nạn nhân của một tội ác kinh tế vẫn cố gắng bảo ban, động viên nhau tin tưởng vào lẽ phải, tin tưởng vào sự công minh của pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta để chờ đợi và hy vọng. Tuy nhiên, dường như nỗi đau của chúng tôi lại tiếp tục bị chà đạp, niềm tin của chúng tôi tiếp tục bị thử thách khi liên tiếp trong tháng 02/2013 chúng tôi nhận được 02 Thông báo thi hành án của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội số 424/TB-CTHA ngày 05/02/2013 và số 433/TB-CTHA ngày 21/02/2013 Theo đó, chúng tôi được hiểu, một lần nữa Cơ quan Thi hành án vẫn khẳng định quyết tâm "thôn tính" ngôi nhà 194 phố Huế bất chấp các quy định của pháp luật, bất chấp vụ án "Ra quyết định trái pháp luật" đối với việc thi hành án ngôi nhà này còn chưa có kết luận cuối cùng?..." Nếu như vụ án chưa được khép lại, nếu như hành vi bán đấu giá trái phép ngôi nhà 194 phố Huế còn đang được điều tra thì căn cứ vào đâu Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội lại tự ý "xử lý" số tiền do bán đấu giá trái phép ngôi nhà 194 mà có? Đây có phải là sự tiếp tay của cơ quan thi hành án để tiếp tục hoàn thiện việc thi hành án vốn là trái pháp luật của ông Trịnh Ngọc Chung trước đây?
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Đã thấy ánh sáng công lý trong "Kỳ án 194 phố Huế" Hoan hô Dân trí - Sau một chặng đường khổ ải với 30 bài viết để tìm ra chân lý.... Thì đến nay mọi vấn đề "194 phố Huế "mờ ám đã được dần dần sáng tỏ. Mong rằng pháp luật sẽ xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng quyền lực để vơ vét..." Vụ án 194 phố Huế đã trở thành...