Bài 1: Nữ sinh buôn chiến tích “phòng the” ở quán trà đá
Tại quán trà đá gần ĐH Kiến trúc (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN) 3 nữ sinh mặt búng ra sữa ngồi tán chuyện bốp chát bằng những từ ngữ “rùng rợn” thu hút sự chú ý của mọi người.
Buôn chiến tích phòng the ở quán trà đá
Tại quán trà đá gần ĐH Kiến trúc (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN) 3 nữ sinh mặt búng ra sữa ngồi tán chuyện bốp chát bằng những từ ngữ “rùng rợn” thu hút sự chú ý của mọi người. Cô bé tóc dài cắt lớp xớp, nhuộm vàng hoe, đeo khuyên lưỡi nói: “Thế hôm qua đi nhà nghỉ thế nào, thằng đấy có “mạnh” không?”
Cô mặc áo hồng hở nửa vai đáp gọn lỏn: “(Câu văng bậy)… thằng đấy yếu không chơi được lâu. 3 hiệp đã nghỉ rồi”. Cô nữ sinh tóc vàng kia tiếp tục đáp: “(câu văng bậy)…chả bằng thằng bồ của tao, nó vừa ngoan, vừa dễ bảo đi nhà nghỉ với nó sướng lắm”.
Đang lúc cao trào một nữ sinh tuyên bố: “Tối nay tao đi nhà nghỉ đấy. Có đôi nào muốn bám đuôi không?”. Ngay sau đó cô nữ sinh này bị cô bạn thân sỉ vả: “con bạn thân đi nhà nghỉ mà còn rủ bọn này đi cùng thì mày làm được đ. gì”. Cô còn lại vẫn im hơi nặng tiếng giờ mới hất cằm bảo: “Tối nay tao với Hoa đi nhà nghỉ rồi, mày tưởng mình mày đi à”. Nói xong, cả 3 cười như phá nhà rồi nhanh chóng rời quán, lên xe máy rồ ga lao vụt đi.
Ba nữ sinh đi để lại nhiều cái lắc đầu ngao ngán từ phía những người đàn ông ngồi bên cạnh. Theo bà Chiến, chủ quán trà đá thì: “3 nữ sinh này đều học ở trường THPT L.T.V, mới lớp 11 nhưng lớn lắm, hiểu hết sự đời. Vì nhà gần đây nên chúng hay tụ hội ở quán trà đá này để bàn chuyện”. Anh Nguyễn Văn Tiến, làm thợ xây ở khu vực Nguyễn Trãi, thường xuyên ra quán uống trà đá nhận xét: “Đem cả chuyện chiến tích trong nhà nghỉ ra bàn luận rôm rả, học sinh bây giờ thật hết biết”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Có một điều lạ của học sinh bây giờ là nếu học sinh nào ngoan quá, không biết nói tục, chửi tục, nói những câu cửa miệng như: đ.m. vkl, v.l…sẽ bị cho là quê mùa và bị tẩy chay. Nếu ra quán net, trà chanh, trà đá bạn sẽ thấy học sinh bây giờ hư hỏng và tự do thích gì nói nấy không cần biết đến người xung quanh.
Trà đá nói tục, trà chanh chửi thề
Có thể gọi những quán trà chanh sau Nhà thờ Lớn Hà Nội là một “thiên đường” nói tục, chửi bậy của những học sinh mới choai choai nhưng đã cố tình tỏ ra mình hiểu biết. Văng tục, chửi thề tất cả từ thầy cô, bạn bè đến bố mẹ, anh chị.
Đang vui vẻ bỗng một nam sinh tóc vàng văng tục: “(Câu văng bậy)… hôm qua tui quay bài bị con mụ dạy Hóa nó bắt và đuổi ra ngoài bây giờ vẫn cay cú đéo chịu được”. Một cậu bạn có mái tóc như bờm ngựa bên cạnh an ủi: “Vl. Có đéo gì mà bạn phải xoắn nhỉ, kệ mụ ấy đi. Thôi mày bắn điếu thuốc đi cho nó hãnh diện vì được con mụ nó đuổi”.
Đang rôm rả một cậu bạn thêm vào: “Chủ nhật mày nói chuyện học hành tao mất cả hứng, chuyển chuyện khác cho nó máu. Bọn mày thấy con Tú dạo này ngon không”. “Trước tao thấy nó cặp với thằng Huy to còn gì”- một nam sinh thêm vào. Tiếp sau đó là cả một tràng nói tục tĩu về các bộ phận của con gái đem ra mổ xẻ khiến nhiều người phát ngượng.
Theo chủ quán, nhóm nam sinh viên này chủ yếu học trường THPT CVA, cứ tối thứ bảy là “đá” nhau một trận ở đây. Chị Huyền, chủ quán nước sau Nhà thờ Lớn Hà Nội, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Là phụ nữ nhiều lúc thấy ngượng khi học sinh mới 15 – 16 tuổi đầu đã văng tục, chửi thề, nói xấu con này, con kia ngực to, chân dài… bằng những lời lẽ hết sức thô tục”.
Theo ANTD
Nữ sinh văng tục: Thứ rác khó dọn
Hà Nội có hai thứ rác không đáng có và không thể chấp nhận được, đó là rác hoa (mỗi dịp qua tết) và rác ngôn ngữ - chính là việc văng tục, chửi thề. Rác hoa thì có thể dọn đi nhưng rác ngôn ngữ thì không.
Hai nữ sinh Hà Nội trong một vụ cãi vã to tiếng với nhau ngoài đường - Ảnh: Nguyễn Khánh
Văng tục, chửi thề ngày nay đã lây lan rất nhiều trong giới trẻ, trong đó có không ít nữ sinh. Họ cho mình sở hữu đặc quyền riêng đó và hân hoan sử dụng nó bất cứ lúc nào thích. Thật nguy hiểm vì việc đó đã trở thành một xu hướng, càng ghê gớm hơn khi xu hướng đó được giới trẻ thừa nhận và coi là điều bình thường. Nhiều nữ sinh lấy làm sung sướng dùng nó như câu cửa miệng hằng ngày.
Thật ra chửi thề xem ra cũng là một cách để giải tỏa bức xúc, tuy nhiên cần phải được xem xét và sử dụng trong bối cảnh, tình huống và không gian thích hợp. Tôi cũng đã có lần chửi thề, nhưng là chửi cái... ổ khóa, trong bối cảnh cũng chỉ có mình tôi với cái ổ khóa đó. Đó là lần tôi mệt mỏi kinh khủng nhưng lại bất lực trước cái ổ khóa cửa bị kẹt, câu chửi thề khiến tôi nhẹ nhõm hơn lúc đó. Nhưng với giới trẻ hiện nay thì hoàn toàn khác, họ sẵn sàng phun ra ở những chốn đông người đàng hoàng, ở những môi trường được gọi là văn hóa.
Tiếng Việt đa dạng, biết chơi chữ, sáng tạo ngôn ngữ một cách hồn nhiên là điều tốt, nhưng phải được chế ngự bằng một ý thức và tình yêu ngôn ngữ trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt phải phát triển tiến lên theo căn cơ của nó chứ không phải là sự bóp méo, lệch lạc.
Văng tục là chuyện "đầu môi chót lưỡi", ý thức riêng của một người và có vẻ như vô hại, nhưng khi ở trong một đám đông, lại là đám đông thân thiết sẽ vô tình hợp thành ý thức chung, ý chí chung từ đó mặc nhiên thừa nhận đó là điều nguy hiểm. Trong một thế giới IT thịnh hành, xã hội phát triển, sự giao lưu với phương Tây nhiều hơn... khiến lối ăn nói cởi mở hơn, tuy nhiên không phải vin vào đó để bao biện cho chính mình.
Theo tôi, lý do lớn nhất khiến văng tục trở thành vấn nạn chính là việc giới trẻ quá buông thả về ngôn ngữ, thiếu ý thức giữ gìn vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt và truyền thống văn hóa dân tộc. Trong lúc đó, do hoàn toàn không bị pháp luật cấm, không hề bị cản trở bởi một chế định hữu hình nào đó nó càng có cơ hội lan rộng ra.
"Chữa trị" nạn văng tục, chửi bậy xem ra chưa có được lời giải bởi lấy cái gì để chữa khi nó là một thứ mông lung nằm sâu trong giao tiếp đời sống hằng ngày. Rõ ràng không thể áp dụng biện pháp tình thế nào để khắc phục. Xã hội buộc phải sống chung với nó nhưng là sống ở thế chủ động, tẩy chay khi nó vượt quá mức độ cho phép, chứ không phải là a dua, tán đồng.
Tuy chữa khó nhưng ngăn ngừa và triệt tiêu từ khi còn mầm mống là điều hoàn toàn có thể. Đó là việc quay về sự căn cơ của ngôn ngữ, giáo dục từ cách "ăn, nói, gói, mở". Trong gia đình hãy bắt đầu từ những bài học sơ đẳng nhất, như: tránh nói trống không, xưng hô với người hơn tuổi phải đi kèm từ "ạ!"... Về lâu dài phải có giải pháp chiến lược về giáo dục ngôn ngữ từ cấp mẫu giáo cho đến đại học.
Theo Tuổi Trẻ
Nữ sinh văng tục - Kỳ 1: Ở đâu cũng nghe Là phái yếu và là biểu tượng của dịu dàng, thùy mị, nết na, nhưng thời gian gần đây nhiều nữ sinh Hà thành khiến nhiều người thảng thốt vì nạn... văng tục. Đáng ngại hơn, nhiều nữ sinh nghiện... văng tục và xem đó là "mốt"! Câu chuyện của nhóm bạn trẻ này tại quán nước trên phố Nhà Chung (Hà Nội)...