‘Bạch tuộc’ sa mạc sống cả nghìn năm có từ thời khủng long
Theo các nhà khoa học, cây bách lan đã có mặt trên trái đất từ thời khủng long. Một số cây lớn nhất được cho là đã sống hơn 3.000 năm với 2 lá phát triển ổn định từ đầu thời kỳ đồ sắt.
Cây bách lan có tên khoa học là Welwitschia mirabilis là loài cây duy nhất trên thế giới chỉ có 2 chiếc lá
Nó chỉ mọc ở sa mạc Namib ở Namibia – 1 trong những sa mạc khô cằn nhất thế giới
Cây bách lan là cây bụi thân gỗ thường cao chưa đến 1 mét, có ngoại hình xấu xí.
Như các loài cây hạt trần khác, bách lan không có hoa và sinh sản bằng nón đực và nón cái
Sở dĩ loài cây này có thể sinh sống được điều kiện cực hạn bởi những chiếc lá phân mảnh có dạng giống bạch tuộc
Video đang HOT
Cây già nhất còn tồn tại khoảng 2.000 năm tuổi. Vì vậy, nó có biệt danh là “hóa thạch sống”
Ở Namibia, bách lan đã được đưa vào quốc huy với tư cách là một loài cây biểu tượng của quốc gia này.
Lá của chúng không bao giờ rụng và mọc liên tục trong suốt cuộc đời của cây.
Do khí hậu khô cằn và sự bào mòn của cát ở sa mạc nên những chiếc lá của bách lan bị xé thành nhiều dải dài.
Lá của bách lan còn có thể điều chỉnh sắc tố. Ví dụ như trời nóng, lá sẽ có nhiều sắc tố đỏ để bảo vệ cây trước bức xạ của Mặt trời
Việc nghiên cứu gene của bách lan có thể giúp con người tạo ra những loại cây trồng sống khỏe và cần ít nước hơn
Sự thật về vòng tròn 'trên trời rơi xuống' ở Namibia khiến các nhà khoa học đau đầu suốt 5 thập kỷ
Trên những mảnh đất trống ở sa mạc Namibia, phía Nam châu Phi từ lâu đã xuất hiện rất nhiều vòng tròn kỳ lạ rộng tới vài mét. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều thập kỷ.
Sự xuất hiện của những vòng tròn bí ẩn
Trong suốt nhiều năm, ốc đảo cách bờ biển ở sa mạc Namibia khoảng 80 - 140 km xuất hiện hàng triệu vòng tròn kỳ lạ. (Ảnh: CNN)
Trong suốt nhiều năm, ốc đảo cách bờ biển ở sa mạc Namibia khoảng 80 - 140 km xuất hiện hàng triệu vòng tròn kỳ lạ. Đáng chú ý, xung quanh những vòng tròn này cỏ cây vẫn mọc tươi tốt. Họ đã đặt ra rất nhiều giả thuyết khác nhau về quá trình hình thành của các vòng tròn này.
Những vòng tròn thần tiên chính là những mảng đất hình tròn với bán kính dao động từ 2m đến 15m được bao quanh bởi cỏ khô và kéo dài lên đến gần 1.800 km trên hoang mạc Namibia. Những vòng tròn này ban đầu chỉ xuất hiện dọc theo sa mạc Namibia. Không lâu sau đó, những vòng tròn thần tiên tương tự đã được phát hiện ở gần thị trấn khai tác mỏ Newman tại Tây Úc.
Những vòng tròn là những mảng đất hình tròn với bán kính dao động từ 2m đến 15m được bao quanh bởi cỏ khô. (Ảnh: CNN)
Người dân ở Namibia cho rằng, yêu tinh đã tạo nên những vòng tròn này. Nhiều người còn không dám bước vào những vòng tròn bí ẩn này. Họ đã đặt tên cho chúng là những "vòng tròn thần tiên" hoặc vòng tròn "từ trên trời rơi xuống". Số lượng vòng tròn ngày một tăng lên. Được biết, những "vòng tròn thần tiên" nhỏ có tuổi thọ trung bình khoảng 24 năm trong khi các vòng tròn lớn hơn có thể tồn tại tới 75 năm. Mặc dù những hình tròn xuất hiện giữa đồng cỏ, song cỏ không tồn tại bên trong chúng.
Nhiều nhà khoa học đã tìm tới tận nơi để nghiên cứu chúng kể từ những năm 1970. Và họ đã đưa ra những giả thuyết như sau.
Giải mã bí ẩn
Các nhà khoa học đã đặt ra rất nhiều giả thuyết xung quanh sự hình thành của các vòng tròn thần tiên này. (Ảnh: CNN)
Vào tháng 3/2013, nhà sinh học Norbert Juergens của Đại học Hamburg (Đức) đã đưa ra giả thuyết cho rằng "kẻ" gây ra những vòng tròn thần tiên chính là loài mối Psammotermes allocerus thường sống ở khu vực sa mạc. Theo đó, những con mối cát đã làm hỏng bộ rễ của cỏ mọc ở bên trong vòng tròn, khiến cho cây cối ở đây bị chết héo. Giả thuyết cũng cho rằng, những đàn mối này đã xâm nhập và xâm chiếm lẫn nhau; trong khi đó, những đàn mối có kích thước tương tự khi gặp nhau, chúng sẽ không thể tiêu diệt lẫn nhau, thế nên chúng đã tạo ra những vùng đệm "quốc tế" ở giữa chúng.
Thế nhưng, một nghiên cứu tại Úc vào năm 2016 đã không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng nào giữa những con mối cùng với hiện tượng này. Cụ thể, nhóm nghiên cứu này đã đào tổng cộng 154 cái hố trải dài đến 12km. Kết quả cho thấy, trên nền đất có tỷ lệ đất sét tương tự với đất ở bên trong vòng tròn. Đồng thời, họ cũng không tìm thấy con đường mối đào. Như vậy, có thể hiểu, loài mối dường như không phải là nguyên nhân dẫn đến những vòng tròn này.
Giả thuyết đầu tiên họ cho rằng những vòng tròn này do loài mối sa mạc gây ra. (Ảnh: CNN)
Để chắc chắn hơn, nhóm các nhà khoa học này đã sử dụng drone để đánh dấu vị trí của từng khu vực trên bản đồ, xem những nơi nào mà thảm thực vật sẽ bị mối tấn công một cách rõ ràng nhất. Họ đã phát hiện ra một số chi tiết bất ngờ, ví dụ như ngưỡng quy mô của những vòng tròn bí ẩn này. Thông qua việc sử dụng những hình ảnh từ Google Earth, họ thấy rằng, những vòng tròn tại Úc dù kích cỡ không bằng, nhưng lại có cấu tạo tương đồng. Từ đây, họ đã đưa ra giả thuyết thứ hai.
Các nhà khoa học Úc cho rằng, những vòng tròn thần tiên này là kết quả của sự cạnh tranh đến từ các loài thực vật trước tình trạng nguồn nước tại Namibia vô cùng khan hiếm. Do đất ở sa mạc nghèo dinh dưỡng và thiếu mưa nên nó đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các loài cây trong sa mạc. Cụ thể, các loại cây mạnh mẽ hơn ở bên ngoài vòng tròn đã hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng và khiến cho nhiều loài cây con, cây non trong vòng héo khô, úa tàn và không thể phát triển được nữa.
Sau khi đào vòng tròn lên, các nhà khoa học thấy rằng các loại cây cỏ ở đây có sự cạnh tranh khốc liệt. (Ảnh: CNN)
Các nhà khoa học của đại học Gttingen, Đức cũng có kết quả nghiên cứu tương tự. Họ đã đo độ ẩm đất liên tục chứng minh rằng cỏ xung quanh làm cạn kiệt nước trong vòng tròn, từ đó có thể làm chết cỏ bên trong. Nhóm chuyên gia lắp đặt nhiều cảm biến độ ẩm của đất trong và xung quanh các vòng tròn thần tiên để đo hàm lượng nước từ mùa khô năm 2020 đến cuối mùa mưa 2022. Dữ liệu cho thấy khoảng 10 ngày sau khi mưa, cỏ trong các vòng tròn bắt đầu chết và hầu hết khu vực bên trong vòng tròn hoàn toàn không có cỏ nảy mầm. 20 ngày sau khi mưa, cỏ trong vòng tròn chết hẳn và chuyển màu vàng úa trong khi những đám cỏ xung quanh vẫn xanh tươi.
Cuối cùng, sự xuất hiện bí ẩn của những vòng tròn "từ trên trời rơi xuống" đã được giải đáp. (Ảnh: CNN)
Khi kiểm tra rễ của cỏ trong vòng tròn và so sánh với cỏ xanh bên ngoài, nhóm nghiên cứu nhận thấy rễ của cỏ trong vòng tròn dài bằng hoặc thậm chí dài hơn rễ bên ngoài. Điều này cho thấy cỏ đang nỗ lực phát triển rễ để tìm kiếm nước, nhưng vẫn không thể nào cạnh tranh được với cây ở ngoài vòng.
Các nhà khoa học cũng đưa ra nhận định rằng, đây chính là bằng chứng cho hiện tượng "tối ưu bầy đàn" - trong khi các loài động thực vật đơn lẻ kết hợp lại thành một tập thể để phát triển.
Vì sao bạch tuộc ở Nam Cực không bị đóng băng ở nhiệt độ siêu lạnh? 'Máy bơm protein' trong tế bào bạch tuộc ở Nam Cực hoạt động tốt hơn ở -1,8 °C so với đồng loại ở ôn đới. Đó có thể là lý do giúp bạch tuộc ở Nam Cực không bị đóng băng ở nhiệt độ siêu lạnh. Bạch tuộc Nam Cực sống ở vùng nước lạnh nhất thế giới, nơi nhiệt độ thường xuyên...