Bạch tuộc có thể tuyệt chủng nếu đại dương nóng liên tục
Các nhà nghiên cứu Úc cho biết nhiệt độ nóng lên toàn cầu có thể khiến bạch tuộc bị mù và khó khăn để sinh tồn vào cuối thế kỷ này nếu nhiệt độ đại dương tăng liên tục như hiện nay.
Trong khi nghiên cứu trước đây cho thấy bạch tuộc có khả năng thích nghi cao, thì nghiên cứu mới nhất cho rằng nhiệt độ nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến suy giảm thị lực và tăng tỷ lệ tử vong ở các con bạch tuộc mang thai và bạch tuộc non.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc mất thị lực sẽ gây ra hậu quả đáng kể đối với bạch tuộc vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào thị giác để sinh tồn. Khoảng 70% bộ não bạch tuộc được dành riêng cho thị giác. Mắt của bạch tuộc đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp, phát hiện kẻ săn mồi cũng như con mồi.
Một con bạch tuộc bơi trong bể tại Thủy cung Sea Life (Oberhausen, Đức), ngày 9.10.2010. Ảnh REUTERS
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm cho bạch tuộc mang thai và bạch tuộc non tiếp xúc với 3 mức nhiệt trung bình khác nhau là 19C (nhiệt độ bình thường), 22C (nhiệt độ mùa hè hiện nay) và 25C (nhiệt độ mùa hè dự kiến vào năm 2100). Bạch tuộc tiếp xúc với nhiệt độ 25C được phát hiện sản sinh ít protein cho thị giác hơn đáng kể so với những con bạch tuộc ở nhiệt độ khác.
Bà Qiaz Hua, nghiên cứu sinh tại Trường Khoa học Sinh học của Đại học Adelaide (Úc) và tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Một trong số đó là protein – chất được tìm thấy rất nhiều trong mắt động vật để duy trì độ trong suốt của thấu kính và độ rõ quang học, còn một chất khác chịu trách nhiệm tái tạo sắc tố thị giác trong cơ quan cảm quang của mắt”.
Tháng 3 đánh dấu kỷ lục mới về nhiệt độ toàn cầu
Nghiên cứu cũng cho thấy nhiệt độ cao hơn có liên quan đến tỷ lệ chết cao hơn ở bạch tuộc con và bạch tuộc cái có thai. Trứng không nở ở 2 trong số 3 giống bạch tuộc được nuôi ở nhiệt độ 25C.
Các nhà khoa học cho biết bạch tuộc mẹ có “dấu hiệu căng thẳng rõ ràng”, trong khi không xuất hiện dấu hiệu này ở những con bạch tuộc tại mức nhiệt thấp hơn. Đồng thời, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con non sống sót có biểu hiện “căng thẳng nhiệt rất lớn và khó có thể sống sót đến tuổi trưởng thành”.
Bà Qiaz Hua cho biết điều đó có nghĩa là “sự nóng lên toàn cầu có thể tác động đồng thời đến nhiều thế hệ. Thậm chí, với một loài có khả năng thích nghi cao như bạch tuộc, chúng cũng có thể không thể tồn tại trước những thay đổi của đại dương trong tương lai”.
Bà Bronwyn Gillanders tại Đại học Adelaide và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Chỉ cần thay đổi khoảng 3C, chúng ta sẽ bắt đầu thấy sự suy yếu của các sinh vật”. Bà Gillanders lưu ý thêm rằng nghiên cứu này không là sự mô phỏng giống hoàn toàn những gì xảy ra trong bối cảnh nóng lên toàn cầu, vì thực tế bạch tuộc phải đối mặt với sự gia tăng nhiệt độ nhanh hơn trong thập kỷ tới.
Bà Jasmin Martino, nhà sinh thái học thủy sinh tại Đại học New South Wales (Úc) và không tham gia vào nghiên cứu, đánh giá những phát hiện này mâu thuẫn với các tài liệu trước đây cho rằng động vật chân đầu (gồm bạch tuộc và mực) có thể vượt qua mọi điều kiện khí hậu do khả năng thích ứng tốt. Bà bình luận rằng: “Nghiên cứu này chỉ ra rằng phản ứng suy yếu của bạch tuộc ở những vùng không thể tránh khỏi gia tăng nhiệt độ như các vùng nhiệt đới”.
Cảnh báo nhiệt độ nước biển nóng lên đe dọa sự tồn tại của loài bạch tuộc
Sốc nhiệt do nhiệt độ nước biển tăng có nguy cơ làm giảm thị lực của bạch tuộc và đe dọa sự tồn tại của loài sinh vật này.
Các nhà nghiên cứu Australia đưa ra cảnh báo trên trong một nghiên cứu được công bố ngày 5/4.
Các nhà nghiên cứu đã xác định 2 loại protein có vai trò quan trọng đối với thị giác của bạch tuộc, trong đó một loại duy trì độ trong của thủy tinh thể và một loại tái tạo các sắc tố trong các tế bào cảm thụ ánh sáng của mắt. Kết quả nghiên cứu quốc tế do Đại học Adelaide dẫn đầu cho thấy hàm lượng các protein này giảm đáng kể khi nước biển nóng lên, từ đó làm giảm thị lực của bạch tuộc.
Để đưa ra kết luận trên, nhóm nhà khoa học đã cho phôi của bạch tuộc berrima tiếp xúc với các mức nhiệt của nước 19, 22 và 25 độ C để mô phỏng nhiệt độ đại dương vào mùa hè hiện nay và nhiệt độ dự kiến vào mùa hè năm 2100.
Gần 70% não của bạch tuộc dành cho việc cảm nhận thị giác, cao hơn 20% so với não bộ của người. Theo tác giả nghiên cứu Qiaz Hua, bạch tuộc sử dụng thị giác để nhận biết chiều sâu, phát hiện sự chuyển động, giao tiếp và phát hiện con mồi và kẻ săn mồi. Do đó, thị lực giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của loài này trong môi trường tự nhiên khi khả năng tìm kiếm thức ăn thấp và nguy cơ trở thành thức ăn của các loài khác gia tăng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện nhiệt độ nước biển nóng lên trong tương lai cũng làm giảm tỷ lệ trứng nở. Nghiên cứu mô phỏng 3 lứa bạch tuộc và kết quả cho thấy 2 lứa không có trứng nở và 1 lứa còn lại chỉ có 50% số trứng nở.
Bà Qiaz Hua nhấn mạnh nghiên cứu chứng tỏ ngay cả loài sinh vật có khả năng thích nghi cao như bạch tuộc cũng có thể khó tồn tại trước những thay đổi của đại dương trong tương lai.
LHQ dự báo thời tiết năm nay còn nóng hơn, trái đất 'đang bên bờ vực' Cơ quan khí hậu Liên Hiệp Quốc dự báo năm 2024 sẽ phá vỡ kỷ lục nắng nóng của năm 2023, đẩy trái đất đến 'bờ vực'. Người dân tại vùng Bulawayo ở Zimbabwe lấy nước giếng giữa nắng nóng và hạn hán đang hoành hành. ẢnhREUTERS Hãng AFP ngày 19.3 dẫn dự báo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc...