Bác tin nguyên giám đốc sở tử vong do ăn tiết canh dơi
Nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Bạc Liêu – ông H. M. H (59 tuổi, ngụ thị trấn Phước Long, huyện Phước Long) tử vong không phải do ăn tiết canh dơi như các phương tiện truyền thông đưa tin.
Đó là khẳng định cuối cùng của Sở Y tế Bạc Liêu khi báo chí đưa thông tin ông H. tử vong do ăn tiết canh dơi.
Ngày 29.12, nguồn tin cho biết, Sở Y tế Bạc Liêu đã có báo cáo chính thức gửi Bộ Y tế, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh nói rõ về nguyên nhân tử vong của ông H.
Báo cáo nêu rõ: Vào ngày 8.12, nạn nhân có đi dự đám giỗ tại nhà ông Hùng ở thị trấn Phước Long. Những người đến đám giỗ có ăn các thức ăn gồm: mì xào, thịt heo kho, cà ri gà, lẩu chua và thức uống là bia.
Ông Hùng khẳng định với ngành chức năng trong buổi tiệc không có món tiết canh. Ngoài ra, những người cùng dự đám giỗ đến chiều ngày 14.12 vẫn khỏe mạnh, không ai có triệu chứng bất thường (trừ ông H).
Đoàn xác minh làm việc với Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long, ghi nhận, ông H nhập viện lúc 7 giờ 30 ngày 9.12 trong tình trạng lơ mơ, bứt rứt, da nổi bong, sốt cao 40 độ C, môi tái, sau đó ngưng tim.
Video đang HOT
Nguyên nhân ông H. tử vong được xác định là do sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa, biến chứng suy đa cơ quan, hạ đường huyết, ngưng hô hấp tuần hoàn. Sở Y tế Bạc Liêu khẳng định nạn nhân tử vong không phải do ngộ độc thực phẩm.
Sở Y tế tỉnh này đề nghị các báo khi thông tin sự việc phải xác minh rõ ràng, cụ thể, đúng sự thật nhằm không gây ảnh hưởng xấu trong dư luận và ảnh hưởng đến ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo Danviet
Vợ nấu thức ăn chưa chín kỹ, chồng thập tử nhất sinh
Chỉ vài giờ sau khi ăn món huyết xào giá đỗ, nam bệnh nhân bắt đầu lên cơn sốt cao, phải nhập viện trong tình trạng sốc, tụt huyết áp. Qua xét nghiệm bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Ngày 10/9, ThS.BS Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc Người lớn, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (TPHCM) cho biết, khoa vừa tiếp nhận một trường hợp bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do bệnh viện Đa Khoa Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre chuyển tới.
Trước đó, vào ngày 9/9, nam bệnh nhân là B.V.N. (35 tuổi, ngụ tại Châu Thành, Bến Tre) được người nhà đưa vào bệnh viện với bệnh cảnh lơ mơ, sốt cao, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết ngoài da...
Chỉ vì ăn món huyết nấu chưa chín kỹ, bệnh nhân rơi vào nguy kịch. Xuất huyết dưới da nổi khắp cơ thể người bệnh.
Sau khi xác định bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu đã khẩn cấp chuyển bệnh nhân lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM để được hỗ trợ chuyên môn sâu. Tại đây, qua các kết quả thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân đã bị sốc, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, suy đa tạng.
Bệnh viện tiến hành hồi sức tích cực chống sốc, cho bệnh nhân sử dụng thuốc vận mạch, hỗ trợ thở máy, sử dụng kháng sinh mạnh, chỉ định lọc máu. Sau một ngày nỗ lực cứu chữa, huyết áp bệnh nhân đã tạm ổn, nhưng tri giác còn lơ mơ. Dự kiến, bệnh nhân sẽ phải điều trị tích cực trong thời gian 1 đến 2 tuần. Chi phí điều trị mỗi ngày có thể tốn khoảng 10 triệu đồng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đang điều trị tích cực cho người bệnh
Qua thông tin từ chị T.T.M.H (vợ bệnh nhân), ngày 7/9, chị đi chợ mua huyết heo (lợn) cùng thịt heo về chế biến làm món huyết xào giá đỗ và lá hẹ, thịt heo làm món kho. "Huyết heo tôi mua tại chợ đã được luộc sẵn thành từng cục. Nghĩ là huyết đã chín nên khi làm món xào, tôi chỉ đảo qua rồi cho rau vào. Cả 2 vợ chồng tôi cùng ăn món huyết, còn con gái 17 tháng tuổi thì ăn thịt kho. Sau khi ăn bữa trưa và bữa tối, đến nửa đêm ngày 7/9 anh ấy bắt đầu than mệt. Tôi lấy thuốc cho uống nhưng tình trạng sốt cao, li bì không thuyên giảm. Đến ngày thứ 2 các mảng xuất huyết ngoài da bắt đầu xuất hiện khắp người. Vợ chồng tôi cùng ăn món huyết, nhưng chẳng hiểu sao chỉ có anh ấy bị nhiễm bệnh", chị H. nói.
Phân tích chuyên môn của ThS.BS Nguyễn Văn Hảo cho thấy, liên cầu khuẩn từ lợn mang bệnh có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất bài tiết của lợn (vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương, vết xước trên cơ thể người) hoặc ăn những sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín, đặc biệt là tiết canh. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường máu rồi tấn công lên não, gây ra tình trạng viêm màng não mủ.
Có 2 thể nhiễm liên cầu khuẩn lợn thường gặp là viêm màng não mủ, tỷ lệ bệnh nhân tử vong chỉ khoảng 2% đến 3%; thể nhiễm trùng huyết tối cấp, nếu có biểu hiện sốc, tụt huyết áp, trụy mạch, tỷ lệ bệnh nhân tử vong lên tới 80% đến 90%.
Đây là bệnh cảnh nhiễm trùng, nếu may mắn thoát khỏi nguy kịch, người bệnh gần như sẽ bình phục sức khỏe hoàn toàn như trước khi mắc bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị khá khó khăn và rất tốn kém.
ThS.BS Hảo cho rằng, liên cầu khuẩn lợn là bệnh nguy hiểm, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao; tuy nhiên người dân vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về bệnh, nhiều người vẫn chế biến món tiết canh từ huyết tươi của lợn, thậm chí món ăn chứa cả ổ vi trùng này còn được bán tại các quán ăn, nhà hàng.
Thống kê tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho thấy, từ đầu năm đến nay tại bệnh viện đã tiếp nhận 10 trường hợp mắc phải căn bệnh nguy hiểm trên. 2 bệnh nhân trong số đó đã không thể qua được cơn nguy kịch do sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan.
Để tránh nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn, ThS.BS Hảo khuyến cáo những hộ gia đình chăn nuôi loài động vật này nên chú ý vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, vệ sinh cơ thể, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch sau khi tiếp xúc với lợn. Tuyệt đối không ăn tiết canh, chỉ ăn những món chế biến từ thịt lợn, các sản phẩn từ lợn khi đã được nấu chín.
Vân Sơn
Email: vansondantri@gmail.com
Theo Dantri
Những món ăn kinh dị mới nhìn đã ngất trên thế giới Côn trùng, giòi sống đang ngọ nguậy, thịt chuột lang, bọ cạp, tiết canh... là những món ăn kinh dị nhất thế giới vừa được trang CNN bình chọn. Trong danh sách những món ăn kinh dị nhất thế giới của CNN này, Việt Nam có 3 món là tiết canh, thịt chó, thịt rắn. Trong ảnh là món tiết canh lợn không...