Bác thông tin 1 ngày họp Quốc hội hết 1 tỷ đồng
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc tuyên bố, thông tin cho rằng một ngày họp Quốc hội chi phí hết 1 tỷ đồng, là “không có cơ sở”.
Tuyên bố trên của ông Nguyễn Hạnh Phúc được đưa ra tại cuộc họp báo khi kết thúc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chiêu nay (29/11).
Theo ông Nguyên Hanh Phuc, hội trường họp Quốc hội là do Bộ Quốc phòng cho mượn. Công tác bảo vệ kỳ họp do lực lượng công an hỗ trợ; Chi phí của kỳ họp chỉ là chi phí tiền ăn hàng ngày và tiền ở khách sạn cho các ĐBQH theo tiêu chuẩn, không có khoản nào khác.
Trươc đo, ngay 4/11, phát biểu tại phiên họp Quốc hội (QH) về dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sáng, ĐB Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đã “phê” các kỳ họp QH còn kéo dài, gây lãng phí thời gian và ngân sách. Ông Tuấn cho rằng dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí chưa đề cập được trách nhiệm của QH về vấn đề này.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận “đề nghị của đại biểu về rút ngắn thời gian họp của QH rất đúng” và phù hợp với Đề án đổi mới hoạt động của QH.
Ky hop thư 6, quôc hôi khoa XIII đa kêt thuc vao 29/11. Rut ngăn 1 ngày so vơi dư tính.
Về tên gọi đúng của bản Hiến pháp vừa được QH thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu cho biết: Do đã được Quốc hội thông qua nên 2 chữ “sửa đổi” phía sau không còn cần thiết; và do nước ta chỉ có một bản Hiến pháp duy nhất nên cũng không cần phải rạch ròi viết thêm số năm tháng vào sau. Do đó, tên gọi đúng là “Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội cho biết, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức hữu quan có kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết vừa được thông qua, bảo đảm để các quyết định của Quốc hội được triển khai đồng bộ, toàn diện và có kết quả trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước.
Về nguyên tắc lựa chọn các Bộ trưởng và Trưởng ngành cho phiên chất vất, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã nhắc lại quy trình lựa chọn. Theo đó, chọn Bộ trưởng nào trả lời thì phải trên cơ sở có nhiều câu hỏi của các ĐBQH. Sau đó phân lọc từ cao xuống thấp (có Bộ trưởng không có câu hỏi nào cả như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử), chọn lọc những vấn đề cử tri đang bức xúc, và ưu tiên Bộ trưởng nào chưa trả lời. Sau đó một danh sách 5 người được gửi đến các vị ĐBQH để gút lại 4 Bộ trưởng, Trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn.
“Có người hỏi tôi sao không chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế? Thực tế nữ bộ trưởng này chỉ nhận được 28 ý kiến, trong khi các bộ trưởng khác thì có trên 100 ý kiến chất vấn. Vì thế đã thiết kế là trong phiên chất vấn, khi có câu hỏi liên quan đến lĩnh vực y tế thì Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ tham gia trả lời thêm”- ông Hạnh Phúc nói.
Liên quan đến tiết kiệm chi tiêu công ngay tại kỳ họp 6, khi có ý kiến ĐBQH cho rằng kỳ họp này kéo dài, có thể rút gọn lại được từ 5-6 ngày để tiết kiệm chi phí, ông Phúc khẳng định: Bản thân Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các vị ĐBQH đều muốn rút ngắn thời gian họp. Tuy nhiên kỳ họp này liên quan đến công tác nhân sự, phải làm theo đúng quy trình nên kéo dài hơn các kỳ họp trước, thực tế đã rút gọn 1 ngày làm việc, do có sự điều chỉnh lại công tác xây dựng luật.
Đôi vơi viêc có trùng lặp nội dung “Thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng, và phát triển kinh tế xã hội” giữa Hiến pháp và Luật Đất đai vừa được thông qua hay không? Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu đồng giải thích. Theo đó, Luật Đất đai đã được sửa theo hướng điều 54 của Hiến pháp, trên nguyên tắc công khai, minh bạch công tác bồi thường, chỉ thu hồi đất trong trường hợp thực sự cần thiết…, không hề có sự trùng lặp.
Theo Công Khanh
Đã có chế tài để các Bộ trưởng thực hiện lời hứa
"Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn chính là chế tài. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.
Sau 40 ngày làm việc, chiều nay 29/11, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 sẽ bế mạc, trao đổi với PV Infonet sáng nay, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây là kỳ họp rất thành công trên mọi phương diện.
Thưa ông, sau 40 ngày làm việc, chiều nay 29/11 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 sẽ kết thúc, ông có ý kiến đánh giá như thế nào về kỳ họp lần này?
Đây là một kỳ họp rất thành công trên mọi phương diện. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Những nội dung này rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Ngoài ra, trong quá trình giám sát tại kỳ họp này, Quốc hội được nghe Chính phủ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn của Quốc hội tại các kỳ họp thứ 3, 4 và 5 - Quốc hội khóa XIII. Đây là sự đổi mới mà từ trước tới nay Quốc hội chưa có thông lệ này. Sự đổi mới này thể hiện tinh thần nêu cao ý thức, trách nhiệm của các Bộ trưởng, các cơ quan của Chính phủ với việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội. Từ đó, đánh giá lại để có sự liên hệ giữa vấn đề gì làm được và chưa làm được, cần tiếp tục hoàn thiện.
Cũng tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIII, Quốc hội tiếp tục ra Nghị quyết về chất vấn và tăng độ giám sát liên quan đến quá trình giám sát của Quốc hội về các lĩnh vực sách giáo khoa, y tế... Điều này thể hiện Quốc hội ngày càng nâng cao vị trí, vị thế và việc thực hiện quyền giám sát tối cao để giúp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (Ảnh: Xuân Hải)
Trong chương trình nghị sự tại kỳ họp này, Quốc hội đã rút bớt hai dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, để rút ngắn thời gian kỳ họp. Ông có thể cho biết lý do rút hai dự án luật này?
Trong quá trình chuẩn bị, do có một số nội dung của hai dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cần phải nghiên cứu thật thấu đáo, nên Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho lùi hai dự án luật này sang kỳ họp thứ 7 sẽ thảo luận. Quốc hội đã nhất trí và sẽ bàn về hai dự án Luật này vào kỳ họp tiếp theo.
Theo ông, đâu là điểm nhấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII được các ĐBQH tâm đắc nhất?
Theo tôi, tâm đắc nhất là việc Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi năm 1992 với kết quả 97,59 %. Đây là một kết quả ấn tượng, thể hiện rõ ý chí nguyện vọng của nhân dân với ĐBQH là người đại diện, đã thực hiện đúng tâm nguyện của mọi người dân, hợp ý Đảng, lòng dân một cách rất mạnh mẽ.
Thành công của kỳ họp này đã thể hiện điều gì, thưa ông?
Theo tôi, đây là một kỳ họp cuối năm nên các ĐBQH đều rất bận rộn với nhiều công việc. Nhưng phải khẳng định rằng, các ĐBQH đã làm việc với tinh thần tập trung rất cao, đem hết tâm sức của mình để đóng góp cho sự thành công của kỳ họp và thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm rất cao trong công việc. Mỗi vị ĐBQH đều đã đem hết tâm huyết, nhiệt tình của họ để thực hiện trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội đã có Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, nhưng để biến lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành thành hiện thực, cần phải có chế tài như thế nào, thưa ông?
Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn chính là chế tài. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành tại kỳ họp này sẽ được Quốc hội giám sát như thế nào?
Các Bộ trưởng và trưởng ngành đã cam kết một số vấn đề cần thực hiện và những cam kết này được đưa vào Nghị quyết, đồng thời xin ý kiến các ĐBQH để trình ra Quốc hội thông qua và thực hiện giám sát.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Xuân Hải
Sẽ có "sự thật" là ông Chấn "tự chặt chân mình" "Suy đoán có tội" đã được Ủy viên ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, có lẽ là không ngẫu nhiên, phát biểu trước Quốc hội. Ông Chấn khi được tạm đình chỉ thi hành án Đại ý bà nói nếu cơ quan điều tra không chứng minh được Lý Nguyễn Chung, nghi phạm vừa tự thú trong vụ giết người 10 năm...