Bác sỹ Đồng Tháp sáng chế robot phục vụ người bệnh mắc COVID-19
Điểm nổi bật của robot là được tích hợp camera và thiết bị âm thanh để phát nhạc hiệu thông báo cho người bên trong ra nhận đồ, khi đi đến đúng phòng.
Hiện tại, thiết bị đang đảm nhận việc mang thực phẩm, thuốc uống đến cho người đang điều trị tại khu cách ly y tế của bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đang điều trị cho 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo từ bệnh nhân cho nhân viên y tế, bác sỹ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc) đã nghiên cứu, sáng tạo thành công thiết bị y tế “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly”.
Bác sỹ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm – Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp điều khiển thiết bị y tế được gọi là “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly”.
Theo bác sĩ Lâm, thiết bị nặng 4,5 kg nhưng có khả năng vận chuyển trọng lượng lên đến 10 kg, sóng truyền xa khoảng 40 m, pin sạc có thể sử dụng liên tục 6 giờ với chi phí chưa tới 2 triệu đồng. Điểm nổi bật của robot là được tích hợp camera và thiết bị âm thanh để phát nhạc hiệu thông báo cho người bên trong ra nhận đồ, khi đi đến đúng phòng. Hiện tại, thiết bị đang đảm nhận việc mang thực phẩm, thuốc uống đến cho người đang điều trị tại khu cách ly y tế của bệnh viện.
“Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly”.
Tác giả chia sẻ, trước tình hình cấp bách trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chỉ trong chưa đến một tuần nghiên cứu, trực tiếp thiết kế, lắp ráp “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly” đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Do thiết kế nhỏ gọn nên robot có thể dễ dàng di chuyển ở những không gian nhỏ hẹp. Tuy nhiên, trên thiết bị đầu tiên, công tắc khởi động được đặt trên thân máy nên quá trình thao tác có hạn chế đối với người dùng, vì vậy khi “khai sinh”thiết bị thứ 2, công tắc khởi động được tích hợp ngay trên bộ phận điều khiển, giúp người vận hành hoàn toàn không tiếp xúc với robot. Toàn bộ thao tác này được điều khiển từ xa thông qua hình ảnh tương thích trên điện thoại di động.
Ông Nguyễn Lâm Thái Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đánh giá, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc là đơn vị tiếp nhận thu dung và điều trị 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Hàng ngày, nhân viên y tế phải ra vào khu cách ly và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nên nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Vì vậy, thiết bị “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly” do bác sỹ Lâm sáng tạo là một sáng kiến mang tính thiết thực cao, giúp giảm tần suất tiếp xúc với bệnh nhân, từ đó giảm được nguy cơ lây chéo trong quá trình điều trị. Hy vọng sáng kiến này sẽ thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo trong lực lượng y tế tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19.
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm – Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (bên trái) được Giám đốc Sở Y tế tỉnh tuyên dương đột xuất về thành tích trong nghiên cứu, sáng tạo thành công “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly”.
Để kịp thời ghi nhận, biểu dương sáng tạo trên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh đã trao Giấy khen cho bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc) về thành tích đột xuất trong nghiên cứu, sáng tạo thành công “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly”.
Được biết, trong 17 năm gắn bó với ngành y, bác sỹ Lâm đã đóng góp nhiều sáng kiến hữu ích, 4 lần được tuyên dương sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp và 1 lần vinh danh tại Giải Sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia năm 2012-2013.
Chương Đài
Người bệnh thì cứ tăng mà nhân lực thì có hạn, đây là 5 loại robot Trung Quốc sử dụng để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19
Trung Quốc hiện đang là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới. Nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và giải quyết bài toán thiếu nhân lực, Trung Quốc đã sử dụng 5 loại robot tự hành tân tiến dưới đây.
Dịch lây lan mạnh nên tất cả người dân được khuyến cáo không nên ra đường, các hoạt động mua bán gần như ngưng trệ nhưng người thì không thể không ăn được.
Các xe đồ ăn tự hành nhận order qua ứng dụng
Một công ty có tên là Meituan đã tung ra mẫu robot có thể nhận order qua mạng, sau đó vận chuyển trực tiếp đến nhà khách hàng, dĩ nhiên các biện pháp khử trùng được thực hiện rất nhiều lần trong ngày. Hiện tại dịch vụ này chỉ sử dụng được tại một số quận của thành phố Bắc Kinh.
Ngoài vận chuyển đồ tạp hóa thì bạn nào lười có thể đặt đồ ăn nấu sẵn. Các robot này có thể hoạt động trong phạm vi 1 dặm và mang được 50 bữa ăn trong 1 chuyến.
Các robot giao đồ ăn được sử dụng rất nhiều ở các bệnh viện tại Thẩm Quyến và Quảng Đông.
Robot phục vụ đồ ăn Foodom
Giao đồ ăn đã tự động hóa rồi, nên nấu ăn cũng cố gắng hạn chế tác động của con người. Một loại robot có tên là Foodom tại tâm dịch Vũ Hán có thể phục vụ 120 suất cơm mỗi giờ, phục vụ một lượng lớn nhu cầu của các bệnh nhân, bác sĩ tại đây.
Việc lau chùi, khử trùng hằng ngày tại bệnh viện là rất cần thiết nhưng lại quá tốn thời gian. TMIRob đã giới thiệu một robot có thể tiêu diệt mầm bệnh tại bệnh viện bằng cách phun Hydrogen Peroxide (Oxi già) và chiếu tia UV.
Robot khử trùng hoạt động trong bệnh viện
Cuối cùng là công tác phát hiện sớm người nhiễm bệnh đã có một robot có thể đo thân nhiệt phụ trách. Startup Gosuncn cho biết chúng có thể nhận biết thân nhiệt khác thường ở khoảng cách trên 5 mét. Nó có chức năng báo cảnh sát khi phát hiện người dân không đeo khẩu trang hoặc có dấu hiệu của bệnh.
Robot đo thân nhiệt từ công ty Gosuncn
Theo Thế Giới Di Động
eDoctor hỗ trợ 'Chat với bác sĩ' miễn phí Startup dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ di động eDoctor vừa triển khai miễn phí dịch vụ tư vấn sức khỏe qua tính năng "Chat với bác sĩ" cho người dùng qua ứng dụng eDoctor. Theo chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19, toàn bộ người dân được yêu cầu thực hiện...