Bác sĩ Vũ Hán chuyển màu da nâu vì nhiễm Covid-19
Hai bác sĩ Yi Fan và Hu Weifeng, thuộc Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, có làn da chuyển màu nâu sau một thời gian chống chọi với Covid-19
Hai bác sĩ Yi Fan và Hu Weifeng, đều 42 tuổi, bị nhiễm nCoV trong khi điều trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán hồi tháng một. Họ là đồng nghiệp với bác sĩ Lý Văn Lượng, người từng bị cảnh sát triệu tập vì cảnh báo về nCoV và đã qua đời hôm 7/2 do mắc Covid-19.
Cả ông Yi và ông Hu đều được xác định dương tính hôm 18/1, ban đầu được đưa vào Bệnh viện Phổi Vũ Hán điều trị, sau đó chuyển viện hai lần, theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Bác sĩ Li Shusheng, người điều trị cho cả ông Yi và ông Hu, cho biết da của họ chuyển thành màu nâu do nCoV gây tổn hại gan, dẫn tới mất cân bằng hormone. Ngoài ra, ông cũng nghi ngờ một loại thuốc mà họ tiếp nhận ở giai đoạn điều trị ban đầu có tác dụng phụ, làm sẫm màu da.
Ông Li dự kiến da của hai bệnh nhân này sẽ trở lại bình thường sau khi chức năng gan của họ cải thiện.
Bác sĩ Yi trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Wuhan Central Hospital, Beịing Satellite TV
Sau 39 ngày được can thiệp ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể), sức khoẻ của ông Yi, một bác sĩ tim mạch, mới tiến triển. Chia sẻ từ giường bệnh hôm 20/4, ông cho biết mình gần như đã hồi phục, có thể cử động bình thường trên giường, nhưng tự đi lại vẫn khó khăn.
Yi thừa nhận chuỗi ngày giành giật sự sống với Covid-19 khiến ông rất đau đớn.
“Khi mới tỉnh lại, nhất là sau khi biết tình trạng của mình, tôi rất sợ hãi. Tôi thường xuyên gặp ác mộng”, ông nói.
Video đang HOT
Yi dần dần vượt qua rào cản tâm lý nhờ được các bác sĩ động viên và tư vấn. Hiện ông được chăm sóc tại khoa thông thường ở Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật của Vũ Hán.
Tình trạng của ông Hu nghiêm trọng hơn. Bác sĩ tiết niệu này đã nằm liệt giường 99 ngày và sức khỏe tổng thể của ông rất yếu, bác sĩ Li cho biết. Ông Li cũng rất lo lắng về sức khoẻ tinh thần của người đồng nghiệp.
“Anh ấy không ngừng nói chuyện với các bác sĩ khi họ đến kiểm tra”, ông Li nói.
Ông Hu được can thiệp ECMO từ hôm 7/2 đến 22/3 và lấy lại khả năng nói hôm 11/4. Hiện ông nằm tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật ở Vũ Hán.
Bác sĩ Hu trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Pear Video, Beịing Satellite TV
Trung Quốc gần như đã kiểm soát được Covid-19 với số ca nhiễm mới hàng ngày tăng nhẹ và không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca nhiễm nCoV ở nước này là hơn 82.700, trong đó hơn 4.600 người chết.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán hôm 17/4 tuyên bố sửa lại số người chết vì nCoV ở thành phố từ gần 2.600 lên gần 3.900, tăng 50% so với báo cáo trước đó. Số ca nhiễm cũng được điều chỉnh, tăng thêm hơn 300 ca, từ hơn 50.000 lên hơn 50.300. Vũ Hán đã dỡ lệnh phong toả từ hôm 8/4, nối lại các hoạt động giao thông và sản xuất, nhưng một số biện pháp phòng dịch vẫn được duy trì.
100 ngày đại dịch Covid-19 bùng phát: 10 khoảnh khắc ám ảnh không thể quên
Ngày 31/12/2019, một "căn bệnh bí ẩn" được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc. Căn bệnh đó - được đặt tên là Covid-19 - đến nay 100 ngày đã gây bệnh cho hơn 1,6 triệu người ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 95.000 người đã chết.
Dưới đây là 10 hình ảnh xác nhận sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ám ảnh, không thể nào quên.
Ông Lý Văn Lượng - bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán - là người đã cảnh báo từ sớm về một chủng virus corona mới "gây ra một căn bệnh lạ" nhưng ban đầu không nhận được sự chú ý của các nhà chức trách. Chính bác sĩ Lý sau đó cũng qua đời vì bệnh Covid-19 vào ngày 7/2 khiến nhiều người Trung Quốc xót xa. Ông được xem là biểu tượng cho sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19.
Các ca bệnh gia tăng chóng mặt ở Vũ Hán và các thành phố khác trên khắp Trung Quốc vào thời điểm gần tết Nguyên Đán 2020. Điều này khiến một số lễ đón Tết Nguyên đán đã bị hủy bỏ, khiến những con đường vốn đầy màu sắc và đông đúc vào dịp Tết trông ảm đảm, vắng hoe. Trong ảnh là cảnh công nhân tháo dỡ đồ trang trí vào ngày 24/1/2020, sau khi hội chợ Tết Nguyên đán ở Công viên Ditan, Bắc Kinh bị hủy bỏ. Khi đại dịch Covid-19 lan rộng ra toàn cầu, hàng nghìn sự kiện lớn cũng như việc tụ họp công cộng trên khắp thế giới cũng bị cấm, hủy bỏ hoặc hoãn như Thế vận hội Tokyo 2020, Liên hoan phim Cannes hay Liên hoan Glastonbury.
Để đối phó với đại dịch, Trung Quốc đã gấp rút xây dựng 1 bệnh viện riêng chuyên điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona có 1.000 giường chỉ trong 10 ngày (khởi công ngày 23/1 và hoàn thành vào ngày 2/2) mang tên Hỏa Thần Sơn. Một bệnh viên thứ 2 mang tên Lôi Thần Sơn tiếp tục được xây dựng sau đó.
Đầu tháng 2, sự chú ý của công chúng đổ về du thuyền hạng sang Diamond Princess khi nó trở thành ổ dịch Covid-19 nổi trên biển với 700 ca bệnh và 7 ca tử vong. Con tàu bị cách ly ngoài khơi bờ biển Nhật Bản hàng tháng để kiểm dịch nhưng việc xử lý kiểm dịch trên tàu Diamond Princess bị chỉ trích nặng nề vì một số hành khách bị nhiễm bệnh được phép bay về nhà. Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato đã phải lên tiếng xin lỗi về việc này.
Đến đầu tháng 3, miền bắc Ý đã nổi lên như là một tâm dịch mới của căn bệnh chết người này. Hình ảnh gây sốc cho thấy các bệnh nhân phải đeo túi khí hô hấp trùm kín đầu nằm điều trị bên trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tạm thời ở khu vực Bergamo. Hình ảnh này đã phần nào phản ánh cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 nghiêm trọng đến mức nào ở Ý. Nước này phải ban hành lệnh phong tỏa lần đầu tiên vào ngày 9/3. Hiện Ý đã ghi nhận hơn 17.000 người chết vì Covid-19 - con số cao nhất thế giới.
Một hình ảnh khác xác định đại dịch Covid-19 đang hoành hành gây hoang mang, sợ hãi khắp thế giới là các kệ siêu thị trống hàng. Khi virus corona lan truyền khắp thế giới, mọi người bắt đầu hoảng loạn mua dự trữ hàng hóa, thực phẩm khiến tình trạng khan hàng, cháy hàng đặc biệt là các sản phẩm khẩu trang, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh... ở khắp các siêu thị trên thế giới.
Một khoảnh khắc sâu sắc hơn về đại dịch Covid-19 là những người hát và nhảy/tập thể dục trên ban công khi hàng triệu người đã quen với việc lần đầu tiên phải giam mình trong nhà, không được tự do đi lại bên ngoài để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tính đến ngày 9/4, hơn một phần ba dân số thế giới đang bị phong tỏa, phải ở yên trong nhà.
Thành phố New York (Mỹ) đã trở thành một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nhất bởi đại dịch Covid-19 trên thế giới. Để điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân tràn vào bệnh viện, Trung tâm Javits đã được chuyển đổi thành một bệnh viện tạm thời với 1.000 giường.
Trong khi đó, các nhân viên y tế trên khắp thế giới tiếp tục bất chấp nguy cơ lây bệnh, đe dọa đến tính mạng vẫn can đảm chiến đấu trên chiến tuyến chống đại dịch. Nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị y tế thiết yếu, khiến một số y tá phải mặc túi rác để bảo vệ bản thân khỏi virus corona. Trong ảnh là một y tá làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân Covid-19 mặc túi rác và đeo khẩu trang bảo vệ tại cửa ra vào khẩn cấp của bệnh viện San Jorge vào ngày 31/3/2020 tại Huesca, Tây Ban Nha.
Virus corona không chừa một ai. Những người nổi tiếng, các chính trị gia và các nhân vật của công chúng khác đã nhiễm bệnh, bao gồm cả Thủ tướng Anh Vladimir Johnson, người đã phải vào phòng chăm sóc đặc biệt để điều trị vì các triệu chứng bệnh tăng nặng. Hàng chục chính trị gia hàng đầu ở Iran cũng đã nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết vì Covid-19. Những người nổi tiếng bao gồm Tom Hanks và Idris Elba cũng thử nghiệm dương tính với Covid-19. Những nhân vật nổi bật như nhà viết kịch Terrence McNally, nam diễn viên Mark Blum và nữ diễn viên Lucia Bosè đã tử vong vì virus corona...
Minh Nhật
Y bác sĩ Trung Quốc chống Covid-19 bật khóc đoàn tụ gia đình Đội ngũ y tế từ Vũ Hán trở về đoàn tụ với gia đình sau hai tháng chiến đấu với đại dịch Covid-19. Video: Y bác sĩ Trung Quốc chống Covid-19 bật khóc đoàn tụ với gia đình Đội ngũ y tế gồm 194 thành viên của tỉnh Phúc Kiến được tăng cường cho Vũ Hán vừa được trở về nhà. Họ đã...