Bác sĩ Việt thay lại van tim cho bệnh nhân không vết mổ
Bệnh nhân có van tim cũ thoái hoá nhưng không cần tháo bỏ, bác sĩ tiếp tục đặt van tim mới vào trong mà không cần phẫu thuật.
Sau hơn 1 tháng thay van tim, cụ Vũ Thị Thân ở Quảng Ninh đi lại nhanh lẹ như người khoẻ mạnh. Từ gương mặt đến vóc dáng, giọng nói, ai cũng đoán cụ mới ngoài 60 nhưng sự thật năm nay cụ đã bước sang tuổi 81.
Cụ khoe, giờ còn khoẻ hơn trước, leo cầu thang không cần dừng lại thở. Giọng rành mạch, chân thành, cụ cảm ơn các bác sĩ Bệnh viện E đã giúp cụ sống lại lần thứ 2.
Bệnh nhân tái khám lại sau hơn 1 tháng thay van tim nhân tạo. Ảnh: Thúy Hạnh
GS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, cụ Thân là bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được thay lại van tim nhân tạo qua da. Cách đây 17 năm, cụ từng được GS Thành mổ thay van tim tại Bệnh viện Việt Đức nhưng qua thời gian, van tim bị thoái hoá, mất chức năng khiến cụ thường xuyên khó thở.
Theo GS Thành, van tim nhân tạo thường có tuổi thọ khoảng 12 năm, trường hợp cụ Thân đã kéo dài đến 17 năm.
Trước đây với những trường hợp này sẽ phải mở mở dọc xương ức để thay van mới, tuy nhiên với những người cao tuổi, có bệnh nền phức tạp, phẫu thuật mở sẽ khiến bệnh nhân đối mặt nguy cơ tử vong lớn do nhiễm trùng, ra máu, cuộc mổ kéo dài. Trường hợp suôn sẻ cũng phải nằm lại viện ít nhất 1 tháng.
Video đang HOT
Sau nhiều cuộc hội chẩn, GS Thành và GS Võ Thành Nhân từ đầu TP.HCM quyết định chọn phương pháp thay lại van tim qua đường ống thông.
TS Nguyễn Công Hựu, Phó giám đốc Bệnh viện E cùng thực hiện ca can thiệp cho biết, bác sĩ sẽ đưa một hệ thống thiết bị gồm dây và ống dẫn, nén van tim nhân tạo còn 5-6mm bên trong, ống này sẽ đi theo mạch máu, luồn từ động mạch đùi, qua động mạch chủ bụng lên tới vị trí van nhân tạo cũ bị hỏng.
Khi đến nơi, hệ thống bóng nong sẽ làm rộng van nhân tạo cũ đã thoái hoá, sau đó thiết bị thả van tim mới vào đúng vị trí. Đây là thao tác cần độ chính xác tuyệt đối, vì chỉ cần đặt van mới thấp hoặc cao hơn vị trí cũ có thể gay bịt lỗ vành, khiến máu ngừng lưu thông.
Sau khi đặt, van mới đã nở bung, bám chắc vào các cấu trúc xung quanh, dòng máu lưu thông trở lại, đảm bảo cấp máu cho cơ thể.
Trước khi ra về, cụ Thân vẫn không quên nán lại cảm ơn bác sĩ
Trong suốt quá trình đặt van, bác sĩ phải thao tác vô cùng chính xác, nếu vị trí van mới đặt thấp hoặc cao hơn bình thường một chút sẽ bịt lỗ vành, gây
Toàn bộ thời gian thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân, kể cả chuẩn bị phương tiện chưa đầy 2 giờ đồng hồ. Người bệnh đã tỉnh táo ngay sau khi được thay van, sinh hoạt ngay trong ngày và xuất viện sau 3 ngày.
Kết quả kiểm tra siêu âm tim ngày 27/8 cho thấy, van tim mới hoạt động rất tốt, các triệu chứng khó thở đã không còn.
GS Thành cho biết, trong 6 năm qua, thế giới mới thực hiện vài trăm ca thay lại van tim qua da do đây là kĩ thuật rất khó. Nhờ vào thành công của ca bệnh này đã mở ra cơ hội mới cho nhiều bệnh nhân khác từng phải mổ mở thay van động mạch trước đây.
Giám đốc Bệnh viện E tiết lộ thêm, van tim nhân tạo thế hệ mới được chế tạo từ màng tim của lợn, có độ bền cao hơn, tuổi thọ khoảng 20 năm.
Sức khoẻ bệnh nhân trong vụ nổ khí gas ở Hà Nội ra sao?
Chiều 26/8, thông tin từ Bệnh viện E cho hay, bệnh nhân là nạn nhân trong vụ tai nạn nổ bình gas tại xưởng cơ khí ở Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) hiện đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Tiệp (Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E) là một trong những bác sĩ trong kíp trực ngày 25/8 tham gia trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân Triệu Văn X (sinh năm 1988, trú tại Đại Từ, Thái Nguyên).
BS Tiệp cho biết, khoảng 16h50' ngày 25/8, một bệnh nhân được cấp cứu 115 chuyển đến trong tình trạng: lơ mơ, mất tri giác, hai cẳng chân dập nát, biến dạng, ra máu liên tục (trên băng ca), vết thương ở cổ tay mất một phần mềm mặt trước 1/3 giữa cẳng tay phải và bị bỏng nhiệt độ 1-2 vùng mặt, cổ, thành ngực trước...
Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân không ổn định: mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp giảm thấp. Bệnh nhân xuất hiện hiện tượng kích thích mạch, dần dần mất tri giác.
Các bác sĩ cấp cứu cho anh X tại Bệnh viện E.
Do ngừng tuần hoàn, bệnh nhân được hồi sức tích cực bóp bóng, đặt nội khí quản chỉ sau 2-3 phút vào viện. Các bác sĩ garo vị trí 1/3 dưới của hai bên đùi để hạn chế mất máu cho bệnh nhân. Bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu chỉ sau 2-3 phút vào viện.
Tại phòng mổ, bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền máu cấp cứu (khoảng 2.000ml hồng cầu và 2.000ml huyết tương). Đồng thời, các bác sĩ Bệnh viện E đã tiến hành hội chẩn liên khoa: Cấp cứu, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại Tổng hợp, Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Hồi sức tích cực, Gây mê hồi sức.... và báo cáo GS.TS Lê Ngọc Thành (Giám đốc Bệnh viện E) quyết định cứu sống bệnh nhân trong lằn ranh sự sống và cái chết.
BS CKII Kiều Quốc Hiền, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình đã cùng với các bác sĩ trong kíp trực cấp cứu đêm 25/8 đã chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân.
Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân tổn thương xương và phần mềm, mạch máu và thần kinh của hai cẳng chân của bệnh nhân bị dập nát, tổn thương do bỏng (đã bị cháy xém) không còn khả năng bảo tồn. Sau đó, kíp mổ quyết định cắt cụt hai cẳng chân bị dập nát trên, bảo tồn tối đa phần chân còn khả năng phục hồi cho bệnh nhân.
Các bác sĩ tiến hành xử lý đến tổn thương phần tay phải gồm vết thương mất da và cơ với diện tích lớn khoảng 15x15cm, lộ khối cơ dập nát. Các bác sĩ đã cắt bỏ phần tổn thương và bất động tay phải bằng máng bộ cẳng bàn tay cho bệnh nhân, sau đó tiếp tục cắt lọc đến những vết thương nhỏ với diện tích từ 1-4cm khắp cánh tay trái và đùi phải bệnh nhân...
Sau ca mổ trong 3 giờ, bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực để theo dõi các chỉ số sinh tồn.
Theo ThS.BS Nguyễn Đình Thuyên - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân vào khoa trong tình trạng hôn mê, thở máy và đã cắt cụt 1/3 trên cẳng chân hai bên và có nhiều vết thương sâu trên cơ thể... Bệnh nhân đã được tiến hành hồi sức tích cực, thở máy, truyền dịch, giảm đau, lợi tiểu và đặc biệt theo dõi 24/24.
Sau 10 giờ được hồi sức tích cực, đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và cai máy thở, tỉnh táo, giao tiếp tốt và ăn qua sode.
Trước đó, vào chiều 25/8, người dân sống ở gần xưởng cơ khí của gia đình ông Nguyễn Hữu Soái (ở xóm 2, Cổ Điển, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội) bất ngờ nghe tiếng nổ lớn như "tiếng bom nổ", sau đó chạy vào hiện trường thì phát hiện một người bị thương nặng và một người tử vong tại chỗ, xung quanh xưởng phía bên trong đổ nát.
Ai có nguy cơ bị suy tim, khi nào cần cấp cứu? Thuật ngữ 'suy tim' khiến người ta nghĩ rằng tim không còn hoạt động nữa và không thể làm được gì. Suy tim là bệnh nghiêm trọng và thường không có cách chữa trị. Nhưng người bị suy tim vẫn có thể sống vui khỏe nếu dùng thuốc để kiểm soát bệnh và có lối sống lành mạnh - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...