Bác sĩ trưởng khoa nhiễm COVID-19 ở Đồng Nai xuất viện
Sau 20 ngày điều trị, bác sĩ L.Đ.N. ( bệnh nhân 669, trưởng khoa ung bướu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai) đã khỏi bệnh và xuất viện.
UBND TP Biên Hòa, Đồng Nai dỡ bỏ cách ly tuyến đường Hồ Văn Đại, nơi cư trú của hai bệnh nhân 595 và 669 sau 14 ngày phong tỏa – Ảnh: A LỘC
Ngày 23-8, ông Phan Huy Anh Vũ – giám đốc Sở Y tế Đồng Nai – cho hay bác sĩ L.Đ.N., trưởng khoa ung bướu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, đã khỏi bệnh COVID-19 sau 20 ngày điều trị.
Ngày 3-8, ông L.Đ.N. được xác định là bệnh nhân thứ 669 mắc COVID-19 và được đưa đến Bệnh viện phổi Đồng Nai để điều trị. Trong tuần đầu tiên nhập viện, ông N. có triệu chứng ho, sốt. Sau khi được điều trị nâng đỡ, các triệu chứng giảm dần, nhiều ngày nay bệnh nhân không còn ho, tốt, các chỉ số huyết học, sinh hóa bình thường.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, lúc 8h30 sáng nay 23-8, bệnh nhân 669 xuất viện và được đưa về cách ly tại nhà thêm 14 ngày theo quy định. Như vậy Đồng Nai hiện không còn trường hợp nào mắc COVID-19.
Video đang HOT
Cũng theo Sở Y tế Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh còn 185 người đang cách ly tại nhà liên quan các ổ dịch ở Đà Nẵng. Ngoài ra còn hàng trăm công dân Việt Nam từ nước ngoài về cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn. Toàn bộ những người này đã được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính.
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ngày 2-8, Bộ Y tế công bố bệnh nhân 595 (vợ bác sĩ L.Đ.N.). Hai ngày sau, ông L.Đ.N. cũng được xác định dương tính. Cả hai được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai.
Sau quá trình điều trị tại bệnh viện, ngày 19-8, bệnh nhân 595 khỏi bệnh sau 4 lần âm tính và được đưa về cách ly tại nhà 14 ngày.
Xử lý mạnh tay với vi phạm nồng độ cồn
Sau 6 tháng, kể từ thời điểm áp dụng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (gọi là Nghị định 100) ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, lực lượng chức năng trong toàn tỉnh đã xử phạt hàng ngàn trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Qua đó, tai nạn giao thông liên quan đến hành vi này đã giảm đáng kể.
Một trường hợp người điều khiển xe máy bị cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm nồng độ cồn trên quốc lộ 20, đoạn qua H.Định Quán. Ảnh: T.Hải
Các quy định nói trên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, có tác dụng răn đe và tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người tham gia giao thông.
* Tước giấy phép lái xe hơn 1,5 ngàn trường hợp vi phạm
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, số vụ vi phạm quy định về nồng độ cồn ở mức cao với hơn 86 ngàn trường hợp vi phạm bị phát hiện (chiếm 4,4% tổng số vi phạm giao thông), trong đó nhiều trường hợp bị xử phạt ở mức cao nhất.
Theo ông Hùng, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một số người tham gia giao thông chưa cao. Khi lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra đã có những lời nói, hành động chống đối, bất hợp tác, nhất là khi được kiểm tra nồng độ cồn. Có những trường hợp người vi phạm nồng độ cồn trốn tránh không xuất trình giấy phép lái xe, bỏ lại phương tiện.
Tại Đồng Nai, đại tá Lê Quang Nhân, Phó giám đốc Công an tỉnh cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, các lực lượng chức năng trong toàn tỉnh đã đồng loạt ra quân xử lý mạnh tay đối với những vi phạm về nồng độ cồn. Kết quả, đã phát hiện và xử lý hơn 2,7 ngàn trường hợp vi phạm (tăng 600 trường hợp so với cùng kỳ năm 2019) gồm 105 xe ô tô và hơn 2,6 ngàn xe mô tô. Qua đó, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử phạt với số tiền trên 11 tỷ đồng và tước giấy phép lái xe hơn 1,5 ngàn trường hợp.
Tình trạng vi phạm về nồng độ cồn xảy ra chủ yếu trong khu vực nội thị (chiếm hơn 42%) và trong khoảng thời gian từ 18-24 giờ hằng ngày (chiếm đến 70%). Lực lượng chức năng đã lập chốt kiểm tra tại những tuyến đường phức tạp về an toàn giao thông, khu vực có đông quán nhậu, nhà hàng kinh doanh ăn uống để xử lý vi phạm.
Tại các bệnh viện trong tỉnh, từ khi Chính phủ triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 đến nay, số trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia giảm. Công tác khám, chữa bệnh các trường hợp do tai nạn đã phần nào đỡ áp lực hơn trước. Bước đầu luật đã có hiệu quả, góp phần giảm tải rất lớn cho ngành Y tế mỗi dịp cao điểm lễ, Tết hay ngày nghỉ cuối tuần.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, trong 6 tháng của năm 2020, tổng số bệnh nhân đến cấp cứu tai nạn giao thông tại các bệnh viện trên địa bàn là hơn 14 ngàn trường hợp. Tất cả các trường hợp này đều được kiểm tra, xét nghiệm về nồng độ cồn ngay khi nhập viện. Kết quả có khoảng 7,6 ngàn trường hợp bệnh nhân nhập viện mà trong máu có nồng độ cồn (giảm 15%, tương đương 1,8 ngàn trường hợp so với cùng kỳ năm 2019).
Thời gian qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh công tác cấp cứu cũng như kiểm tra, xét nghiệm nồng độ cồn đối với các trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông. Công tác này không những tạo thuận lợi trong việc điều trị mà còn là cơ sở để phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền rộng rãi đến người dân về tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
* Đủ sức răn đe
Phó thủ tướng thường trực chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Trương Hòa Bình cho biết, với sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng chức năng cùng việc đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy định xử phạt cũng như việc kiên quyết xử lý các lái xe vi phạm nên vi phạm về nồng độ cồn của người tham gia giao thông giảm mạnh, mức xử phạt đủ sức răn đe. Từ đó, tạo nên sự chuyển biến tích cực về ý thức, hành vi của người tham gia giao thông, tạo động lực quan trọng nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông vi phạm về quy định nồng độ cồn còn chiếm mức cao. Do đó, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu, không chỉ các đợt cao điểm mà vấn đề xử phạt lái xe vi phạm nồng độ cồn cần được thực hiện xuyên suốt. Việc kiểm soát chặt tình trạng sử dụng rượu, bia khi lái xe nhằm bảo vệ tính mạng cho chính tài xế cũng như người tham gia giao thông. Các lực lượng chức năng cần quán triệt tinh thần xử lý nghiêm bất cứ trường hợp nào vi phạm.
Phó giám đốc Sở Y tế, BS Lê Quang Trung cho rằng, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của người dân theo hướng tích cực. Hy vọng người dân nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật, không uống rượu, bia khi tham gia giao thông để hạn chế những tai nạn đáng tiếc hay ngộ độc liên quan đến sử dụng rượu, bia.
Tuy nhiên, theo BS Trung, thời điểm thực hiện quy định cấm người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia khi lái xe trong giai đoạn xảy ra dịch Covid-19. Trong đó, có thời gian cả nước thực hiện giãn cách xã hội nên mọi hoạt động về giao thông bị ảnh hưởng vì vậy thời gian tới cần thực hiện mạnh tay với những vi phạm về nồng độ cồn hơn nữa. Qua đó, nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Xử lý hình sự nếu không thu hồi hai khu 'đất vàng' của Tổng Đường sắt Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thu hồi 2 khu đất vàng 80 Lý Thường Kiệt, 22 Phan Bội Châu (Hà Nội), nếu không chấp hành nghiêm sẽ chuyển cơ quan chức năng xem xét hình sự. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến Phó...