Bác sĩ TP HCM và Vĩnh Long hội chẩn qua điện thoại, can thiệp tim mạch kịp thời cứu 2 bệnh nhân nguy kịch
Nhận thông tin có 2 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần can thiệp gấp, cuộc hội chẩn trên điện thoại giữa chuyên gia BV Thống Nhất (TP HCM) và BVĐK Vĩnh Long đã diễn ra nhanh chóng.
Chỉ ít phút sau đó, thầy thuốc 2 bệnh viện cùng phối hợp kịp thời can thiệp cứu bệnh nhân khỏi cửa tử.
PGS.TS Nguyễn Văn Tân, Trưởng Khoa Tim mạch Can thiệp cấp cứu, BV Thống Nhất, cho biết, chiều 18/4, đoàn công tác của BV Thống Nhất đang trên đường xuống Vĩnh Long để sáng hôm sau dự sự kiện khánh thành đưa vào hoạt động hệ thống DSA (can thiệp mạch) tại BVĐK tỉnh Vĩnh Long, khi xe đang cách bệnh viện khoảng 15-20 km thì các bác sĩ nhận cuộc gọi của đồng nghiệp tại đây cho biết có 2 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần can thiệp gấp.
Lễ cắt băng khánh thành hệ thống can thiệp mạch tại BVĐK tỉnh Vĩnh Long Ảnh:BVCC
Trường hợp thứ nhất là người địa phương, từng bị ung thư đại tràng đã phẫu thuật khoảng 2 năm; Trường hợp còn lại là Việt kiều Pháp đến địa phương du lịch, có tiền sử tăng huyết áp. Cả hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở…
Nhận định tình hình nguy cấp, cần có sự phối hợp triển khai nhanh chóng để kịp thời cứu các bệnh nhân, đoàn bác sĩ BV Thống Nhất lập tức hội chẩn từ xa, hướng dẫn đồng nghiệp ở BVĐK Vĩnh Long thực hiện trước các khâu chuẩn bị cho người bệnh, để khi đoàn công tác đến nơi sẽ can thiệp ngay.
Trước đó, kỹ thuật can thiệp mạch đã được các chuyên gia về Tim mạch học can thiệp của BV Thống Nhất chuyển giao, đào tạo nhân lực cho BVĐK tỉnh Vĩnh Long. PGS.TS Hồ Thượng Dũng, Phó giám đốc BV Thống Nhất, trực tiếp hướng dẫn, phối hợp cùng ê kíp BVĐK Vĩnh Long cấp cứu cho 2 bệnh nhân. Sau khi được can thiệp đặt stent, tái tưới máu kịp thời, 2 bệnh nhân trên đã dần ổn định, hồi phục sức khỏe.
Theo các chuyên gia, nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu tim mạch với những biến chứng nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong nhanh chóng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, biểu hiện thường gặp là đau tức ngực, khó thở, tim loạn nhịp…
Video đang HOT
Nguyên tắc chung khi cấp cứu nhồi máu cơ tim là tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc càng sớm càng tốt để cứu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu máu nuôi dưỡng. Do đó can thiệp động mạch vành qua da trong những giờ đầu tiên được xem là biện pháp điều trị hàng đầu.
Các chuyên gia của BV Thống Nhất và thầy thuốc BVĐK tỉnh Vĩnh Long cùng phối hợp can thiệp mạch cho bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Vĩnh Long Ảnh: BVCC
PGS.TS Lê Đình Thanh, Giám đốc BV Thống Nhất cho biết, hoạt động đào tạo nhân lực và chuyển giao các kỹ thuật, trong đó có can thiệp mạch vành cho các bệnh viện địa phương, nằm trong đề án của Bộ Y tế. Trong thời gian qua, ngoài BVĐK tỉnh Vĩnh Long, BV Thống Nhất đã chuyển giao thành công kỹ thuật can thiệp mạch vành cho một số cơ sở y tế tuyến dưới như: BVĐK khu vực Châu Đốc, BVĐK khu vực tỉnh An Giang, BVĐK Phú Yên, BVĐK Bình Định.
“Hoạt động chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện tuyến trên cho tuyến dưới đã giúp nhiều bệnh nhân nguy cấp được cứu sống trong thời gian vàng, giảm tử vong, giảm chuyển tuyến với rủi ro ngưng tim trên đường chuyển viện. Đồng thời cũng giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao trình độ chuyên môn cho bác sĩ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh động mạch vành ngày càng cao của người dân ở các địa phương”- PGS.TS Lê Đình Thanh nói.
Trước đó, để cùng tỉnh Vĩnh Long thực hiện mục tiêu đưa BVĐK tỉnh Vĩnh Long trở thành bệnh viện ngang tầm tuyến trung ương trên địa bàn tỉnh vào năm 2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã giao cho các bệnh viện tuyến trung ương tại TP HCM như BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất… và các bệnh viện khác cùng bàn bạc với tỉnh Vĩnh Long, triển khai phối hợp hiệu quả, phù hợp việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cao các chuyên ngành cho BVĐK tỉnh Vĩnh Long.
Sau một thời gian chuẩn bị dưới sự hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật của các bác sĩ, chuyên gia BV Thống Nhất cùng với việc BVĐK tỉnh Vĩnh Long cử ê kíp 6 y bác sĩ đến BV Thống Nhất học tập, mua sắm thiết bị và máy chụp DSA để tự chủ thực hiện kỹ thuật này tại địa phương, sáng 19/4, BVĐK Vĩnh Long tổ chức khai trương hệ thống can thiệp mạch với các trang thiết bị y khoa hiện đại.
Theo lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, việc đưa hệ thống can thiệp mạch vào hoạt động tại BVĐK tỉnh sẽ giúp bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch được can thiệp điều trị kịp thời ngay tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Đau bụng và đau lưng dữ dội, 2 bệnh nhân lâm nguy vì sỏi nằm trong chỗ hiểm
Các bác sĩ đã dùng những kỹ thuật nội soi tiên tiến, phức tạp giúp 2 bệnh nhân có sỏi trong tụy, thận qua cơn nguy hiểm mà không phải thực hiện cuộc mổ hở đau đớn.
Mới đây, đại diện Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi (TPHCM) cho biết, các bác sĩ BV vừa phối hợp cứu sống một trường hợp bệnh nhân bị tắc ống mật chủ và ống tụy chính rất nguy kịch.
Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn T. (93 tuổi), nhập viện trong tình trạng đột ngột đau thượng vị liên tục hơn một ngày và càng lúc càng tăng, kèm mệt, buồn nôn. Ông T. có tiền sử bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng chưa đau bụng lần nào dữ dội như vậy.
Thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã thực hiện khẩn các xét nghiệm máu cần thiết, chụp X-quang bụng, CT-scan bụng cho bệnh nhân. Các kết quả phát hiện cụ ông có sỏi tụy gây giãn ống tụy, đồng thời đè ép vào ống mật chủ gây giãn đường mật.
Sau khi hội chẩn khẩn với sự tham gia của các chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Ngoại khoa và Nội soi tiêu hóa, ekip điều trị xác định bệnh nhân bị viêm đường mật cấp nặng do sỏi tụy chèn ép, trên nền viêm tụy mạn. Nếu không can thiệp giải áp đường mật và tụy, bệnh nhân sẽ diễn tiến sốc nhiễm trùng đường mật và nguy cơ tử vong rất cao.
Bàn bạc kỹ lưỡng, ekip điều trị quyết định can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) khẩn cho cụ ông để lấy sỏi tụy và dẫn lưu để giải áp đường mật - tụy.
BSCKII Nguyễn Đức Thông, Trưởng khoa Nội soi của BV cho biết, nếu phẫu thuật dẫn lưu đường mật - tụy cho cụ ông cao tuổi, có nhiều bệnh nền kèm theo sẽ rất nặng nề và nguy hiểm. Khi can thiệp ERCP, bệnh nhân sẽ tránh được cuộc phẫu thuật rất lớn.
Các bác sĩ thực hiện kỹ thuật can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) khẩn cho cụ ông để lấy sỏi tụy (Ảnh: BVCC).
Trải qua hơn một giờ thực hiện thủ thuật, ekip đã thành công khi can thiệp vào ống tụy chính và ống mật chủ, lấy được sỏi tụy, đồng thời đặt được một stent vào ống tụy chính và một stent vào ống mật chủ. Hậu phẫu vài giờ, bệnh nhân bớt đau bụng và tiếp tục được theo dõi, điều trị nội khoa tại khoa Hồi sức cấp cứu. Sau đó, các chỉ số xét nghiệm dần cải thiện trở về mức bình thường. Bệnh nhân khỏe và được xuất viện một tuần sau can thiệp.
BS Thông cho biết, đây là một trong những bệnh nhân đầu tiên mà BV Nguyễn Trãi dùng kỹ thuật ERCP phức tạp can thiệp lấy sỏi tụy, dẫn lưu ống tụy thành công.
Theo BS Thông, có nhiều nguyên nhân gây viêm tụy mạn, trong đó phổ biến là do rượu và thuốc lá. Viêm tụy mạn thường gây ra những cơn đau bụng dai dẳng hoặc tái phát. Tuy nhiên, hiện nay một số người dân còn rất chủ quan, nhất là ở người già, do biểu hiện đau có thể mơ hồ, bị lầm tưởng thành viêm dạ dày, ngộ độc thức ăn... dẫn đến chậm trễ nhập viện.
Viêm tụy mạn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có nguy cơ diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao.
Cũng gặp nguy hiểm vì sỏi là ông L.V.S. (62 tuổi, ngụ tỉnh Bình Định). Ông S. cho biết 10 năm trước đã phát hiện mình bị sỏi thận, nhưng vì chủ quan và nhà lại ít điều kiện nên quyết định không can thiệp.
Thời gian gần đây, ông xuất hiện những cơn đau lưng với tần suất ngày càng nhiều và nặng hơn, ảnh hưởng đến việc vận động, sinh hoạt hằng ngày. Không thể chịu nổi, ông S. tìm đến BV Hoàn Mỹ Thủ Đức (TPHCM) cầu cứu.
Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng cần thiết, ông S. được chẩn đoán có sỏi lớn ở thận trái, kích thước lên đến 3x4cm. Nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận, thậm chí gây viêm thận, suy thận.
Vết rạch da rất nhỏ tạo đường hầm để lấy sỏi thận cho bệnh nhân khi thực hiện phương pháp Mini - PCNL (Ảnh: BVCC).
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại - Tiết niệu của BV tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (Mini - PCNL) cho ông S. Khi áp dụng phương pháp này, chỉ với một vết rạch da rất nhỏ tạo đường hầm vào thận, các bác sĩ sử dụng máy siêu âm và máy C-arm giúp định vị chính xác, sau đó dùng máy laser công suất cao tán vỡ nhỏ các viên sỏi trong thận.
Các mảnh vụn sỏi sau tán cũng thông qua đường hầm nhỏ này mà được lấy ra ngoài. Bệnh nhân nhờ vậy tránh được một cuộc mổ hở đau đớn và đã nhanh chóng xuất viện sau can thiệp.
BS Trương Hồng Ngân, người tham gia phẫu thuật cho ông S chia sẻ, với phương pháp Mini - PCNL, vết mổ xử lý sỏi thận rất nhỏ, ít đau, ít mất máu, giảm thiểu được nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, người bệnh nhanh hồi phục, thời gian nằm viện ngắn (chỉ từ 2-4 ngày).
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ cấp, đe dọa tính mạng Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cứu sống nam bệnh nhân bị đột quỵ trong tình trạng nguy kịch. Ngày 5.1, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long, sức khỏe bệnh nhân T.N.D. (59 tuổi, ngụ Vĩnh Long) bị đột quỵ cấp đang hồi phục tốt. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân D....