Bác sĩ phải đi học võ phòng thân: Đại biểu Quốc hội lên tiếng
Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp thẩm tra các báo cáo công tác của Bộ Y tế để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của Quốc hội “mổ xẻ” vấn đề bác sĩ bị tấn công. Điều đáng buồn được chỉ ra là xã hội đang bộc lộ thái độ coi thường với cả 2 “ông thầy” là thầy giáo và thầy thuốc…
L o ngại an toàn tại bệnh viện
Tại phiên họp, báo cáo bổ sung đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2017 và tình hình thực hiện nhiệm vụ 3 tháng đầu năm 2018, báo cáo về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn khái quát vấn đề, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân, có sự chênh lệch lớn giữa các tuyến, các vùng, người dân chưa tin tưởng nên vượt tuyến trên.
Hầu hết các cơ sở y tế mới chỉ chủ yếu tập trung vào chữa bệnh mà chưa có đủ điều kiện thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh. Thái độ giao tiếp ứng xử của một bộ phận cán bộ chưa tốt.
Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Tuấn, an ninh trật tự an toàn tại một số bệnh viện chưa được đảm bảo. Trong quý I năm 2018 tiếp tục xảy ra nhiều vụ hành hung, tấn công thầy thuốc khi làm nhiệm vụ tại bệnh viện sản nhi Yên Bái, bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
Nói về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nhận xét: “Trong xã hội có 2 “ông thầy” rất quan trọng là thầy thuốc và thầy giáo thì chúng ta đều đang có biểu hiện coi thường, chỗ này đánh thầy giáo, chỗ kia tấn công thầy thuốc. An ninh, an toàn ở bệnh viện chưa được đảm bảo. Tất cả các đại biểu quốc hội có tiếng nói chung để làm sao thay đổi nhận thức về vấn đề này”, ông Bùi Sĩ Lợi lên tiếng.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) phân tích, cần xem xét khía cạnh pháp luật của vấn đề, liệu có thể khép tội người tấn công bác sĩ là tấn công người thi hành công vụ hay không, chứ không phải chỉ gây rối trật tự công cộng thông thường. Bà Lan cho rằng, nếu không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, việc tấn công bác sĩ sẽ còn tiếp tục
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) bày tỏ, ông rất buồn khi thấy hình ảnh bác sĩ không đi học để nâng cao trình độ mà lại phải đi học võ để tự bảo vệ mình. Ông Thắng lo ngại, việc này có thể dẫn tới tâm lý làm đối phó, làm cho xong của bác sĩ, vì lo sự an toàn của mình.
Ông Thắng cũng chia sẻ cảm nhận, dường như ngành y tế còn đơn độc trong vấn đề này. Các đại biểu Quốc hội cần có nhận thức chung và cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa chống lại vấn nạn bạo hành trong bệnh viện, để trả lại môi trường làm việc an toàn cho các y bác sĩ.
Video đang HOT
Một số đại biểu thậm chí còn gợi ý quy kết hành vi tấn công bác sĩ như tấn công phi công đang làm nhiệm vụ.
Bác sĩ bị đâm chết, trên bàn thờ chỉ có ống nghe…
Phúc đáp những ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: “Giai đoạn vừa qua có một điều khiến chúng tôi rất phấn khởi là sự nhìn nhận từ Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là dư luận xã hội đối với ngành y tế đã thay đổi. Các cơ quan đã có nhìn nhận, đánh giá khách quan về những việc ngành y tế có những cố gắng, nỗ lực, dù còn nhiều tồn tại nhưng kết quả đạt được cũng không ít”.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên thẩm tra của UB Các vấn đề xã hội
Tuy vậy, bản thân Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lại than “ngành y tế còn đơn độc”.
“Vấn đề nhân viên y tế bị tấn công, tôi cũng thấy là nghị trường phải nóng. Chúng tôi cảm thấy đơn độc trong cuộc chiến chống bạo lực. Bản thân tôi đã phải 2 lần xuất hiện trên truyền hình để nói về vấn đề này, dù không muốn lên tí nào cả, mặt mũi thì nhăn nhó” – Bộ trưởng Y tế xót xa trường hợp bác sĩ bị đâm chết ở Thái Bình, lãnh đạo ngành đến thắp hương, trên bàn thờ chỉ thấy mỗi cái ống nghe, cái mũ bộ đội, bộ quần áo bác sĩ…
Bộ trưởng Tiến cũng cho rằng, mô hình chốt công an trong bệnh viện cần được phát huy, dù một số ý kiến cho rằng không khả thi.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh quả quyết với Bộ trưởng là “ngành y tế không đơn độc” mà luôn có UB Các vấn đề xã hội sát cánh. Mặt khác, bà Thúy Anh cho rằng, pháp luật cũng đã thể hiện thái độ nghiêm khắc với những hành vi này. Cụ thể, Bộ luật hình sự quy định về các tội “cố ý gây thương tích”, “giết người”… có cả tình tiết định khung tăng nặng với những trường hợp người phạm tội gây tổn hại sức khỏe cho người chăm sóc sức khỏe cho mình.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện tổng số người hành nghề trong toàn quốc là gần 250.000 người, trong đó có khoảng 64.000 bác sĩ, 54.000 y sĩ.
P.Thảo
Theo Dantri
Vụ hành hung ở BVĐK 115 Nghệ An: Nhân viên y tế làm đúng quy trình
Sau khi xem camera an ninh, lãnh đạo sở Y tế Nghệ An khẳng định, các nhân viên tại bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An (bệnh viện 115 - PV) đã làm đúng quy trình khám chữa bệnh.
Ngày 23/8, ông Hoàng Văn Hảo, quyền Giám đốc sở Y tế Nghệ An đã có buổi làm việc với bệnh viện 115 sau vụ bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện này bị hành hung vào tối 18/8.
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo sở Y tế Nghệ An, ông Hảo đã thăm hỏi, động viên bác sĩ Hoàng Thị Minh và điều dưỡng Lê Quang Hòa bị hành hung; chia sẻ những tổn thương về tinh thần và thể xác mà họ đã hứng chịu trong vụ bạo hành vừa qua.
Qua camera an ninh, sở Y tế Nghệ An xác nhận các nhân viên y tế đã làm đúng quy trình.
Đại diện lãnh đạo bệnh viện 115 cũng đã báo cáo chi tiết về quy trình tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân, diễn biến của vụ bạo hành nhân viên y tế.
Qua xem xét ban đầu, lãnh đạo Sở xác nhận quy trình khám bệnh đúng, chính xác và không sai sót. "Qua hình ảnh của camera cùng thông tin thể hiện ở bệnh án, đến giờ phút này về mặt quy trình là hoàn toàn chính xác. Về mặt chuyên môn, sơ bộ đánh giá thì không có gì sai sót", ông Hảo cho biết.
Chính vì thế, sở Y tế Nghệ An đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ để xử lý nghiêm đối với những người có thái độ, hành vi không đúng, đe doạ, hành hung thầy thuốc.
"Đối với con người nói chung và ngành Y tế nói riêng thì đều cần có văn hóa ứng xử. Những người có thái độ hung hăng, lời nói thô bạo, đặc biệt có hành vi mang tính côn đồ hành hung thầy thuốc thì bất luận về nội dung gì, chúng tôi cũng đều lên án và hoàn toàn không cho phép", ông Hảo nói.
Bệnh viện 115, nơi xảy ra vụ việc.
Trước đó, như tin đã đưa, vào khoảng 21h30 ngày 18/8, khoa Cấp cứu, bệnh viện 115 tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Nam (26 tuổi) bị tai nạn giao thông.
Vào thời điểm nhập viện, bệnh nhân vẫn trong tình trạng tỉnh táo, tinh thần ổn định, bị phù nề ở mặt. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị vỡ xương gò má, kíp trực đã giải thích tình trạng cho những người đi cùng và thông báo đưa bệnh nhân đi chụp phim.
Đến khoảng 21h40 cùng ngày, khi các bác sĩ đang chữa trị thì một người đàn ông xông vào yêu cầu đưa bệnh nhân đi chụp phim. Lúc này, nữ bác sĩ Hoàng Thị Minh giải thích là đang chuẩn bị đưa bệnh nhân đi thì người đàn ông này lớn tiếng chửi bới, rồi bất ngờ tiến tới tát vào mặt bác sĩ.
Thấy bác sĩ Minh bị đánh, điều dưỡng Lê Quang Hòa lập tức ra yêu cầu không được hành hung nhân viên bệnh viện, rồi đưa bác sĩ Minh vào phòng trực. Nhưng người đàn ông đó tiếp tục xông đến đấm vào mặt điều dưỡng Hòa.
Sau đó, bảo vệ và một số người đang trực chạy đến can ngăn. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại. Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Theo Người Đưa Tin
Bệnh nhân kỳ vọng quá nhiều vào bác sĩ "Nhiều trường hợp, các bác sĩ đang tư vấn, nói năng từ tốn với bệnh nhân và người nhà họ thì bỗng dưng bị người nhà dùng cốc, dùng tay đánh đập, lao vào đạp. Lúc đó, dù bảo vệ có gần thì cũng bị bất ngờ, khó can thiệp. Hầu hết các vụ khi lực lượng công an, bảo vệ chạy vào...