Bác sĩ ơi: Tuổi nào nên bắt đầu tầm soát bệnh tim mạch?
Tôi nghe nói các bệnh do xơ vữa động mạch, trong đó có bệnh mạch vành, thường xảy ra với người tuổi trung niên hoặc lớn tuổi. Vậy ở tuổi nào thì cần đi tầm soát nhóm bệnh này? (Ngô Minh Bảo, 32 tuổi, ngụ Khánh Hòa)
Các mảng xơ vữa sẽ gây hiện tượng chít hẹp lòng mạch, khiến tim và các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ lượng máu cần thiết – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Duy Lạc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP.HCM): Bệnh tim mạch bao gồm nhiều bệnh lý như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, suy tim, thiếu máu cơ tim, tim bẩm sinh, hẹp hở van tim, nhiễm trùng cơ tim, viêm cơ tim, bệnh suy tĩnh mạch, bệnh mạch máu não,…
Trong đó, nhóm bệnh tim mạch do xơ vữa bao gồm: bệnh mạch vành (tức mạch máu nuôi tim), bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên (tức mạch máu nuôi tay, chân) và bệnh động mạch chủ (là động mạch lớn nhất xuất phát từ tim, tỏa ra các nhánh nuôi các cơ quan khác nhau của cơ thể).
Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc bên trong của động mạch vành bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu là do những mảng xơ vữa tích tụ lên thành mạch máu (xơ vữa động mạch). Càng nhiều mảng xơ vữa sẽ gây hiện tượng chít hẹp lòng mạch, khiến tim không nhận đủ lượng máu cần thiết. Đây là tình trạng thiếu máu cơ tim.
Ở người bình thường, từ nhỏ đã có xơ vữa động mạch, mảng xơ vữa phát triển theo thời gian, không triệu chứng. Những người 50-60 tuổi sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch do xơ vữa.
Video đang HOT
Tuy bệnh mạch vành chủ yếu xảy ra ở nhóm trên 40 tuổi nhưng những người trẻ tuổi hơn cũng có thể mắc bệnh. Theo khuyến cáo chung của các hội tim mạch uy tín trên thế giới, mọi người nên bắt đầu tầm soát nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa từ 20 tuổi.
Mức độ thường xuyên của việc tầm soát còn phụ thuộc vào yếu tố nguy cơ của người bệnh. Người bình thường nên đi xét nghiệm 4-6 năm/lần.
Để tầm soát các vấn đề sức khỏe, những người từ 20 tuổi trở lên nên đi khám sức khỏe tổng quát để biết số huyết áp, xét nghiệm mỡ máu và đường huyết. Kết quả xét nghiệm có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người đó tiếp tục khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm sâu hơn.
Mọi người có thể tự đo cân nặng, chiều cao để tính BMI, đo vòng bụng xem mình có trong chuẩn. Mặt khác, nên xây dựng một lối sống lành mạnh để bảo vệ mạch máu và kéo dài thời gian xơ vữa động mạch.
Một số biểu hiện của bệnh tim mạch do xơ vữa
Bệnh chỉ có triệu chứng khi mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch đến mức độ không cung cấp đủ máu cho cơ quan mà nó nuôi dưỡng:
- Thiếu máu nuôi tim: cơn đau thắt ngực.
- Thiếu máu não: sa sút trí tuệ, chóng mặt kéo dài.
- Thiếu máu đến chân: đau cách hồi (đi thì đau chân, nghỉ ngơi thì hết), chân lạnh, vết thương chân lâu lành, dễ bị loét.
- Thiếu máu đến thận: không có triệu chứng khi chưa bị suy thận giai đoạn cuối, chỉ xét nghiệm máu tình cờ phát hiện suy thận.
- Thiếu máu đến mắt: giảm thị lực.
- Biểu hiện do biến chứng cấp tính, xảy ra khi mảng xơ vữa bị bong tạo ra cục huyết khối, gây bít hoàn toàn lòng mạch: nhồi máu cơ tim cấp: đau ngực dữ dội, khó thở dữ dội; đột quỵ cấp: liệt nửa người, méo miệng, nói đớ, hôn mê…
Theo Thanh niên
Bệnh nhân huyết áp cao dễ mắc bệnh tim mạch và suy thận hơn
Những người bị huyết áp cao có thể mắc các bệnh tim mạch và bệnh thận mãn tính nhanh gần gấp đôi so với những người chỉ bị tiểu đường hoặc cholesterol cao.
Ảnh minh họa
Đây là kết quả theo số liệu điều tra sức khoẻ của Tập đoàn Y tế Quốc gia Singapore (NHG).
Theo thống kê 252.000 trường hợp tìm cách điều trị các loại bệnh này trong giai đoạn 2010-2017, tỷ lệ tiến triển hàng năm của họ là bị biến chứng như bệnh mạch máu não, chẳng hạn như đột quỵ và phình động mạch, là 6,3%.
Con số này nhanh hơn tỷ lệ 4,6% đối với những người chỉ bị huyết áp cao và tiểu đường.
Một phát hiện quan trọng khác của NHG là phụ nữ Malaysia và Ấn Độ có tỷ lệ tiến triển thành bệnh thận và mạch vành mãn tính cao hơn nam giới, trong khi phụ nữ Trung Quốc có tỷ lệ tiến triển thành bệnh thận mãn tính cao hơn.
Số lượng bệnh nhân đột quỵ được dự đoán sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 20.300 trường hợp trong năm 2017 lên hơn 41.900 ca vào năm 2050.
Theo vtv.vn
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ... Vậy làm thế nào để thực hiện chế độ ăn giảm muối để phòng tránh những bệnh lý này? Muối và vai...