Bác sĩ ở Vũ Hán phải mặc tã làm việc, bị đánh và thiếu tiếp tế
Tâm lý của nhiều người ở Vũ Hán đang trong tình trạng căng thẳng vì dịch virus corona nhưng các nhân viên y tế tại đây còn căng hơn nhiều. Họ đang mạo hiểm mạng sống với virus và cả người nhà bệnh nhân.
Một bác sĩ ở Bệnh viện Vũ Hán chia sẻ ông đã không về nhà trong suốt 2 tuần qua và phải khám tới 150 người trong một ca trực đêm gần đây. “Tất cả đều lo sợ. Một số người trở nên tuyệt vọng sau khi chờ hàng tiếng đồng hồ trong giá lạnh”, vị bác sĩ giấu tên kể lại với tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong.
“Tôi có nghe ai đó nói loáng thoáng trong hàng rằng anh ta đã chờ lâu tới mức nếu có dao anh ta chỉ muốn đâm tôi một nhát. Nhưng giết vài người bác sĩ như chúng tôi thì đâu có làm mọi thứ nhanh hơn phải không?”, vị bác sĩ tâm tư.
Để ngăn chặn đà lây lan của dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV), Trung Quốc đã quyết định cách ly hơn 60 triệu dân. Nhưng tình trạng thiếu y bác sĩ, bệnh viện quá tải đã khiến nhiều người dân bị kích động.
Hôm 28-1, hai bác sĩ tại Bệnh viện Vũ Hán đã bị một nhóm người nhà của bệnh nhân nCoV vây đánh. Quần áo bảo hộ của họ bị xé rách ngay trong khu vực cách ly, theo tờ Thanh Niên Bắc Kinh.
Khuôn mặt hằn vết khẩu trang và thiết bị bảo hộ của một nữ y tá – Ảnh: People Daily
Tại một bệnh viện khác, một người bị ho và sốt không rõ vì không hài lòng điều gì đó đã cởi khẩu trang và cố tình ho vào các nhân viên y tế. Đoạn video sau đó lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những nguy hiểm không thể lường trước đối với các y bác sĩ.
Các bệnh viện ở Vũ Hán – tâm dịch nCoV – đã đạt tới cực hạn cả về sức chứa lẫn sức người. Một bác sĩ thổ lộ công việc dồn dập khiến ông phải đóng bỉm và cố gắng uống ít nước để không mất thời gian đi vệ sinh. “Các đồng nghiệp của tôi cũng chẳng khá hơn là bao”, vị này ngao ngán.
Một bác sĩ yêu cầu giấu tên ở Bệnh viện y dược Tongji cho biết anh đã mặc duy nhất một bộ đồ bảo hộ trong cả ca trực 10 tiếng do tình trạng thiếu thốn. Theo anh này, đồ bảo hộ cần phải được thay mới mỗi khi ra vào khu vực cách ly có nguy cơ lây nhiễm.
Một tờ báo của Vũ Hán thông tin thành phố đã nhận 10.000 bộ quần áo bảo hộ, 800.000 khẩu trang N95, 5 triệu khẩu trang dùng một lần và 4.200 kính bảo hộ.
Tuy nhiên, theo vị bác sĩ ở Bệnh viện Tongji, những thiết bị được hỗ trợ có chất lượng rất tệ, một số cái đã bị hư hỏng trước khi sử dụng. “Tôi không chắc ai đã đưa những thiết bị này đến bệnh viện, nhưng cứ như thế thì chết bác sĩ chúng tôi mất”.
Hôm 30-1, một bác sĩ ở Bệnh viện Công đoàn Vũ Hán đã lên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cầu cứu. Ông cho biết bệnh viện của mình rất cần các thiết bị y tế như kính bảo hộ, bộ đồ bảo hộ dùng một lần và khẩu trang N95, nhấn mạnh kho trang thiết bị của bệnh viện hầu như đã cạn kiệt.
Video đang HOT
SCMP đã liên lạc và được kết nối thêm với những bác sĩ khác tại bệnh viện. Họ vô cùng bức xúc vì có thông tin các “sếp” trong bệnh viện lấy khẩu trang từ kho vật tư của bệnh viện còn nhiều hơn những người đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nCoV.
“Các sếp lãnh đạo kiểm tra bệnh viện của chúng tôi thì đeo mặt nạ N95 hàng đầu, trong khi các bác sĩ và y tá chiến đấu nơi tiền tuyến chỉ có những khẩu trang bình thường. Tôi thực sự cạn lời”, một bác sĩ bức xúc.
Để giải tỏa bớt áp lực cho các bác sĩ ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã huy động 1.400 nhân viên quân y. Một số địa phương gần Hồ Bắc như Bắc Kinh cũng gởi hàng ngàn y tá, bác sĩ để giải vây.
Việc đưa hai bệnh viện dã chiến hơn 2.600 giường vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giảm bớt gánh nặng cho các y bác sĩ ở Vũ Hán trong vài ngày tới.
Hai bàn tay nứt nẻ, sưng lên vì làm việc liên tục của một y tá ở Vũ Hán – Ảnh: Weibo
Thiếu đồ bảo hộ chuyên dụng, một nhóm bác sĩ ở Trung Quốc phải chế đồ bảo hộ bằng túi đựng vật tư y tế – Ảnh chụp màn hình
Các bác sĩ nằm la liệt, trên người còn nguyên đồ bảo hộ vì kiệt sức sau ca trực – Ảnh chụp màn hình
Một bác sĩ ở Vũ Hán mặc đồ bảo hộ trước khi vào khu vực cách ly – Ảnh: AFP
Các y tá chăm sóc cho một bệnh nhân ở Vũ Hán trong khu vực cách ly – Ảnh: REUTERS
Bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh nhân trong khu vực cách ly của một bệnh viện Vũ Hán – Ảnh: AFP
BẢO DUY
Theo tuoitre.vn
Thái Nguyên: Chủ động phương án sẵn sàng ứng phó dịch virus Corona
Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trên phạm vi cả nước, sáng 31/1, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp với các cấp, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.
Theo đó, Thái Nguyên là địa phương có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao do có vị trí địa lý là đầu mối giao lưu của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với nhiều trường đại học và cao đẳng, chuyên nghiệp và các khu công nghiệp phát triển... nên số lượng người tập trung rất lớn và thường xuyên biến động.
Trước tình hình đó, để phòng chống dịch bệnh, tỉnh Thái Nguyên đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh do ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban. Đồng thời, tỉnh còn ban hành Chỉ thị 01/CT- UBND về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Tỉnh Thái Nguyên họp Ban chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp sáng 31/1.
Qua đó, kế hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh virus Corona đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh Thái Nguyên khẩn trương xây dựng với 3 tình huống xảy ra gồm: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Thái Nguyên; Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Thái Nguyên; Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Với mỗi tình huống, Ban Chỉ đạo đều đưa ra các phương án điều hành ở các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã về việc thông tin, tuyên truyền, cũng như các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, sự phối hợp liên ngành của các cơ quan chuyên môn.
Đến thời điểm này, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thường xuyên, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa ghi nhận trường hợp bệnh dịch virus corona nào. Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị trên địa bàn đã có những động thái chủ động nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng theo dõi sát sao việc công dân nhập cảnh từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào địa bàn tỉnh và cho đến nay, không ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào.
Cũng tại cuộc họp, ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở người nói chung và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra nói riêng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu để người dân chủ động việc phòng tránh. Ngoài ra, cần thông tin rộng rãi các khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên phải quản lý chặt chẽ thông tin, xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh này trên mạng xã hội, tránh gây hoang mang trong dư luận.
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gồm 18 người là cán bộ, lãnh đạo và nhân viên y tế của bệnh viện.
Trước đó, ngày 30/1, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập 45 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona, trong đó, bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thành lập 2 đội.
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona vào chiều 31/1.
Ông Nguyễn Công Hoàng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, các đội cơ động có nhiệm vụ thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch; Thực hiện theo lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV.
Thành phần của mỗi Đội cơ động bao gồm: 1 lãnh đạo bệnh viện; 1 bác sĩ hồi sức cấp cứu; 1 bác sĩ truyền nhiễm; 1 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn; 1 điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm; 1 lái xe. Mỗi Đội cơ động sẽ được trang bị 1 xe ô tô cứu thương với đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe như máy thở cơ động, oxy, thuốc, dịch truyền, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn...
Khu vực cách ly người bệnh đã được chuẩn bị sẵn khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Các phương án đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó khi có dịch bệnh xảy ra.
Cũng tại cuộc họp, các ý kiến đều xoay quanh phương án đối phó khi có dịch bệnh xảy ra. Trong trường hợp nếu có dịch bệnh, toàn bộ khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều trị và cách ly người bệnh. Khi đó, bệnh nhân trong khoa sẽ được chuyển đến địa điểm khác để nhường chỗ cho các bệnh nhân nhiễm dịch Corona.
Đồng thời, các nhân viên y tế của khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ phải cách ly hoàn toàn với các khoa bệnh khác và tuyệt đối không được trở về nhà trước khi dịch bệnh được dập tắt hoàn toàn. Trong tình hình đó, các phương án hỗ trợ và tiếp ứng về thuốc men, tư trang cho những người trong khu vực cách ly đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến và trao đổi cụ thể.
Theo danviet.vn
Xử phạt các đối tượng tung tin thất thiệt về virus Corona Trong ngày 31/1, nhiều đối tượng tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona đã bị xử phạt. Chiều 31/1, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ đã làm việc với đối tượng P.T.M.T (SN 1971, trú tại phường Vân Phú, TP.Việt Trì, tỉnh...