Bác sĩ “mách nước” các loại thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư
Cách ăn uống phù hợp có thể giúp người bệnh ung thư duy trì cân nặng, đáp ứng tốt với điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ảnh minh họa
Trao đổi về chế độ ăn của bệnh nhân ung thư, BS Đinh Thị Ngọc Diệp (Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Bình Dân TPHCM), cho biết người bệnh cần có chế độ ăn với đầy đủ chất bột đường và chất đạm, giảm chất béo và các gia vị không cần thiết.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau quả, ngũ cốc thô như gạo lứt, bánh mì đen, khoai củ… và chú ý gia tăng lượng vitamin và các chất khoáng trong khẩu phần bằng các loại trái cây tươi, sữa…
Các loại đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn như các loại khô không nên ăn. Thực đơn nên giảm chất béo và các gia vị không cần thiết, giảm thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán…
Để tạo thuận lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý thêm những vấn đề sau:
Chia nhỏ bữa ăn : Nên ăn thêm các bữa phụ xen kẽ giữa các bữa chính để đảm bảo ăn đủ nhu cầu năng lượng hằng ngày. Số bữa ăn trong ngày có thể từ 8 – 10 bữa. Chia nhỏ bữa ăn còn giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói do tác dụng phụ của thuốc, hóa trị và do những thương tổn ở đường tiêu hóa.
Không dùng thức ăn quá nóng: Để khắc phục sự thay đổi vị giác và tình trạng đau rát vùng miệng, hầu họng …do hậu quả của nhiễm trùng hay do tác dụng phụ của xạ trị nên dùng những thức ăn không quá nóng.
Video đang HOT
Chế biến thức ăn dạng hấp, hầm, nấu mềm: Nếu cần có thể cắt nhỏ, nghiền nhuyễn hay xay nhỏ thức ăn để người bệnh dễ tiêu hóa hơn. Hạn chế thức ăn cứng, thô, sống, các thức ăn chiên, nướng …
Tránh các món ăn nhiều gia vị, có mùi hoặc vị mạnh, đậm đặc: với bệnh nhân có tình trạng viêm loét niêm mạc hay viêm nhầy đường tiêu hóa cần hạn chế thức ăn có vị chua.
Sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh: Người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm trùng từ đường tiêu hóa rất cao, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh thực phẩm. Cần chọn thực phẩm tươi nhất có thể, hạn chế sử dụng thực phẩm qua bảo quản, nên nấu vừa đủ ăn và nên ăn trong vòng 2 giờ sau chế biến.
Tuyệt đối không sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thức ăn: Hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp) và các loại thực phẩm có thể bảo quản dài ngày (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…)
Tăng cường hoạt động thể lực: Người bệnh nên vận động, thể dục ở mức vừa phải, đều đặn, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, nên có người đồng hành khi tập thể dục.
Những người có "2 xấu" trong ăn uống và "3 xấu" trong sinh hoạt thường có tỷ lệ mắc ung thư rất cao
Ung thư xuất hiện thường phụ thuộc vào lối sống và thói quen sinh hoạt của chúng ta, nếu có 2 thói quen xấu trong ăn uống và 3 thói quen xấu trong sinh hoạt này, tỷ lệ mắc ung thư của bạn rất cao.
Ngày nay, ung thư dườn như đã trở thành một căn bệnh khá phổ biến, nó xuất hiện ở nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Ung thư không tự nhiên mà xuất hiện, nó có thể bắt nguồn từ việc di truyền qua gen nhưng thông thường nó bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ của con người.
Những người có "2 xấu" trong ăn uống, "3 xấu" trong sinh hoạt này thường có tỷ lệ mắc ung thư rất cao, thử kiểm tra xem bạn có nguy cơ hay không.
1. Thường xuyên ăn uống đồ quá nóng
Ăn đồ quá nóng tuy là sở thích của một số người bởi suy nghĩ thức ăn ăn khi còn nóng hổi là ngon nhất, giúp làm ấm bụng, nhưng nó cũng là một thói quen ăn uống không tốt. Thực tế, khi nhiệt độ quá cao (trên 65 độ C) sẽ làm ảnh hưởng đến khoang miệng và thực quản, gây kích thích và dễ làm tổn thương ác tính ở tế bào mô tại chỗ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khẳng định, việc thường xuyên ăn uống đồ ăn quá nóng trên 65 độ C sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản ở con người.
2. Ăn quá nhiều thịt, ít rau quả
Những người ăn thịt thường xuyên, ít ăn rau sẽ không chỉ dễ bị tăng cân mà đôi khi còn gây ra nhiều bệnh khác nhau, điển hình nhất là làm tăng nguy cơ ung thư tuyến, phổ biến nhất là ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Bởi khi bạn ăn thịt quá nhiều và rau ít thường xuyên, chất xơ trong thực phẩm của bạn sẽ không đủ để giúp hệ tiêu hóa quét sạch các chất bã bên trong đường ruột do thịt và các thức ăn khác tạo nên, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể và làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
3. Ít vận động, ngồi trong thời gian dài
Có thể thấy trong cuộc sống, thể lực chung của những người lâu ngày không tập thể dục sẽ bị giảm sút đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm đi đáng kể.
Những người này khó có thể chống lại bệnh tật. Dù việc không tập thể dục trong thời gian dài không trực tiếp gây ra ung thư, nhưng sau khi chức năng miễn dịch bị suy giảm, nguy cơ bị ung thư tấn công sẽ tăng lên, và nó sẽ rất khó khăn trong việc điều trị sau khi đã bị ung thư tấn công.
4. Thức khuya
Thức khuya có thể nói là một trong những yếu tố dễ gây ung thư, vì nó ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của con người. Về đêm cơ thể con người tiết ra melatonin, đây là chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhưng nếu thức khuya lâu ngày sẽ làm quá trình tiết ra chất này không được bình thường.
Thiết melatonin trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Về lâu dài, việc thức khuya trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến gen, ức chế khối u trong cơ thể, từ đó sinh ra proto-oncogene (tiền gen sinh ung) tiếp tục kích thích ung thư tế bào.
5. Hút thuốc và uống rượu
Thuốc lá và rượu là những chất gây ung thư phổ biến đã được WHO liệt vào danh sách đen. Thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khoang miệng và phổi, làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng và ung thư phổi. Rượu bia dễ làm tổn thương tế bào gan và là thủ phạm chính dẫn đến ung thư gan.
6 thói quen trong ăn uống âm thầm hủy hoại sức khỏe của bạn, bỏ ngay để đề phòng ung thư Không chỉ riêng chế độ ăn uống mà những thói quen trong ăn uống hàng ngày cũng ngấm ngầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Những thói quen nhỏ trong và sau bữa ăn tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cứ duy trì 6 thói quen sau đây, chúng ta có thể đối mặt...