Bác sĩ mặc niệm tri ân người hiến tạng sau chết não đầu tiên ở miền Trung – Tây Nguyên
Lần đầu tiên ở miền Trung – Tây Nguyên có một ca hiến tạng là thận của một bệnh nhân sau chết não. Sau khi hiến, các bác sĩ mổ lấy tạng đã dành một phút tri ân để cảm ơn người hiến.
Bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế dành một phút tri ân, mặc niệm để cảm ơn người hiến tạng đầu tiên sau chết não ở miền Trung – Tây Nguyên – Ảnh: THƯỢNG HIỂN
Sáng 8-6, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết lần đầu tiên ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên có một ca hiến tạng sau chết não ở khu vực này.
Vào ngày 3-6, Phòng điều phối ghép tạng – Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận nguyện vọng hiến tạng từ gia đình của bệnh nhân đang điều trị tại khoa gây mê hồi sức B của bệnh viện.
Bệnh nhân nam 33 tuổi, trú tại Huế, không may mắc bệnh hiểm nghèo, mê sâu đang thở máy hỗ trợ… tình trạng bệnh rất nặng, tiên lượng tử vong.
Ngay sau đó hội đồng đánh giá chết não của bệnh viện tiến hành các xét nghiệm và đánh giá lâm sàng xác định bệnh nhân đã chết não vào ngày 4-6.
Được biết em họ của bệnh nhân cũng là một trong số những bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối đang chạy thận định kỳ tại bệnh viện và đăng ký chờ đợi cơ hội được ghép thận.
Thấu hiểu sự mong mỏi của các bệnh nhân cần ghép thận, gia đình có ý nguyện hiến thận để cứu sống người em và các bệnh nhân khác.
Hội đồng ghép thận của bệnh viện đã họp để chọn bệnh nhân nhận thận trong danh sách chờ ghép và có chỉ số phù hợp.
Chiều 5-6, ca phẫu thuật ghép thận cho 2 người nhận đồng thời diễn ra và đã có nước tiểu tại bàn mổ sau khi ghép, hiện tại sức khỏe đã ổn định.
Video đang HOT
Cùng lúc đó, đội ngũ y bác sĩ sắp xếp chuẩn bị đưa người hiến về với gia đình. Giây phút tiễn đưa ai cũng nghẹn ngào xúc động và cảm kích tấm lòng cũng như suy nghĩ cởi mở của gia đình người hiến, đã vượt qua được rào cản quan niệm “chết toàn thây” của người dân miền Trung.
Các bác sĩ đã dành một phút mặc niệm để tri ân người hiến tạng trước khi đưa người hiến về gia đình lo hậu sự.
Đây là trường hợp hiến tạng sau khi chết não đầu tiên tại Huế và khu vực miền Trung.
Bác sĩ BV Chợ Rẫy: "Đắk Lắk phải đánh chặn từ xa để giảm tỷ lệ tử vong"
Đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên đường chi viện hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk trước tình hình dịch Covid-19 tại địa bàn đang diễn biến phức tạp.
Hỗ trợ xây dựng kịch bản chống dịch cho Đắk Lắk
Tối 26/10, trao đổi PV Dân trí , bác sĩ CKII Trần Thanh Linh - Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TPHCM - cho biết - ông cùng Đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy vừa có mặt tại Đắk Lắk để hỗ trợ tỉnh phòng, chống dịch Covid-19.
Bác sĩ CK II Trần Thanh Linh - Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Đoàn công tác sẽ khảo sát, hỗ trợ xây dựng kịch bản chống dịch cho Đắk Lắk (Ảnh: Hữu Khoa).
Theo bác sĩ Linh, ngay trong ngày 27/10, đoàn sẽ đi khảo sát toàn tỉnh Đắk Lắk từ thành phố cho đến các huyện, thị xã, cũng như các khu thu dung điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19.
"Chúng tôi sẽ khảo sát, nắm rõ tình hình dịch trên địa bàn. Sau khi khảo sát xong sẽ đánh giá chính xác Đắk Lắk đang ở cấp độ nào, mức độ dịch ra sao để đưa ra kịch bản. Đồng thời, xây dựng kịch bản phần tầng điều trị, tầng 1, tầng 2, tầng 3 (mô hình điều trị tháp 3 tầng - PV) mỗi tầng bao nhiêu giường rất quan trọng và chia sẻ với Đắk Lắk những kinh nghiệm từ TPHCM", bác sĩ Linh thông tin.
Đoàn công tác Bệnh viện Chợ Rẫy đã có mặt tại Đắk Lắk sẵn sàng hỗ trợ ngành y tế chống dịch (Ảnh: Facebook Bệnh viện Chợ Rẫy).
Cũng theo bác sĩ Linh để áp dụng Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế buộc sẽ phải khảo sát rất kỹ tình hình và lịch trình của đoàn công tác khá "căng".
Trong đó, ngày 27/10, đoàn sẽ khảo sát vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để xem vấn đề phân luồng, phát hiện sớm, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Tiếp đó, vào khu điều trị để nắm tình hình trang thiết bị điều trị hiện nay tại Đắk Lắk ra sao.
Đoàn sẽ tiếp tục di chuyển đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk, Bệnh viện Dã chiến số 1 để làm việc, khảo sát các vấn đề chăm sóc, điều trị, cách ly bệnh nhân.
Bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ, vào ngày thứ 6 tới (29/10), Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng sẽ có mặt tại Đắk Lắk và cùng tham gia các cuộc họp cùng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế, các bệnh viện... về các vấn đề liên quan đến công tác điều trị, chăm sóc, phòng, chống dịch Covid-19.
Bác sĩ Linh nhận định việc khảo sát, phân tầng điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 rất quan trọng (Ảnh: Thúy Diễm).
Sau thời điểm này, một số bác sĩ trong Đoàn sẽ về trước và số còn lại sẽ tiếp tục ở lại hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk.
"Hiện Đắk Lắk phải đánh chặn từ xa để giảm được tỷ lệ tử vong, phải xây dựng hệ thống y tế cơ sở vững chắc. Cần theo nguyên tắc của Thủ tướng làm sao để xã, phường, thị trấn là pháo đài, mỗi người dân là mỗi chiến sĩ. Hệ thống y tế cơ sở phải được triển khai, phải xây dựng tốt tầng 1, tầng 2 thì mới giảm tải được tầng 3 và giảm tải được tỷ lệ tử vong", bác sĩ Linh bày tỏ quan điểm.
Lo lắng trước tỷ lệ tiêm vaccine của Đắk Lắk còn thấp
Không chỉ vậy, bác sĩ Linh còn rất lo ngại trước việc tỉnh Đắk Lắk là một trong những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 thấp nhất cả nước.
Tỷ lệ tiêm chủng vaccine tại Đắk Lắk còn rất thấp là điều khiến các y, bác sĩ lo lắng (Ảnh: Thúy Diễm).
Bác sĩ Linh cho biết thêm, độ bao phủ vaccine ở Đắk Lắk còn chiếm tỷ lệ ít, nhất là tiêu chí trong tháng 10, nhóm có nguy cơ cao từ 65 tuổi trở lên và tháng 11 nhóm từ 50 tuổi trở lên đều tối thiểu 80% tiêm đủ liều vaccine; khả năng thu dung, điều trị cơ sở khám bệnh theo Nghị định 128 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế thì mức độ dịch của Đắk Lắk sẽ tăng lên thêm một cấp độ.
Ngoài hỗ trợ về nhân lực, Bệnh viện Chợ Rẫy còn tiến hành tài trợ đồ phòng hộ, các dụng cụ, trang thiết bị y tế... cho Đắk Lắk để hỗ trợ chống dịch.
Bác sĩ Trần Thanh Linh là một trong những bác sĩ tuyến đầu chống dịch, luôn có mặt tại các điểm nóng nhất của dịch Covid-19 (Ảnh: Hải Long).
Tính đến tối 26/10, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng trên 3.473 ca mắc Covid-19, trong đó đang điều trị cho 1.430 ca, 22 ca tử vong.
Điều đáng lo ngại, trong hai tuần nay, tại Đắk Lắk liên tục ghi nhận hàng trăm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng như: TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Ea Hleo huyện Krông Ana...
Bác sĩ CKII Trần Thanh Linh còn được biết đến với tên gọi "Bác sĩ 91" sau khi cứu sống bệnh nhân phi công người Anh (BN91) mắc Covid-19.
Bác sĩ Linh cùng nhiều đồng nghiệp luôn có mặt ở những điểm nóng nhất của dịch Covid-19 như: Đà Nẵng, Bắc Giang, TPHCM... đã trực tiếp điều trị, giành lại mạng sống cho nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 nguy kịch.
Vụ học sinh dương tính ma túy sau khi ăn "kẹo": 13 học sinh được xuất viện Sau khi được các bác sĩ tại Bệnh viện Hạ Long điều trị và sức khỏe đã ổn định, 13 học sinh lớp 10 bị ngộ độc sau khi ăn "kẹo" không rõ nguồn gốc đã được xuất viện. 13 học sinh ngộ độc sau khi ăn "kẹo" đã được xuất viện (Ảnh: Cổng TTĐT Hạ Long). Theo thông tin từ TP Hạ...