Bác sĩ khuyên dùng 7 loại thức uống giải nhiệt này cho mùa hè
Trong mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi. Bác sĩ hướng dẫn một số loại đồ uống giải nhiệt trong mùa hè, có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.
Nước dừa ngọt ấm, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe trong mùa hè nắng nóng này – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bác sĩ chuyên khoa 1 (BS.CK1) Huỳnh Liên Đoàn, Phó chủ tịch Hội Y học TP.HCM, hướng dẫn một số loại đồ uống giải nhiệt trong mùa hè, có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.
1. Trà xanh
Trà xanh là một trong những loại thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. Trong lá trà xanh chứa hàm lượng Epigallocatechin Gallate (EGCG), là chất chống ô xy hóa mạnh nhất có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc ở cường độ cao; đồng thời làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm sáng, mịn da.
Thời tiết nóng, uống trà vừa tốt cho sức khỏe vừa đã khát. Mỗi ngày uống 4 – 5 tách trà khoảng (800 – 1.000 ml) là có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa được một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…
Nên uống trà xanh vào buổi sáng, trưa, chiều; không nên uống vào buổi tối để không khó ngủ.
2. Nước râu bắp
Theo Đông y, râu bắp (ngô) có tên thuốc là ngọc mễ tu. Râu bắp là loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt cho sức khỏe.
Râu bắp có vị ngọt, tính bình, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết.
Râu bắp có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày. Đặc biệt, những người bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường dùng nước này rất tốt.
3. Nước cam, chanh
Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt.
Video đang HOT
4. Sắn dây, quất
Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, công năng giải nhiệt, giải biểu, sinh tân dịch, chỉ khát, tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt, ban sởi mới phát, đi lị ra máu, khát nước, mụn nhọt.
Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp.
Đồ uống sắn dây, quất giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi.
Cách làm rất đơn giản: Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Cho thêm đường và quấy tan. Khi thưởng thức có thể cho thêm đá.
5. Rau má
Theo Đông y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung.
Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước rau má cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực).
Rau má có vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Mỗi ngày dùng 30 – 50 g rau má tươi (có thể nhiều hơn), rửa thật sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước pha nước hoặc nước dừa để uống. Có thể nấu canh để ăn trong bữa cơm hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày.
6. Nước dừa
Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe.
7. Nước vỏ dưa hấu, bí đao
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc.
Vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Vỏ dưa hấu, bí đao thái nhỏ (dùng tươi hoặc phơi khô) rồi sắc với nước uống hằng ngày. Uống nước vỏ dưa hấu, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, rất tốt cho những người khó tiểu tiện hay cần phải bù nước.
Ngoài ra, dưa hấu có vị vừa ngọt vừa nhạt, tính hàn không độc, trị cảm nắng, tê mỏi đau, tiểu tiện lắt nhắt… Nếu ăn với ít muối thì nhuận tràng.
'Tào tháo đuổi' vì uống rau má, trà xanh giải nhiệt mùa hè?
Nước rau má, trà xanh... là những thức uống giải nhiệt mùa nóng rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng sao cho hiệu quả.
"Tào tháo đuổi" vì uống rau má không đúng cách
Nước rau má uống sao cho đúng?
Rau má là loại rau có khả năng giải nhiệt cực tốt, theo đông y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy...
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Thời điểm uống nước rau má tốt nhất vào lúc 10 giờ sáng và 13 giờ chiều. Bởi vì thời điểm này cơ thể cần nhiều nước nhất.
Theo lương y Ngô Đức Phương (Viện trưởng Viện thuốc nam) nước rau má có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe đặc biệt trong mùa hè như cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất cho cơ thể vận động cả ngày.
Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết sử dụng nước rau má đúng cách. Trong đó, nhiều chị em phụ nữ, vì mong muốn nhanh chóng có làn da mềm, mượt, sáng bóng không còn những nốt mụn thường gặp vào mùa hè mà tìm đến nước rau má.
Nhiều người cho rằng uống càng nhiều càng tốt, càng giúp giải nóng trong nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất. Vì thế, các chị rất tích cực uống thay nước lọc. Điều này theo lương y Ngô Đức Phương là "hết sức sai lầm".
Bởi, uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, đặc biệt uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày sẽ khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là đối với những người thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng.
Ngoài ra, có nhiều chị em chưa quen với loại thức uống này thường thêm đường cho dễ uống. Tuy nhiên trên thực tế, rau má có tính hàn khi cho thêm đường kính vào sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nếu người bị đầy bụng, khó tiêu thì không nên dùng nước rau má (thêm đường) để chữa.
Vậy uống nước rau má như thế nào cho đúng cách? Lương y Ngô Đức Phương cho biết, mỗi ngày mỗi người không nên uống quá nhiều nước rau má, lượng trung bình chỉ nên khoảng 40g rau má.
Đặc biệt, không nên sử dụng rau má, uống nước rau má thường xuyên quá 1 tháng. Sau 1 tháng dùng rau má với hàm lượng khuyến cáo, bạn cần ngừng nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới tiếp tục.
Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống. Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu... xâm nhập.
Trà xanh giải nhiệt mùa hè
Trà xanh là thức uống khá phổ biến mỗi ngày trong mùa hè. Uống trà xanh giải nhiệt sẽ giúp bạn cảm thấy dịu hơi nóng đi và cơ thể không bị mệt mỏi. Không những thế loại thức uống này có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, giúp duy trì cân nặng lành mạnh.
Uống trà xanh lúc nào thì hiệu quả?
Ngoài ra, trà xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh có tên gọi EGCG với đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn, hỗ trợ quá trình chống ung thử, loại bỏ các gốc tự do và chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng có chứa các hợp chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như catechin hay poly-phenol củng cố hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc uống trà xanh trong mùa nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sau. Đầu tiên, mùa hè vi khuẩn sản sinh nhanh khiến cho trà dễ bị thiu, uống trà qua đêm có thể gây viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy. Vì trong lá trà nguyên bản luôn có một vài chất không hòa tan, ngâm lâu không có lợi cho sức khỏe và cũng sẽ khiến vitamin trong trà bị phá hủy.
Đặc biệt mọi người không uống trà khi bụng đói làm loãng dịch dạ dày, giảm chức năng của axit dạ dày, cản trở tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, dễ gây viêm niêm mạc dạ dày.
"Không uống trà trước khi đi ngủ, đây là điều có lẽ đã rất nhiều người biết đến nhưng vẫn rất cần nhắc lại và ghi nhớ. Uống trà trước khi đi ngủ sẽ khiến tinh thần bạn tỉnh táo, ảnh hưởng đến giấc ngủ thậm chí gây mất ngủ.
Vì trong trà có chứa caffeine. Một lượng caffeine thích hợp có thể giúp nâng cao tinh thần nhưng quá nhiều sẽ dễ gây lo âu, khó chịu, mất ngủ, trống ngực dồn dập và nhiều triệu chứng khác vừa khiến giấc ngủ kém vừa giảm sự thèm ăn", lương y Ngô Đức Phương nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, nhiều người lại có thói quen uống thuốc với trà. Đây là việc làm hết sức sai lầm, bởi trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là tannin kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu. Lúc này cơ thể bạn sẽ không hấp thụ thuốc tốt, cơ thể phản ứng tiêu cực với trà và tác dụng của thuốc có thể biến mất.
9 loại đồ uống giải nhiệt ngày nóng không gây tăng cân Sự háo khát do nắng nóng khiến nhiều người thèm uống nước mát, tuy nhiên bạn cần chọn loại đồ uống giải nhiệt vừa ngon, giúp sảng khoái vừa không gây tăng cân. Trà xanh Lượng EGCG cao trong trà giúp bạn giảm mệt mỏi, căng thẳng và làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da. Nước trà xanh giúp cơ thể...