Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp vào sáng sớm
Người bệnh cần làm gì nếu gặp cơn tăng huyết áp vào buổi sáng? Những thói quen nào tốt cho người bệnh tăng huyết áp để kiểm soát tốt huyết áp và giảm các nguy cơ biến chứng?
Vì sao huyết áp thường tăng khi ngủ dậy?
Vào mùa hè, người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý bởi rất dễ gặp các cơn tăng huyết áp đột ngột. Nếu không xử lý kịp thời cơn tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Thời tiết nóng nực có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh khiến người bệnh khó ngủ và xuất hiện cơn tăng huyết áp vào sáng hôm sau. Cơn tăng huyết áp có thể gặp ở khoảng 180 – 200mmHg khiến người bệnh chóng mặt hoặc có thể yếu nhẹ nửa người. Nếu không được xử trí người bệnh có thể gặp tình trạng nhồi máu não, xuất huyết não, cơn co mạch… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp
Nếu cảm thấy chóng mặt hoặc yếu nửa người vào buổi sáng khi thức dậy, người bệnh cần đo huyết áp để xác định có phải cơn tăng huyết áp hay không? Nếu huyết áp tăng người bệnh cần bình tĩnh và uống thuốc đã được kê đơn trước khi ăn. Thông thường thuốc sẽ được uống sau khi ăn sáng, tuy nhiên với trường hợp này người bệnh có thể uống luôn. Sau đó người bệnh nằm nghỉ ngơi. 1 giờ sau cần kiểm tra lại tình trạng huyết áp của bản thân. Nếu lúc này huyết áp vẫn tăng cao người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Ngủ không đủ giấc có thể khiến người bệnh gặp cơn tăng huyết áp vào sáng hôm sau.
Những thói quen vào buổi sáng tốt cho người tăng huyết áp
Không chỉ dễ gặp cơn tăng huyết áp, buổi sáng cũng là thời điểm dễ xảy ra những biến chứng liên quan đến tim mạch như đột quỵ, đau tim… Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể dễ gặp tình trạng mất nước khiến máu cô đặc. Hơn nữa cơ thể thường xuyên phải chịu sự thay đổi của nhiệt độ giữa phòng điều hòa và thời tiết bên ngoài nắng nóng dễ dẫn đến nguy cơ bị tăng huyết áp, co mạch… Việc duy trì một số thói quen tốt vào buổi sáng dưới đây sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ gặp các biến chứng cũng như kiểm soát tốt tình trạng bệnh:
Đo huyết áp khi ngủ dậy. Thói quen theo dõi huyết áp thường xuyên giúp người bệnh nắm được huyết áp có đạt mục tiêu không. Thời điểm tốt nhất để đo huyết áp là khi ngủ dậy và 1 giờ sau khi sử dụng thuốc. Ngoài ra nếu gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu hoặc các dấu hiệu bất thường người bệnh cũng có thể kiểm tra huyết áp.
Video đang HOT
Không bỏ bữa sáng. Thói quen không ăn sáng có thể khiến nhịp sinh học bị thay đổi. Do vậy người bệnh nên duy trì thói quen ăn sáng với các loại thực phẩm lành mạnh. Một số thực phẩm tốt vào buổi sáng cho người bệnh là: trái cây, rau củ quả, các loại hạt giàu Omega-3 (hạnh nhân, óc chó, quả phỉ…). Bên cạnh đó cần lưu ý hạn chế đồ ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bởi nếu tiêu thụ quá nhiều đường nhất là đường mía sẽ gây ảnh hưởng cho hormone aldosterone và nội mô peptide – đây là những hoạt chất giúp ổn định huyết áp. Việc ăn mặn cũng sẽ làm tăng lượng Na trong máu từ đó làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu dẫn đến tăng cảm giác khát. Tình trạng này sẽ khiến tăng khối lượng tuần hoàn, tăng áp lực trong lòng mạch làm tăng huyết áp.
Vào buổi sáng người bệnh nên đo huyết áp, ăn sáng và tập luyện thể dục để kiểm soát huyết áp.
Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột nhất là vào buổi sáng khi bước từ phòng điều hòa ra ngoài trời nóng hoặc tắm nước lạnh… dễ khiến các mạch máu giãn ra làm tụt huyết áp hoặc gây ra các cơn co mạch khiến huyết áp tăng gây đột quỵ. Do vậy buổi sáng khi ngủ dậy, cần để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ một cách quá đột ngột.
Tập thể dục thường xuyên. Thói quen tập thể dục vào buổi sáng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể mà còn giúp kiểm soát huyết áp tốt. Người bệnh có thể tập luyện các bộ môn có cường độ vừa phải như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, đạp xe… Việc duy trì tập luyện với cường độ vừa phải, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 5 ngày/tuần là thói quen tốt cho người bệnh tăng huyết áp.
Hạn chế tiêu thụ caffein vào buổi sáng. Thói quen uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và sảng khoái nhưng đối với người bệnh tăng huyết áp việc tiêu thụ caffein vào buổi sáng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp. Nếu tiêu thụ quá nhiều caffein tuyến thượng thận sẽ sản sinh ra nhiều adrenaline hơn và gây ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm dẫn tới tim đập nhanh, huyết áp tăng cao. Hơn nữa khi tiêu thụ caffein nồng độ hormine cortisol gây căng thẳng cũng sẽ tăng lên. Do vậy người bệnh nên hạn chế uống cà phê, trà vào lúc sáng sớm hoặc có thể lựa chọn loại cà phê đã bỏ caffein để uống.
Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt huyết áp người bệnh nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng mỗi ngày để giúp điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp.
Ngoài ra cần uống đủ nước, hạn chế các chất kích thích như rượu bia thuốc lá và cần liên hệ với bác sĩ điều trị nếu có các biểu hiện bất thường để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
Xuất huyết não nguy hiểm như thế nào?
Xuất huyết não là tình trạng vỡ mạch trong não đột ngột, dẫn đến tổn thương cả mô não nên mức độ ảnh hưởng đến chức năng thần kinh sẽ nặng nề hơn nhồi máu não.
Theo nghiên cứu, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não chiếm khoảng 20% nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn.
Nguyên nhân, đối tượng dễ mắc xuất huyết não
- Nguyên nhân xuất huyết não
Xuất huyết não tiên phát:
Do bệnh lý xơ vữa, thoái hóa vi thể thành mạch thường do hậu quả của tăng huyết áp kéo dài, rối loạn mỡ máu. Khi người bệnh có cơn tăng huyết áp sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch yếu và vỡ ra gây chảy máu não.
Vùng chảy máu sẽ đè đầy trực tiếp mô não xung quanh, sẽ gây viêm hoại tử mô não và làm nhồi máu não thứ phát, và tiếp diễn quá trình hoại tử và khiến xuất huyết tiếp tục và khó cầm, khiến khối xuất huyết tăng dần. Khi kích thước đủ lớn sẽ chèn ép não, tăng áp lực nội sọ, phù não nặng, gây tụt kẹt não và chết não.
Xuất huyết não thứ phát:
Căn nguyên dị dạng mạch máu (phình mạch, thông động-tĩnh mạch, rò động-tĩnh mạch màng cứng, dị dạng mạch thể hang), biến chứng chảy máu sau nhồi máu, bệnh lý rối loạn đông máu, các khối u não chảy máu. Diễn biến sau đó cũng gây vòng xoáy bệnh lý như trên. Xuất huyết não do chấn thương sọ não có cách xử trí khác liên quan đến ngoại khoa nên thường không đề cập trong đột quỵ xuất huyết não.
Về mặt vị trí, chảy máu trong não không do chấn thương được chia thành xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết khoang dưới nhện, xuất huyết trong nhu mô não và xuất huyết trong não thất. Mỗi vị trí chảy máu cỏ thể gợi ý vùng tổn thương, mạch máu tổn thương, dạng xuất huyết để có phương án xử trí thích hợp.
Yếu tố nguy cơ mắc xuất huyết não:
Tuổi cao, tiền sử đột quỵ não, nghiện rượu, nghiện ma túy
Người mắc bệnh lý nền như: tăng huyết áp, rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông, điều trị thuốc tiêu sợi huyết (trong nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp), dị dạng động mạch não, viêm mạch, bệnh amyloidosis não, u tân sinh nội sọ.
HÌnh ảnh tổn thương xuất huyết não
Biểu hiện xuất huyết não
Các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội, thường là trong khi vận động nặng. Với biểu hiện bao gồm nôn, đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức. Thường nặng trong những giờ đầu ở bệnh nhân xuất huyết não. Sau 12 giờ đầu, bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.
Đôi khi có dấu hiệu màng não. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, bạch cầu ngoại vi tăng cao. Đây là điểm khác biệt so với nhồi máu não.
Ngoài ra, xuất huyết não còn có biểu hiện: Chóng mặt, mất thăng bằng và phối hợp vận động, nhạy cảm với ánh sáng, có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt, cổ cứng, liệt hoặc bất tỉnh trong trường hợp nặng. Yếu một cánh tay hoặc chân. Mất tỉnh táo, hôn mê. Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói. Khó nuốt, có vị lạ trong miệng. Khó đọc hoặc viết.
Điều trị xuất huyết não Xuất huyết não là một cấp cứu, nên cần tuân theo nguyên tắc ưu tiên ổn định đường thở, hô hấp, mạch huyết áp. Tiếp đến là kiểm soát chảy máu, tình trạng co giật, huyết áp và áp lực nội sọ.
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định có thể sử dụng các loạt thuốc an thần, giảm đau, dùng thuốc cắt cơn co giật. Điều chỉnh rối loạn đông máu (thuốc cầm máu, truyền các yếu tố đông máu nếu thiếu hụt như tiểu cầu, huyết tương).
Chống phù não, giảm áp lực nội sọ...Phẫu thuật lấy huyết khối nội sọ, dẫn lưu não thất, can thiệp nội mạch xử trí dị dạng mạch máu não.
Ngoài ra, người bệnh cần được chăm sóc hỗ trợ, điều chỉnh các tình trạng bệnh đi kèm (ví dụ như sốt, nhiễm trùng, thiếu oxy máu, mất nước, tăng đường máu, tăng huyết áp).
Tóm lại: Xuất huyết não là một dạng của đột quỵ, khá thường gặp trên lâm sàng và tiên lượng tử vong cao. Đối với bệnh lý này thì việc thực hiện đúng thao tác xử trí xuất huyết não tại chỗ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm đến trí tuệ và tính mạng của người bệnh.
Dự phòng và điều trị các biến chứng trong giai đoạn cấp tính cũng như giai đoạn hồi phục giúp hỗ trợ người bệnh tránh biến chứng, vừa giúp nhanh chóng trở về trình trạng bình thường trước đây. Bởi thế khi phát hiện hoặc nghi ngờ cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ.
Nhiều người dân còn chưa biết về bệnh đột quỵ BS CKI Nguyễn Quốc Thành, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, năm 2023, bệnh viện tiếp nhận 900 bệnh nhân bị đột quỵ, trong đó 826 trường hợp bị nhồi máu não. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 65, tuy nhiên có những ca mới 30 tuổi. Bác sĩ Nguyễn Quốc...