Bác sĩ hướng dẫn cách phòng tránh bệnh hô hấp mùa thu cho nhóm người có nguy cơ cao
Thời tiết khô hanh xen lẫn với các đợt lạnh ngắn khiến số lượng người mắc bệnh hô hấp mùa thu tăng cao. Bác sĩ Nguyễn Quốc Linh – Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Tuyên Quang cho biết, điều quan trọng là bảo vệ đường thở cẩn thận và nâng cao hệ miễn dịch.
Nguyên nhân chính khiến các bệnh đường hô hấp trở nên phổ biến hơn vào mùa thu và mùa mưa là do thời tiết khô hanh, các đợt lạnh ngắn xen kẽ nhau. Người có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa phát triển hoàn thiện như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất.
Phòng tránh bệnh hô hấp mùa thu chủ yếu liên quan tới việc người dân có các phương pháp thích ứng với điều kiện thời tiết, bảo vệ cơ thể đồng thời chủ động nắm bắt các tình hình dịch bệnh ví dụ như cảm cúm, viêm đường hô hấp,… nếu có.
Bệnh đường hô hấp chủ yếu do các loại virus, liên cầu khuẩn hay phế cầu,.. gây ra. Nếu như không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt sau này.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết, các bệnh như viêm đường hô hấp sẽ có các triệu chứng lâm sàng nhẹ như sốt cao, bị hắt hơi, sổ mũi, họng đau rát kèm ho và khàn giọng. Đôi khi sẽ gây ra các cơn đau nhức mỏi toàn thân. Dưới đây là những biện pháp phòng tránh bệnh hô hấp mùa thu cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bao gồm: trẻ em và người cao tuổi.
1. Phòng tránh bệnh hô hấp mùa thu cho trẻ em
Đối với trẻ em thường có sức đề kháng yếu, nếu mắc bệnh rất dễ gây ra suy giảm hệ miễn dịch và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong khi không được điều trị can thiệp y tế kịp thời. Nếu như phụ huynh quan sát thấy các biểu hiện bất thường ở trẻ thì cần theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tin để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Phòng tránh bệnh hô hấp mùa thu ở trẻ cần nâng cao sức đề kháng toàn diện (Ảnh: Internet)
Bác sĩ Linh cũng cho biết thêm, lứa tuổi trẻ đang học mầm non hay tiểu học nên được quan tâm kĩ lưỡng hơn khi thời tiết đang có những thay đổi như hiện tại. Cha mẹ nên có các biện pháp chăm sóc và quản lí sức khỏe của trẻ để phòng tránh bệnh hô hấp mùa thu như:
Video đang HOT
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi tới những nơi đông người. Đây không chỉ là biện pháp bảo vệ đường hô hấp mà còn giúp phòng tránh lây nhiễm Covid-19 trong giai đoạn hiện tại. Bạn có thể tìm hiểu thêm về CÁCH ĐEO KHẨU TRANG ĐÚNG CHUẨN WHO giúp phòng tránh Covid-19.
- Rửa tay thường xuyên, sát khuẩn sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt là khi chạm vào các bề mặt nơi đông người – nơi có nguy cơ vi khuẩn, virus bám vào và tồn tại trong thời gian dài (tùy chủng).
- Súc miệng, rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày
- Hạn chế đối đa việc tới những nơi đông người mà không có phòng bị. Hoặc tới những khu vực đang có vùng dịch
- Thiết lập cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu ra xanh, trái vây, không được bỏ bữa sáng để nâng cao hệ miễn dịch.
2. Nâng cao sức đề kháng của người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, thời tiết thất thường như hiện tại rất dễ gây tái phát các bệnh mạn tính như phổi, viêm phế quản, giãn phế quản hay lao phổi,… Những bệnh mạn tính này nếu không được phòng tránh bệnh hô hấp mùa thu hợp lý có thể gây ra các đợt cấp tính.
Người cao tuổi đang bị các bệnh phổi mãn tính cần hết sức chú ý (Ảnh: Internet)
Gia đình có người cao tuổi nên chú ý tới các vấn đề sau:
- Giữ ấm cơ thể. Phòng ngủ nên thoáng khí nhưng không được mở cửa sổ vào sáng sớm hay đêm muộn. Cần tránh cácsai lầm trong giữ ấm cơ thể sau.
- Vệ sinh phòng ốc sạch sẽ
- Hạn chế làm các việc nặng hay quá sức
- Tập luyện thể dục đều đặn với các bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể
- Đặc biệt, với người cao tuổi đang sử dụng thuốc, điều trị bệnh thì cần uống đủ liều kê của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn.
Nhìn chung, sự thay đổi thời tiết thất thường sẽ còn diễn ra trong một khoảng thời gian nữa nên mỗi một cá nhân nên chủ động phòng tránh và bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mùa thu.
Ngoài ra, bác sĩ Linh cũng nhấn mạnh rằng, với những gia đình có người đang bị bệnh hô hấp, cần có các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm chéo đúng cách. Người bệnh cần ho, hắt xì vào khuỷu tay hay một ờ giấy rồi bỏ đi luôn,…
Thời tiết chuyển mùa, trẻ con lũ lượt ho và ốm sốt: Dùng thuốc ho cho con bố mẹ phải nhớ nguyên tắc này
Tầm này hàng năm là cao điểm trẻ con ốm, năm nay cũng vậy, bệnh viện hay phòng mạch lúc nào cũng trong trạng thái quá tải. Giao mùa nên chủ yếu trẻ bị các bệnh hô hấp, ho và sốt.
Bài viết của bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Hữu Thảo (hiện đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc) dưới đây sẽ giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng ho ở trẻ nhỏ và cách dùng thuốc ho hiệu quả.
Trẻ con đi học nên chỉ cần 1 đứa ốm là có thể lây ra cả lớp. Thế là bệnh hết đợt này đến đợt khác, đợt trước chưa khỏi hẳn đã bị đợt mới, nên cứ ho, chảy mũi lai dai cả tháng. Có những đợt bệnh do vi khuẩn phải dùng kháng sinh nhưng phần lớn không cần. Phụ huynh nên đi khám và được tư vấn chăm sóc để quản lý những đợt bệnh của trẻ thật tốt để tránh lạm dụng những thuốc không cần thiết.
Ho chỉ là triệu chứng của bệnh nào đó
Điều đầu tiên cần ghi nhớ, ho không phải là bệnh, ho là triệu chứng của bệnh nào đó của đường hô hấp hoặc không phải của đường hô hấp. Chúng ta không nên chỉ lo chữa ho mà phải chữa nguyên nhân ho. Muốn hết ho thì chữa nguyên nhân gây ho thì ho sẽ hết. Phần lớn ho là phản ứng có lợi cho cơ thể để tống đờm nhớt ra ngoài, trừ 1 số trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé thì mới cần giảm cái ho đó đi.
Vậy như nào là ho nhiều ho ít? Khái niệm đó khá định tính và phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của phụ huynh. Có phụ huynh ngày bé ho chục lần cũng gọi là ho nhiều và rất sốt ruột.
Tôi thường hướng dẫn phụ huynh: nếu bé ho liên tục làm ảnh hưởng giấc ngủ phải thức dậy vì ho, nôn trớ nhiều vì ho hoặc làm trẻ mệt mỏi vì ho hoặc có thể không làm trẻ mệt mỏi nhưng làm bố mẹ phát phiền thì mới cần giảm cái ho đó đi. Nếu trẻ ho mà tỉnh táo vui vẻ, không sốt, không khó thở, không ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của trẻ như đã nói trên thì nhìn chung không cần uống thuốc giảm ho.
Khi nào cần uống thuốc ho?
Thuốc giảm ho là những thuốc gì? Như dextrometrophan, terpin, các thuốc chống dị ứng như theralen, chlopheniramin, rolatadin,... Bạn không nên tự mua thuốc giảm ho cho con uống mà không được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa vì nếu dùng không đúng có thể làm bệnh nặng lên. Không được uống thuốc giảm ho nếu con bạn ho có đờm.
Những thuốc ho nào được cho là an toàn? Đó là những thuốc ho nguồn gốc thảo dược sẽ an toàn hơn cả. Mật ong cũng giúp giảm ho khá tốt với trẻ trên 1 tuổi bị viêm hô hấp trên (nhớ là không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nguy cơ bị nhiễm trùng vi khuẩn C.Botulinum). Các thuốc long đờm dành cho ho có đờm nguồn gốc ở phế quản như ambroxol (Halixol, Olesom,...) khá hiệu quả nhưng cần có sự thăm khám của bác sĩ và không tự ý mua uống.
Thực ra, nếu con bạn ho do viêm mũi họng siêu vi khó điều trị hơn ho do viêm phế quản phổi vì ho do siêu vi lâu hơn (thường từ 10-14 ngày mới dứt) còn do viêm phổi uống kháng sinh 3-5 ngày là đỡ rồi.
Nhìn chung, nếu con bạn bị ho hoặc sốt hãy đi khám bác sĩ. Khi đi khám hãy thảo luận với bác sĩ: Con tôi bị bệnh gì? Do nguyên nhân gì gây ra? Điều trị như nào? Có cần phải giảm ho hay không? Khi nào cần khám lại? Đừng chỉ đi khám chỉ để lấy một bọc thuốc về cho con uống và đến con bị bệnh gì cũng không biết! Nếu con bạn dùng thuốc không đỡ hãy liên hệ với bác sĩ của con bạn và thảo luận cùng họ.
Ngoài ra, bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về nguồn thực phẩm, ngủ đủ giấc và uống vitamin D3 hàng ngày... Đây là những việc rất cần để tăng sức đề kháng cho con trong những đợt giao mùa này!
5 loại cá bổ dưỡng mà giá lại rẻ bèo, ăn đúng vào mùa thu thì tốt gấp bội cho sức khỏe Nếu ăn đúng 5 loại cá này vào trúng thời điểm mùa thu, cơ thể của bạn sẽ được bơm căng tràn sức sống, vô cùng tốt cho sức khỏe. Có thể bạn đã từng nghe qua câu này của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Cảnh nhàn: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá". Miễn bàn về những ý nghĩa...