Bác sĩ hướng dẫn cách pha nước muối chuẩn nhất để chữa đau họng, loét miệng
Nước muối rất tốt để phòng ngừa đau họng, loét miệng. PGS.TS.BS Pham Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) hướng dẫn cách pha và súc miệng nước muối đúng cách.
Nước muối có hiệu quả bảo vệ họng thật không?
Theo y học, vi khuẩn bám vào bề mặt, khe, hốc sẵn có trong các cấu trúc vùng họng và nằm chờ… lúc cơ thể suy giảm sức đề kháng, hoặc gặp các yếu tố thuận lợi sẽ gây thành bệnh như viêm họng, viêm ami đan cấp, viêm thanh khí – phế quản…
Các hiệu thuốc và các cửa hàng khác bán nước súc miệng có thuốc và các sản phẩm tương tự để phòng, hoặc chữa chứng đau họng, loét miệng. Nhưng nhiều người dân lại ưa dùng nước muối súc họng hàng ngày vừa rẻ tiền, vừa hiệu quả để giảm đau và giảm các triệu chứng đau họng, loét miệng.
Nước muối phòng ngừa được các chứng đau họng, loét miệng. Ảnh minh họa.
Nhưng nước muối có thể diệt một số vi khuẩn ở miệng và họng, chứ không phải tất cả. Dung dịch nước muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt lợi, răng và họng và rửa trôi chúng khi nhổ nước muối ra ngoài.
Những người làm các phẫu thuật nha khoa cũng có thể dùng nước muối để súc miệng, nhưng vài ngày đầu nên súc miệng nhẹ để ngăn ngừa vảy bong ra, và làm đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Công dụng của nước muối với các triệu chứng như thế nào?
Với đau họng
Súc miệng nước muối có thể có hiệu quả để điều trị đau họng nhẹ, giảm khô, rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng, đặc biệt ở những người trải qua hóa trị hoặc xạ trị.
Với tình trạng loét miệng
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
Với dị ứng
Một số dị ứng có thể khiến niêm mạc mũi và cổ họng nề, gây khó chịu. Mặc dù súc miệng bằng nước muối sẽ không ngăn ngừa dị ứng, nhưng có thể giúp giảm bớt một số khó chịu ở cổ họng.
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường, cúm, bạch cầu đơn nhân và viêm xoang. Một nghiên cứu từ năm 2013 có sự tham gia của 339 người tham gia cho thấy những người súc miệng bằng nước muối ít có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Video đang HOT
Với sức khỏe răng miệng
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn từ lợi, giúp làm sạch và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và cao răng. Sự tích tụ vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến bệnh viêm quanh cuống và sâu răng.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên mọi người nên súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa, có thể giúp giữ cho vùng tổn thương sau thủ thuật sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trẻ em súc họng bằng nước muối hàng ngày bảo vệ họng rất tốt. Ảnh minh họa.
Cách súc miệng hiệu quả
Súc miệng càng lâu càng tốt có thể giúp đảm bảo nước súc miệng có hiệu quả.
- Lấy càng nhiều dung dịch vào miệng càng tốt.
- Súc miệng bằng nước muối quanh sau cổ họng.
- Rửa xung quanh miệng, răng và lợi.
- Rồi nhổ nước ra
- Cố gắng súc miệng dung dịch nước muối càng lâu càng tốt. Mặc dù dung dịch nước muối an toàn để nuốt, nhưng tốt nhất là nhổ ra.
- Để có hiệu quả tối đa, một người nên súc miệng bằng nước muối 1-2 lần/ngày, hoặc súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày.
- Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ cho họng sạch và có thể làm giảm đau và khó chịu do viêm họng, loét miệng và sau khi làm thủ thuật nha khoa.
Súc miệng bằng nước muối giữ họng sạch, giảm đau do viêm họng, loét miệng. Ảnh minh họa.
Rủi ro và cân nhắc
Súc miệng bằng nước muối được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, những người sau đây nên cân nhắc sử dụng.
- Những người bị tăng huyết áp hoặc những người có các bệnh lý khác (thận…) cần hạn chế lượng natri nên tư vấn bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi súc miệng bằng nước muối.
- Những người không thích hương vị của dung dịch nước mặn có thể thử thêm mật ong hoặc tỏi để giúp cải thiện hương vị.
Công thức pha nước muối súc họng chuẩn:
- 1/2 muỗng cà phê muối pha với 30 ml nước ấm, lắc cho tan hết.
Có thể thêm baking soda vào dung dịch nước muối, ví dụ:
- 1 lít nước 1 muỗng cà phê muối 1 muỗng cà phê baking soda (đã có nghiên cứu khoa học trên trẻ em cho thấy dùng nước muối súc miệng 2 lần/ngày trong 21 ngày đã làm giảm đáng kể mức độ vi khuẩn miệng so với những trẻ em dùng giả dược).
Cách súc miệng hiệu quả
Súc miệng càng lâu càng tốt có thể giúp đảm bảo nước súc miệng có hiệu quả.
- Lấy càng nhiều dung dịch vào miệng càng tốt.
- Súc miệng bằng nước muối quanh sau cổ họng.
- Rửa xung quanh miệng, răng và lợi.
- Rồi nhổ nước ra
Cố gắng súc miệng dung dịch nước muối càng lâu càng tốt. Mặc dù dung dịch nước muối an toàn để nuốt, nhưng tốt nhất là nhổ ra.
Để có hiệu quả tối đa, một người nên súc miệng bằng nước muối 1-2 lần/ngày.
PGS.TS. BS Phạm Thị Bích Đào
( Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội)
6 cách làm giảm đau họng "thần tốc" ngay tại nhà
Đau họng không phải là một bệnh gì quá nghiêm trọng, tuy nhiên nó có thể gây đau rát, khó chịu và bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi bạn có dấu hiệu cổ họng đau rát, khan tiếng, nuốt đau hay ho khan,...có thể áp dụng ngay những biện pháp dưới đây để chữa đau họng nhanh chóng ngay tại nhà.
Sử dụng nước muối để chữa đau họng
Súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm những cơn đau họng (Ảnh minh họa)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần một ngày có thể giúp giảm sưng cổ họng và long đờm, góp phần tống khứ các vi khuẩn gây kích ứng. Khi bị đau họng bạn nên pha một muỗng muối vào cốc nước nhỏ để súc miệng và khò trong họng, sẽ làm dịu bớt các cơn đau hơn đấy.
Trà có thể chữa đau họng
Trà cũng là một biện pháp chữa đau họng nhanh chóng và hiệu quả. Một tách trà nóng có thể lập tức làm dịu cơn đau họng bởi trong thành phần của trà có chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chống nhiễm trùng. Do vậy khi bị đau họng bạn có thể pha trà với một muỗng cà phê mật ong để vừa dễ uống, vừa tăng cường tính kháng khuẩn và giúp bạn mau lành bệnh.
Nước cam và chanh chữa đau họng hiệu quả
Cam và chanh giúp bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm các triệu chứng của đau họng hiệu quả. Một cốc nước cam hay nước chanh vắt, kết hợp cùng đường hoặc mật ong là thức uống lý tưởng khi cổ họng bạn thấy khó chịu.
Nước cam và chanh có thể chữa đau họng hiệu quả (Ảnh minh họa)
Chữa đau họng bằng mật ong
Mật ong được biết đến với tính chất chống virut và kháng khuẩn. Uống nước ấm hoặc các đồ uống nóng có pha mật ong có thể giúp giảm tắc nghẽn đường thở và long đờm. Do vậy khi có các dấu hiệu đau họng bạn có thể trộn mật ong với các thành phần khác như tiêu đen hay hành tây để trị đau họng hiệu quả hơn.
Uống nhiều nước để chữa đau họng
Duy tri lương nước cho cơ thê la rất quan trong, đăc biêt khi ban mêt moi, cô hong rat hay sưng tây. Hãy đảm bảo cơ thể bạn được bổ sung đủ nước khi bị đau họng. Chất lỏng giữ cho chất nhờn trong cổ họng không bị khô và giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bạn nên uống đủ 2 lít nước một ngày, hoặc bạn có thể dùng thêm nước trái cây. Biện pháp này còn giúp duy tri đô âm cho khoang mui, tao sưc đê khang và giúp giảm những cơn đau họng hơn.
Chữa đau họng bằng nghệ
Nghệ có đặc tính chống khuẩn và kháng viêm do đó cũng được dùng để chữa đau họng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một nửa cốc nước nóng, thêm muối, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi quấy đều và uống ngày một lần. Uống liên tục 3 ngày sẽ trị dứt điểm đau họng.
Theo giadinhvietnam
Những rau quả nên ăn vào mùa thu Theo Vechernjaja Moskva, chuyên gia dinh dưỡng Nga Elena Solomatina khuyên chúng ta nên chú ý đến những rau quả mùa thu như bí ngô, mận và lê. Mận là loại quả lý tưởng giúp thanh lọc cơ thể - Ảnh : Vechernjaja Moskva Được biết, bí ngô rất giàu beta-carotene (mang lại màu vàng cam cho bí ngô và là tiền chất...