Bác sĩ đưa ra cảnh giác về ‘khuẩn ăn t.hịt n.gười’ vào mùa mưa

Theo dõi VGT trên

Trước khi nhập viện 3 ngày, ông N.V.C (59 t.uổi, ngụ thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) sốt cao, người lừ đừ, đau vùng lưng nhiều hơn, không tự đi lại được, các hoạt động sinh hoạt cá nhân phải có người hỗ trợ.

Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy, ông C. bị mắc “ vi khuẩn ăn t.hịt n.gười”, đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện vào mùa mưa.

Ngày 24/8, bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Mỹ Châu, Đơn vị Nhiễm, khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, các bác sĩ đã cho bệnh nhân C. cấy m.áu, kết quả xác định vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, hay gọi là “ vi khuẩn ăn t.hịt n.gười” là tác nhân gây bệnh n.hiễm t.rùng.

Bác sĩ đưa ra cảnh giác về khuẩn ăn t.hịt n.gười vào mùa mưa - Hình 1
Sau 4 tuần điều trị, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường.

Bên cạnh đó, kết quả chụp cộng hưởng từ cột sống của bệnh nhân cho thấy, vi khuẩn này đã gây tổn thương và viêm xung quanh cột sống, kèm theo các ổ áp xe trong cơ thắt lưng chậu hai bên, trong đó có ổ áp xe lớn nhất ở bên trái với kích thước 46×15x36mm. Ngoài ra, vi khuẩn còn làm tổn thương lan vào khoang ngoài màng cứng, gây áp lực lên mặt trước bao màng cứng; thậm chí gây áp xe trong t.iền liệt tuyến.

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Châu cho biết, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei hay còn gọi là “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười” gây ra bệnh Whitmore, vốn xuất hiện rải rác quanh năm nhưng thường tăng cao và phát triển phức tạp hơn vào mùa mưa. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho khoảng hơn 10 trường hợp; trong đó vào 3 tháng gần đây, vốn là vào mùa mưa tại khu vực phía Nam, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 4 trường hợp.

Video đang HOT

Vi khuẩn này thường sống trong môi trường đất ẩm tự nhiên, đặc biệt là lớp đất cách bề mặt 20 – 40 cm; có khả năng gây viêm mạnh mẽ, dẫn đến tổn thương mô và các cấu trúc xung quanh, bao gồm cả đĩa đệm và đốt sống.

Con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là do các vị trí da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, hoặc người bệnh hít phải các hạt bụi đất nhiễm khuẩn. Bệnh hay xảy ra ở người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước như nông dân, công nhân xây dựng, người làm vườn, quân nhân…

Theo bác sĩ Mỹ Châu, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây n.hiễm t.rùng và dẫn đến áp xe nhiều cơ quan cũng như viêm đĩa đệm, làm giảm khả năng chịu lực và độ bền của chúng. Viêm có thể gây ra đau và hạn chế cử động. Ngoài ra, tình trạng n.hiễm t.rùng có thể dẫn đến viêm cột sống, làm tổn thương các đốt sống và mô xung quanh, thậm chí trường hợp nặng có thể gây hoại tử xương.

Bệnh có thể không có biểu hiện lâm sàng cụ thể và thường giống các dạng viêm tủy xương, viêm khớp n.hiễm t.rùng và viêm khớp dạng thấp khác. Các đặc điểm nổi bật trong viêm khớp n.hiễm t.rùng là sưng, đau, đỏ và nóng xung quanh khớp, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.

“Bệnh xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Những người có bệnh lý nền như tiểu đường, nghiện rượu, sử dụng corticoid dài ngày, mắc bệnh phổi và thận mạn tính… thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn so với người bình thường. Bệnh cũng có thể gặp ở người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh và chưa ghi nhận trường hợp lây bệnh giữa người và động vật”, bác sĩ Châu thông tin thêm.

Theo bác sĩ Mỹ Châu, các cuộc điều tra môi trường gần đây cho thấy, hơn 80% mẫu đất ở miền Nam Việt Nam dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Do đó, người dân nên sử dụng thiết bị bảo hộ (như ủng, găng tay) và băng bó vết thương hở, vết cắt hoặc vết bỏng nếu phải tiếp xúc gần với đất, nước. Những người có nguy cơ cao nên tránh ra ngoài sau khi mưa lớn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh Whitmore.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh chưa có vaccine phòng ngừa, mọi người cần thường xuyên rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông gần nơi bị ô nhiễm. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm.

Khi người bệnh có những biểu hiện sốt cao dài ngày, n.hiễm t.rùng da, mô mềm, viêm phổi, đau bụng, đau lưng, đau đầu… nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn kỹ thuật cao để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng sẽ trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature cho biết các đợt lây nhiễm bệnh tay chân miệng - vốn đã phổ biến ở châu Á, có thể bùng phát sớm hơn, nghiêm trọng hơn và với tần suất cao hơn nếu thế giới không kiểm soát được sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng sẽ trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu - Hình 1

Dự báo, các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng lớn có thể tăng tới 40% nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không được kiểm soát. Ảnh: NST

Theo nghiên cứu, loại virus thường lây nhiễm cho trẻ nhỏ này được phát hiện rất thích kiểu khí hậu mùa hè ấm áp, do đó có thể lan rộng hơn khi hành tinh nóng lên.

Dự báo, các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng lớn có thể tăng tới 40% nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không được kiểm soát.

Những phát hiện này bổ sung vào một nhóm bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm và gây ra nhiều vấn đề hơn cho các hệ thống y tế vốn đã quá tải ở các nước đang phát triển.

Là virus rất dễ lây lan giữa người với người nên mỗi năm, thế giới có hàng triệu người mắc bệnh tay chân miệng. Các đợt bùng phát thường xảy ra vào những tháng nóng ấm và thường gây sốt, phát ban và lở miệng ở t.rẻ e.m. Nhật Bản đã phải đối mặt với một đợt bùng phát bệnh tay chân miệng đặc biệt nghiêm trọng với hơn 35.000 ca mỗi tuần trong ba tuần đầu tiên của tháng 7 năm ngoái, giới chức y tế nước này cho biết.

Căn bệnh này hiếm khi gây t.ử v.ong, nhưng đã có ghi nhận về các đợt bùng phát đáng lo ngại. Năm 2012, hơn 50 t.rẻ e.m ở Campuchia đã t.ử v.ong vì một biến thể đặc biệt mạnh của loại virus này, trong số 78 trường hợp được phát hiện trong một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa thời tiết ấm áp và sự bùng phát sớm của các đợt dịch trong năm. Khi biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng cực đoan theo mùa hơn, cũng có thể sẽ có ít ca bệnh hơn vào mùa đông lạnh hơn, tạo ra ít khả năng miễn dịch cộng đồng hơn và dễ bị tổn thương hơn trước một đợt bùng phát lớn vào mùa hè ấm áp tiếp theo.

Dựa trên các mô hình nghiên cứu rất phức tạp, các nhà khoa học cho rằng "biến đổi khí hậu có thể làm các đợt bùng phát trong tương lai trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng những thay đổi về phạm vi nhiệt độ theo mùa có thể còn quan trọng hơn cả những thay đổi về nhiệt độ trung bình đối với các loại bệnh này". Đáng lưu ý, việc hiểu rõ hơn về các mô hình này có thể giúp xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm về các đợt bùng phát dịch bệnh.

Lâu nay, biến đổi khí hậu đã được biết đến là nguyên nhân làm trầm trọng thêm nhiều dạng bệnh khác. Một nghiên cứu năm 2022 phát hiện ra rằng hơn 50% số bệnh truyền nhiễm đã biết sẽ trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ cao hơn. Ví dụ, một thế giới ấm hơn và ẩm ướt hơn giúp đưa muỗi mang mầm bệnh đến những nơi mới, làm gia tăng sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết và sốt rét...

"Những rủi ro gia tăng đồng thời và nhiều lần của biến đổi khí hậu đang khuếch đại sự bất bình đẳng về sức khỏe toàn cầu và đe dọa đến chính nền tảng sức khỏe của con người", một nhóm gồm hơn 100 bác sĩ đã cảnh báo trong một bài đ.ánh giá trên tạp chí Nature.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt thường làm khi đau đầu
11:44:32 13/09/2024
Ăn đậu bắp giúp khỏi bệnh xương khớp?
10:14:49 12/09/2024
Thuốc trị đổ mồ hôi trộm
10:17:27 12/09/2024
Người trên 50 t.uổi nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?
11:39:14 13/09/2024
'Chữa lành' đường ruột bằng sữa chua và những điều bạn cần ghi nhớ
20:51:49 11/09/2024
5 chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp
10:12:10 12/09/2024
Thấy 9 dấu hiệu này, đi khám thận ngay kẻo muộn
20:28:36 11/09/2024
Bài tập tốt cho người bệnh Nocardia
20:42:12 11/09/2024

Tin đang nóng

Vết nứt 20cm trên đồi và quyết định cân não cứu sống 115 người của trưởng bản 9X
09:15:31 13/09/2024
Quế Vân lên tiếng việc đi thuyền làm từ thiện ở "khu nhà giàu" và lý do Ưng Hoàng Phúc không lội nước
12:45:13 13/09/2024
Xin giảm lãi vay không được, 'con nợ' dùng dao c.hém 'chủ nợ'
09:36:24 13/09/2024
Tấn Beo bị chỉ trích vì ăn cơm từ thiện, đồng nghiệp tiết lộ sự thật phía sau
12:42:45 13/09/2024
Hoa hậu Mai Phương và công ty cũ gặp trục trặc?
11:13:11 13/09/2024
Nữ diễn viên Việt bỏ học làm người mẫu: "Tôi nhận được nhiều đề nghị khiếm nhã"
11:00:09 13/09/2024
Chiếm nhà của mẹ, con trai và con dâu bị khởi tố
09:31:01 13/09/2024
MC Minh Xù: "Kỳ Duyên liều lĩnh, đang chơi tất tay cho Miss Universe Vietnam 2024"
10:45:35 13/09/2024

Tin mới nhất

Tác dụng của loại quả Việt Nam xuất khẩu top đầu thế giới

10:46:26 13/09/2024
Chanh leo được trồng khá nhiều ở Việt Nam nhưng phần lớn xuất khẩu sang nước ngoài. Loại quả này giàu chất chống oxy hoá và có chỉ số đường huyết thấp.

Ăn gì để tăng cơ?

10:23:34 12/09/2024
Nếu ăn protein nhưng lại không đủ lượng calo cần thiết, thì khó có thể tập luyện để tăng cơ. Ăn đủ calo nhưng lại ăn quá nhiều đồ ăn vắt, không đủ protein, cơ thể sẽ không thể xây dựng mô cơ mà thay vào đó sẽ tăng mỡ.

Cách phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe sau mưa bão

10:08:07 12/09/2024
Ngoài ra, nước thải thường chứa đầy côn trùng. Nếu bạn chỉ ngứa sau khi bị côn trùng cắn, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ nội tiết tố để giảm ngứa.

'Hai không' giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa mưa lũ

10:03:17 12/09/2024
Nguồn nước dùng chế biến thực phẩm cũng phải đảm bảo, được sát khuẩn, làm sạch theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Không dùng đồ hộp đã hết hạn sử dụng, phồng, có mùi lạ.

Tp.HCM cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, ngăn ngừa dịch sởi bùng phát

09:43:06 12/09/2024
Thách thức lớn nhất hiện nay là phải tăng tốc tiêm, bởi 5 tuần gần đây số ca tăng rất nhanh trong khi còn rất nhiều trẻ trong cộng đồng chưa được tiêm. Năm học mới bắt đầu nên nguy cơ cao sởi lây lan trong trường học.

TPHCM ghi nhận thêm 98 ca sởi trong một tuần

09:39:25 12/09/2024
Về tiến độ tiêm vaccine, có đến 21 quận huyện, ngoại trừ huyện Bình Chánh, đều có tiến độ tiêm dưới 60% so với số trẻ đã được lập danh sách.

Chế độ ăn cho người bệnh Still - viêm khớp hiếm gặp

21:17:07 11/09/2024
Ngoài ra, ăn một phần đậu, đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan mỗi ngày có thể làm tăng cảm giác no và có thể dẫn đến việc giảm cân tốt hơn.

Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị n.ạn n.hân bão lũ

20:59:23 11/09/2024
Hiểu rõ tình hình đó, với vai trò là bệnh viện tuyến đầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã lập tức triển khai trao đổi trực tuyến đồng thời và liên tục với 2 cơ sở y tế Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, Yên Bái và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú T...

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa

20:53:50 11/09/2024
Uống đủ nước cho cơ thể giúp bạn chống lại và ngăn ngừa nhiều bệnh tật, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Nước làm sạch cơ thể và hỗ trợ thải bỏ vi trùng, vi khuẩn ra ngoài cơ thể, giúp ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm.

Những đặc tính có lợi cho sức khỏe của atisô

20:44:12 11/09/2024
Atisô cũng rất giàu chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoids ức chế sản xuất quá nhiều gốc tự do, duy trì sức khỏe của động mạch và ngăn ngừa huyết áp cao.

5 lưu ý cơ bản về an toàn thực phẩm sau khi hết lũ lụt

09:13:12 11/09/2024
Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm trong thời gian này cũng có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, lụt lội. Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế.

Loại quả chua nhất Việt Nam, ăn vào vừa bổ xương vừa ổn định huyết áp cực tốt

08:45:31 11/09/2024
Khế tàu là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, một loại protein chính cấu tạo nên xương và sụn, giúp duy trì độ chắc khỏe và đàn hồi của xương.

Có thể bạn quan tâm

Nội dung clip khiến vợ chồng Ưng Hoàng Phúc đang bị ném đá dữ dội

Sao việt

14:17:27 13/09/2024
Nhiều người cho rằng vợ chồng Ưng Hoàng Phúc cố tình sắp xếp đi vào chỗ ngập sâu, để chụp ảnh, quay phim, hòng gây sự chú ý.

Cách chơi đội hình Ryze Bảo Hộ DTCL Mùa 12

Mọt game

14:05:54 13/09/2024
Ryze Bảo Hộ là một đội hình Fast 8 mới rất hiệu quả trong Đấu Trường Chân Lý Mùa 12 mà bạn nên tận dụng để leo rank khi còn có thể.

Uyên Linh dồn hết vốn liếng cho live concert "Uyen Linh | The Vocalist"

Nhạc việt

14:04:39 13/09/2024
Là một người cầu toàn trong nghệ thuật, Uyên Linh cùng êkíp đã đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết để xây dựng một chương trình công phu và đặc sắc, nhằm thoả mãn cả phần nghe lẫn phần nhìn của khán giả.

Toàn Trái Đất bị tác động đến 9 ngày sau siêu sóng thần

Thế giới

14:02:03 13/09/2024
Sau khi tìm ra lời giải, các nhà khoa học cho biết điều đó cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu đã tác động rộng đến như thế nào và các trận lở đất lớn có thể xảy ra ở những nơi trước đây được cho là ổn định khi nhiệt độ tăng nhanh.

5 điểm đến lý tưởng cho xu hướng du lịch Nghỉ dưỡng chữa lành tại Việt Nam

Du lịch

13:35:31 13/09/2024
Trong thế giới đó, những người đam mê du lịch bắt đầu có xu hướng tìm kiếm các cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về bản thân, kết nối lại với chính mình.

Công ty mua bán điện thuộc EVN sai phạm gì trong vụ án cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng?

Pháp luật

13:25:20 13/09/2024
Tại bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và 11 bị can khác, cơ quan điều tra thông tin, từ tháng 2/2023, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị điều tra việc phê duyệt bổ sung 168 dự án điện mặt...

Phim ngôn tình chưa chiếu đã bị tẩy chay, vạ lây phốt chấn động của nam chính

Phim châu á

13:16:41 13/09/2024
Khán giả trong nước lẫn cộng đồng fan quốc tế thất vọng khi bộ phim lại lựa chọn diễn viên có tai tiếng về hành vi đạo đức.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 33: Ông Chiểu khóc thét vì sự quan tâm của Chải

Phim việt

13:13:17 13/09/2024
Chải thể hiện sự lo lắng, quan tâm bố nhưng sự vụng về của cậu khiến ông Chiểu đang băng bó chân gãy chân lại càng thêm đau.

Phim Việt giờ vàng chưa chiếu đã được khen hết lời, tái hiện cảnh bão lũ khiến netizen nghẹn lòng

Hậu trường phim

13:00:59 13/09/2024
Cụ thể trong loạt hình ảnh này, khán giả được thấy cảnh tượng những người lính đang nỗ lực cứu trợ, cứu hộ người dân trong mưa lũ.

Phạm Quỳnh Anh mê mẩn một kiểu quần jeans ở t.uổi 40

Phong cách sao

12:45:11 13/09/2024
Mẫu quần dài này có khả năng che nhược điểm nên không kén dáng người mặc. Quần jeans ống rộng còn tạo điểm nhấn cá tính và cool ngầu cho tổng thể trang phục. Đây cũng là món thời trang yêu thích của Phạm Quỳnh Anh ở t.uổi 40.

4 món đồ hack dáng tuyệt đối cho nàng "nấm lùn", giúp chị em thấp bé vẫn có thể tỏa sáng theo cách riêng

Thời trang

12:44:47 13/09/2024
Các cô nàng nấm lùn hoàn toàn có thể trở nên nổi bật và tự tin với phong cách riêng của mình. Việc chọn lựa trang phục phù hợp không chỉ giúp che đi những khuyết điểm.