Bác sĩ cũng sốc: Phát hiện ‘của quý’ bệnh nhân đang bị… hóa đá
Một người đàn ông 63 tuổi đến chụp X-quang tại Trung tâm Y tế Lincoln ở New York (Mỹ) sau khi bị té.
Phim chụp X-quang cho thấy các tế bào xương đang hình thành bên trong “cậu nhỏ” của bệnh nhân – Ảnh minh họa: Shutterstock
Ông chỉ té ngồi và không đụng vào đầu hay bất tỉnh, mà chỉ thấy đau ở đầu gối.
Ông cũng cảm thấy bị đau ở “cậu nhỏ”, nhưng không có triệu chứng bệnh đường sinh dục, như chảy mủ hoặc sưng.
Trong khi kiểm tra, các bác sĩ đã chụp X-quang xương chậu của ông để kiểm tra, nhưng phát hiện điều không thể tưởng tượng nổi.
Điều kỳ lạ là:
Họ chẩn đoán ông bị bệnh “hóa đá” – về cơ bản là “cậu nhỏ” đang dần biến thành xương, theo Daily Mail.
Ông đã bị sốc và không hài lòng với chẩn đoán, nên đã rời bệnh viện và một đi không trở lại!
Theo bác sĩ Georges El Hasbani từ Đại học Beirut của Mỹ, thì tình trạng này là cực kỳ hiếm.
Bệnh “hóa đá” hay hội chứng FOP là gì?
Mô mềm trong cơ thể con người có thể hóa xương thông qua quá trình vôi hóacơ khớp, khi đó xương phát triển sai vị trí.
Tình trạng này xảy ra do canxi tích tụ lại ở một vị trí nào đó trong cơ thể theo thời gian.
Sự tích tụ này có thể được kích hoạt khi cơ thể cố gắng tự chữa lành vết thương sau khi bị thương như gãy xương. Nó cũng có thể bị gây ra bởi ung thư, bệnh thận hoặc cường cận giáp.
Video đang HOT
Hội chứng này là một bệnh di truyền hiếm gặp, cứ 2 triệu người thì có 1 người mắc phải. Bệnh làm cho nhiều phần cơ thể, thường là cơ bắp, gân và cả dây chằng hóa thành xương sau khi bị tổn thương. Bệnh có thể được phát hiện bằng cách chụp X-quang hoặc siêu âm, theo Daily Mail.
Có thể sử dụng thuốc chống viêm để kiểm soát bệnh ở giai đoạn đầu, nhưng nếu bệnh tiến triển hơn, cần phẫu thuật để loại bỏ sự tăng trưởng. Nhưng việc phẫu thuật cắt bỏ phần vôi hóa này vẫn không hiệu quả.
Y học hiện đại vẫn chưa có chỉ định phòng ngừa cũng như chữa trị nào dành cho chứng bệnh này.
Tại sao “cậu nhỏ” hóa đá?
Tình trạng “cậu nhỏ” hóa đá vô cùng hiếm, chỉ 40 trường hợp xảy ra trên thế giới.
Richard Viney, bác sĩ phẫu thuật tiết niệu ở Birmingham (Anh) giải thích rằng hóa thạch ở “cậu nhỏ” thường là hậu quả của bệnh Peyronie, trong đó mô sẹo bên trong khiến “cậu nhỏ” bị uốn cong khi cương cứng, theo Daily Mail.
Bệnh Peyronie thường xảy ra ở những người có nguy cơ chấn thương “cậu nhỏ” cao, như vận động viên thể thao. Ngoài ra, yếu tố di truyền, rối loạn mô liên kết, tuổi tác, hút thuốc và phẫu thuật tuyến tiền liệt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Mô sẹo hình thành sẽ chặn dòng máu chảy đến “cậu nhỏ”, có thể gây tê hoặc làm giảm kích thước “cậu nhỏ”, làm suy giảm chức năng cương.
Khi cảm thấy đau hay ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng, nên đi khám để được điều trị.
Trong những trường hợp rất hiếm hoi, bệnh Peyronie tạo ra quá nhiều sẹo đến nỗi dẫn đến sự lắng đọng canxi, làm cứng mô sẹo và đây chính là trường hợp của người đàn ông nói trên, bác sĩ Richard cho biết.
Ông nói rằng trường hợp này là do xương hình thành ở một phần của “cậu nhỏ”, chủ yếu ở lớp lót cứng bên trong dọc theo trục. Không phải toàn bộ “cậu nhỏ” bị vôi hóa mà chỉ lớp cân, là lớp ngay bên dưới lớp mô dưới da. Vì vậy, nó sẽ tạo thành một ống trụ bằng xương, chứa hai thể xốp và niệu đạo.
Theo Daily Mail
Cần làm gì khi hiếm muộn?
Có con là mong mỏi của mỗi cặp vợ chồng. Thế nhưng nếu vì một lý do nào đó, ông trời không thương, bắt bạn phải vất vả về đường con cái thì cái việc không thể đặng đừng là tới phòng khám hiếm muộn.
Có con là mong mỏi của mỗi cặp vợ chồng. Thế nhưng nếu vì một lý do nào đó, ông trời không thương, bắt bạn phải vất vả về đường con cái thì cái việc không thể đặng đừng là tới phòng khám hiếm muộn. Nhưng bạn cũng đừng cảm thấy mình "có lỗi". Trước hết, bạn cần xác định, khi đi khám hiếm muộn - cũng "bình thường thôi". Trút bỏ được cái gánh nặng tâm lý, bạn sẽ giảm được phần nào những lo âu không đáng có, hành trình đi tìm hạnh phúc của bạn cũng nhẹ nhàng hơn.
Khi nào cần đi khám hiếm muộn?
Khi hai vợ chồng quan hệ thường xuyên (2-3 lần/tuần), không áp dụng các biện pháp ngừa thai nào, sau 1 năm mà vẫn chưa có thai. Nếu người vợ hơn 35 tuổi, thời gian này rút ngắn lại là 6 tháng.
Đi khám vào ngày nào là thuận tiện nhất?
Bất kỳ ngày nào đẹp trời, hai vợ chồng không bận rộn gì và có chút ít thời gian để hoàn thành các xét nghiệm chẩn đoán và có thể chờ để được tư vấn kết quả. Trước đây, có thể phải khám khi người vợ vừa mới có kinh (ngày thứ 1-3 của chu kỳ), nhưng hiện nay, xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng có thể thực hiện bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh và kết quả đánh giá chính xác hơn. Có thể người chồng sẽ được chỉ định thử tinh trùng, vậy nên kiêng quan hệ vợ chồng khoảng 2-5 ngày trước đó để kết quả chính xác.
Cần mang theo những gì?
Mang theo một tinh thần thoải mái và sẵn sàng chia sẻ những "nỗi niềm riêng". Một số câu hỏi tế nhị (theo suy nghĩ Á Đông) như "Quan hệ bao nhiêu lần/tuần, có xuất tinh được không..." thì cũng nên thẳng thắn trao đổi. Quan trọng nhất là những thông tin này có thể giúp bác sĩ tìm ra vấn đề khiến việc có thai bị cản trở.
Mang theo tất cả các kết quả xét nghiệm trước đây đã thực hiện ở các cơ sở khám hiếm muộn và phụ khoa (nếu bạn chọn nơi khám mới). Có thể hai vợ chồng sẽ phải thực hiện lại các xét nghiệm nếu lần khám trước của bạn thực hiện trên 6 tháng.
Cần chuẩn bị về tinh thần. Con đường phía trước có thể mất thời gian - mất tiền bạc - mất nước mắt - mất đi niềm tin. Tỷ lệ có thai cao nhất của thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng 50%, tuy nhiên, cuối cùng rồi hầu hết các cặp vợ chồng đều có em bé nếu kiên trì và đủ nghị lực.
Nên đến khám ở các cơ sở chuyên khoa hiếm muộn tin cậy.
Những câu hỏi thường gặp
Khi đi khám hiếm muộn, các cặp đôi cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ mới có thể giúp làm sang tỏ những vấn đề trong tình trạng hiếm muộn của mình. Sau đây là một số câu hỏi cần chuẩn bị để trả lời:
Đời sống tình dục của hai vợ chồng. Đoạn này chỉ có một lời khuyên duy nhất bằng một câu đọc trong sách viết về bảo tàng sex ở châu Âu: "Đừng kỳ thị sex vì sex giúp bạn có mặt trên đời". Và như thế, bạn nên có thái độ cởi mở, đừng e dè khi được hỏi về vấn đề này.
Bạn có stress không, chu kỳ kinh thế nào, có từng mắc bệnh phải điều trị lâu dài hay từng phẫu thuật gì trước đây chưa?
Bạn từng có thai lần nào chưa? Có nạo phá thai trước đây hay không?
Thời gian không áp dụng hoặc ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai.
Bạn có hay hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích...? Lý do là những "món" này sẽ tác hại nặng nề đến việc thụ thai của hai vợ chồng.
Một số câu hỏi về những lần điều trị trước nếu có.
Bác sĩ thường cho những loại xét nghiệm nào?
Sẽ không có một bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào. Do đó, tùy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm khác nhau. Một số xét nghiệm thường quy có thể thực hiện là:
Người vợ:
Xét nghiệm máu đánh giá dự trữ buồng trứng (xem có nhiều trứng không, chất lượng còn tốt không, có rối loạn nội tiết kiểu buồng trứng đa nang không...).
Siêu âm kiểm tra tử cung, buồng trứng và có thể phát hiện vòi trứng ứ dịch trong một số trường hợp, có u xơ tử cung trong tử cung không, có u buồng trứng hay buồng trứng dạng đa nang không...).
Chụp HSG: là chụp Xquang kiểm tra lòng tử cung và vòi trứng, vì nếu vòi trứng bị tắc hai bên thì không thể có thai tự nhiên được.
Người chồng: Quan trọng nhất là xét nghiệm tinh trùng (tinh dịch đồ), nếu đã từng xét nghiệm không thấy tinh trùng, có thể phải xét nghiệm máu và khám nam khoa chuyên sâu.
Xin lưu ý là không nhất thiết phải thực hiện tất cả các loại xét nghiệm trên và có thể sẽ phải nhiều hơn thế tùy tình trạng bệnh lý.
Ngoài ra, có khoảng 10% các cặp vợ chồng sau khi nghiêm túc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khảo sát mà không tìm được trục trặc ở chỗ nào - y học gọi là "vô sinh chưa rõ nguyên nhân".
Lời khuyên cuối cùng cho những ai trước khi đi khám hiếm muộn là hãy đến các cơ sở chuyên khoa hiếm muộn, mạnh dạn hỏi hết những thắc mắc và lo âu của bạn, đừng ôm nỗi niềm riêng, không bày tỏ rồi lại lẳng lặng tìm "anh Google". Cái "anh" này đôi khi lừa dối rất ngọt ngào và êm ái. Những gì "anh" nói nhiều khi chỉ là "nghe người ta nói" mà thôi. Những thông tin không đáng nạp vào đó sẽ làm bạn rối trí hoặc cản trở con đường tìm kiếm hạnh phúc.
Theo SKĐS
Làm ngực xong sau bao lâu mới về dáng đẹp tự nhiên nhất? Nâng ngực xong, các nàng phải mất một khoảng thời gian để lành, và một khoảng thời gian nữa để ngực trông tự nhiên. Nâng ngực là một trong số những liệu pháp thay đổi hình thể ở phần ngực được chị em quan tâm, và một trong số những nỗi lo khi nâng ngực đó chính là không biết bao lâu mới...