Bác sĩ cũng sốc: Lấy ra từ cổ họng chàng trai con cá dài 18 cm
Các bác sĩ đã đã sốc khi lấy con cá dài 18 cm mắc kẹt trong cổ họng một chàng trai ở Colombia. Khi lấy ra ngoài, trên cơ thể con cá vẫn còn dính đờm và những vết đỏ như máu.
Chàng trai 24 tuổi ở Colombia bị con cá dài 18 cm chui vào thực quản khi đang ngậm nó trong miệng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vụ việc kỳ lạ xảy ra khi một chàng trai 24 tuổi đi câu cá tại một hồ nước ở thị trấn Pivijay, thuộc tỉnh Magdalena (Colombia) vào ngày 23.1. Anh dự tính khi câu được cá sẽ mang về cho gia đình ăn tối, theo Daily Star.
Tên anh không được tiết lộ. Khi câu được con cá thứ nhất, anh cầm nó trong 1 tay, tay còn lại tiếp tục ném cần câu. Không lâu sau, con cá thứ hai đã cắn câu.
Để bắt con cá thứ hai này, anh phải dùng cả 2 tay. Do đó, anh đã cho con cá thứ nhất vào miệng và cắn giữ. Tuy nhiên, mọi thứ đã không diễn ra như mong đợi.
Ngay khoảnh khắc anh cho con cá vào miệng, nó đã quẫy đập để thoát thân. Không may, thay vì văng ra ngoài, nó lại chui vào cổ họng chàng trai trẻ, chính xác là chui vào thực quản.
Sau vụ việc, anh đã tự mình đi bộ đến Bệnh viện Santander Herrera ở thị trấn Pivijay. Khi đến nơi, anh không thể giải thích cho bác sĩ điều gì đã xảy ra. Con cá mắc kẹt trong cổ họng khiến anh bị khó thở và không nói được.
Các bác sĩ chỉ biết điều gì đang xảy ra khi họ đưa chàng trai đi chụp X-quang. Một đoạn video ghi lại khoảnh khắc bác sĩ gắp con cá dài 18 cm ra khỏi cổ họng chàng trai.
Video đang HOT
Trong video, mọi người nghe thấy tiếng thở hổn hển của chàng trai trẻ. “Mọi người ơi, điều này thật kỳ quái”, bác sĩ nói trong ngạc nhiên.
Chàng trai đã phải nằm lại viện điều trị trong vài ngày. May mắn là anh không bị vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng.
Con cá đã chui vào cổ họng chàng trai là cá móm. Đây là loài cá rất phổ biến ở Colombia, có tên khoa học là Mojarra. Chúng có màu bạc, thường phát triển dài khoảng 25 cm, một số ít cá thể có thể dài đến 35 cm, theo Daily Star .
Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không
Các biện pháp giúp làm giảm đau đớn về thể xác, mang đến sự giải tỏa về tâm lý, tinh thần cho người bệnh cũng như thân nhân người bệnh là những hoạt động của công tác chăm sóc giảm nhẹ.
Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) là một khái niệm có bề dày lịch sử từ lâu, nhất là ở các nước phát triển. Khởi đầu bằng công tác chăm sóc cho những người bệnh không có người thân nuôi dưỡng, người vô gia cư trong những năm tháng cuối đời. Sau đó được phát triển trong các hệ thống bệnh viện lớn, nhất là các bệnh viện có các chuyên khoa có tỷ lệ bệnh nặng và tử vong cao như ung thư, bệnh mãn tính khó chữa.
Đối tượng đặc thù, phương thức đặc biệt
Tại Việt Nam, các hoạt động CSGN đã được các thầy thuốc, bác sĩ... áp dụng trong quá trình công tác, tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân nhiều bệnh từ rất nhiều năm trước. Khái niệm CSGN thực sự chính thức du nhập vào Việt Nam từ những năm 2007, theo chương trình kết hợp của đội ngũ do giáo sư Eric L.Krakauer dẫn đầu, với chương trình CSGN cho bệnh nhân ung thư, theo một phần ngân sách của chương trình CSGN cho bệnh HIV/AIDS.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, CSGN là chăm sóc đặc biệt cho các đối tượng thứ nhất gồm: bệnh nhân bệnh rất nặng, không thể vượt qua, hoặc thời gian sống chỉ còn dưới 6 tháng, có thể vượt qua bệnh tật, nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống trong tương lai.
Đối tượng thứ hai là chăm sóc cho người nhà của nhóm đối tượng số một, khi họ gặp những khó khăn, đau khổ trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Đối tượng thứ 3 là những người đi CSGN, là sự an ủi về tâm lý ; sự chăm sóc về thể chất, niềm tin, để cải thiện chất lượng cuộc sống của những người được CSGN.
Người làm công tác CSGN không chỉ cung cấp tin tức tin xấu mà còn phải đảm trách nhiều công việc, các biện pháp tối ưu để mang đến những điều tốt nhất cho bệnh nhân. Khác với chăm sóc điều trị, CSGN sẽ giúp người bệnh giảm những nỗi đau về thể xác, tinh thần, giảm triệu chứng, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.
CSGN không chỉ là một hoạt động dịch vụ y tế đơn thuần, mà đó còn là sự phối hợp của nhiều kiến thức chuyên môn như điều trị, tâm lý, giao tiếp,... đòi hỏi người bác sĩ hoặc cán bộ đảm trách cần được học tập, huấn luyện và đào tạo bài bản. Để có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình chống chọi lại bệnh tật vào những ngày cuối đời. Hay trong công tác chăm sóc người thân, bệnh nhân trong những ngày sắp tới.
Trên thế giới, các bước trong quá trình cung cấp tin dữ thường được thực hiện theo cấu trúc SPIKES, viết tắt từ các từ tiếng Anh.
Tương ứng là Set up (chuẩn bị), Perception (nhận thức), Invite (mời gọi), Information (thông tin), Knowlegde (hiểu biết), Emotion (cảm xúc), Empathic (đồng cảm), Strategize (chiến lược), Summarize (tổng hợp).
Người đảm nhiệm công tác cung cấp tin xấu, tin dữ cần hình thành thói quen, phản xạ để nhận biết và thực hiện từng bước truyền đạt thông tin, mà mục tiêu là tạo được hiệu quả cao nhất cho người nhận tin. Tiến trình SPIKES có thể xem là một nghệ thuật để biết khi nào cần bước lên bước tiếp theo, khi nào cần tạm hoãn đề người nhận tin có thời gian hòa hoãn
Báo tin dữ - cần có sự đào tạo chuyên môn
Tin dữ hay là tin xấu có thể xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực y tế, trong lĩnh vực y tế. Đa phần xảy ra trong 3 dạng sau:
1. Tin tức về việc mắc phải một căn bệnh khó có thể chữa, hoặc không chữa được ở một mức độ, tiên lượng phục hồi khó khăn.
2. Đưa ra những quyết định trong trị liệu mà bản thân người bệnh không lường trước được. 3. Biết được một tiên lượng xấu, khả năng tử vong cao, khoảng thời gian sống còn ngắn ngủi trong vài tháng tới.
Về mặt tâm lý, khi tiếp cận với các tin dữ, trạng thái tâm lý của con người thường chuyển biến theo năm giai đoạn: phủ nhận - giận dữ - hòa hoãn - buồn phiền - chấp nhận. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển biến tâm lý, con người có thể có những phản ứng khác nhau. Đó là sự nghi ngờ chẩn đoán ở giai đoạn phủ nhận, để rồi có những thái độ, hành vi tiêu cực ở giai đoạn giận dữ, sau đó dần chấp nhận ở các trạng thái tâm lý tiếp theo.
Tùy theo mức độ nhận thức, khả năng tư duy, trình độ văn hóa của mỗi cá nhân, cũng như mức độ của tin xấu; thời gian dài- ngắn, độ nặng-nhẹ của các giai đoạn chuyển biến tâm lý, các phản ứng trong mỗi giai đoạn cũng khác nhau.
Một người làm công tác CSGN cần được đào tạo bài bản, đầy đủ về kỹ năng thông báo tin dữ để nhận biết chính xác từng giai đoạn chuyển biến tâm lý của bệnh nhân. Để thấu hiểu, cảm thông và có những hành động phù hợp nhằm truyền đạt tốt nhất nội dung thông tin, nhưng cũng giúp giảm "sốc" cho người nhận tin dữ.
Ngôn ngữ là công cụ hàng đầu trong giao tiếp, việc lựa chọn câu chữ, cách thông tin, hình thức thông tin là vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp tin dữ. Người làm công tác CSGN cần có kiến thức chuyên môn, sự tinh tế và nhạy cảm để cân nhắc về thông tin nào nên cung cấp hay không cung cấp. Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể cũng biểu lộ nhiều hàm nghĩa. Nếu không được đào tạo bài bản, thì một hành động hay cử chỉ vô tình, cũng có thể mang đến nhiều suy diễn thiếu tích cực từ người bệnh.
CSGN có những sự khác biệt so với chăm sóc điều trị. CSGN không thể điều trị hoàn toàn cho người bệnh, nhưng có thể giúp ích không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thời gian sống của người bệnh có thể không còn nhiều, chất lượng sống có thể không hoàn toàn bình thường, nhưng đó nên là khoảng thời gian sống có chất lượng, thư thái, an nhiên và có ích. Thay vì những ngày tháng đau đớn về mặt thể xác cũng như hứng chịu những gánh nặng về mặt tinh thần.
Trong thực tế có trường hợp bệnh nhân ung thư vú hóa trị và phẫu thuật, sau quá trình điều trị, bệnh nhân rơi vào tình trạng căng thẳng, âu lo về mặt tinh thần. Bệnh nhân có nỗi lo lớn vì sự đối mặt với nguy cơ tử vong do ung thư di căn, tái phát, về gánh nặng con cái, gia đình... Qua quá trình tư vấn và CSGN, bệnh nhân đã có những chuyển biến tích cực về tinh thần để tái hòa nhập cuộc sống mới sau điều trị.
Mảnh gỗ nằm trong má suốt 14 năm mà không biết Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, sưng đau vùng má phải, bác sĩ siêu âm phát hiện một dị vật nằm sâu trong má. Các bác sĩ khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, đã phẫu thuật lấy ra dị vật là mảnh gỗ dài khoảng 6x2 mm. Các bác sĩ cho biết cuộc mổ như...