Bác sĩ chống Covid-19: Khó khăn nhất là nhìn bệnh nhân ra đi đơn độc
Bác sĩ làm việc nơi tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Italy chia sẻ điều khó khăn nhất là nhìn bệnh nhân ra đi mà không có người thân bên cạnh.
Bác sĩ Romano Paolucci, người đã nghỉ hưu nhưng sau đó đã tới hỗ trợ một bệnh viện tại tâm dịch Covid-19 ở Italy cho biết, một trong những điều khó khăn nhất đối với ông không phải là chứng kiến nhiều người chết vì bệnh tật bởi đó là điều ông đã từng chứng kiến.
Với ông, điều khó khăn nhất là phải chứng chiến họ ra đi đơn độc, không có người thân ở bên và thường phải nói lời vĩnh biệt cuối cùng qua một cuộc điện thoại vội vã.
Một nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại một đơn vị chăm sóc tích cực ở bệnh viện Oglio Po, nơi các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đang được điều trị tại Cremona, Italy ngày 19/3/2020. Ảnh: Reuters
Ông Paolucci là một trong 70 bác sĩ đã làm việc trong thời gian dài và đang dần kiệt sức tại bệnh viện nhỏ Oglio Po, nơi mà cách đây chỉ 1 tháng vẫn là một cơ sở y tế cấp tỉnh bình thường, điều trị đủ mọi loại bệnh từ viêm amidan tới u bướu.
Giờ đây, bệnh viện này đã hoàn toàn chuyển thành cơ sở điều trị bệnh Covid-19 khi tỉnh Cremona trở thành tỉnh chịu tác động nặng nề thứ 4 của Italy vì dịch bệnh này.
“Tôi muốn nói rằng chúng tôi đều đã gần kiệt sức. Đây là một bệnh viện nhỏ và chúng tôi đang điều trị cho rất nhiều người. Mọi chỗ trống đều đã bị lấp đầy”, ông Paolucci chia sẻ trong một hành lang giữa những âm thanh của tiếng máy trợ thở, các thiết bị y tế kêu liên hồi và những người đồng nghiệp đang tất bật.
Video đang HOT
“Chúng tôi không có đủ nguồn lực, đặc biệt là các nhân viên bởi nhiều nhân viên ở đây đã bắt đầu bị ốm”, vị bác sĩ này cho biết.
Trong khi các nhân viên y tế đang làm việc kiệt sức suốt 12 tiếng hoặc hơn để cứu sống các bệnh nhân thì họ còn phải đối mặt với những khoảnh khắc đau lòng khi nhiều bệnh nhân ra đi mà không có bất kỳ người thân nào bên cạnh bởi đây là một biện pháp cần thiết để ngăn chặn virus lây lan.
“Chúng tôi đã nghĩ ra một phương án, đó là liên lạc với người thân của họ qua điện thoại và giải thích về những điều đang diễn ra. Ít nhất thì đây là sự liên lạc tối thiểu có thể thực hiện”.
Bác sĩ Paolucci cũng chia sẻ: “Các bệnh nhân có thể tự gọi điện bằng cách sử dụng điện thoại của họ nhưng những bệnh nhân cao tuổi không thể làm điều đó bởi họ không quen sử dụng chúng. Vì thế, chúng tôi cố gắng giúp đỡ và giữ liên lạc với gia đình họ”.
Bác sĩ Daniela Ferrari cho biết gần như từng không gian trong bệnh viện đều trở thành nơi điều trị cho các trường hợp mắc Covid-19 khẩn cấp. Hiện đã không còn khoa nhi và khoa tim mạch nữa và chỉ có 3 giường được để riêng phục vụ cho những cuộc phẫu thuật khẩn cấp.
6 trong số 9 bác sĩ phẫu thuật đã dương tính với virus SARS-CoV-2 và phải về nhà cách ly, bà Ferrari chia sẻ, đồng thời cho biết tại bệnh viện mà bà đang làm việc, khoảng 20% nhân viên y tế đã nhiễm bệnh.
Daniela Confalonieri – một y tá tại bệnh viện San Raffaele tại thủ phủ Lombardy của Milan cũng bày tỏ lo ngại về các nhân viên y tế nhiễm bệnh.
“Chúng tôi đang làm việc quá nhiều trong một tình hình vô cùng khẩn cấp. Vấn đề là có quá nhiều nhân viên của chúng tôi phải ở nhà bởi họ đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Vì thế, một vài người còn lại như chúng tôi phải làm mọi thứ”.
“Những căng thẳng tâm lý đã lên đến đỉnh điểm. Thật không may khi chúng tôi không thể ngăn chặn tình hình ở Lombardy, tỷ lệ nhiễm bệnh quá cao và chúng tôi thậm chí đã không còn đếm số người chết nữa”, nữ y tá này cho hay.
Tỷ lệ tử vong ở Lombardy – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 ngày 19/3 đã tăng lên 2.168 trường hợp, trong khi con số này trên toàn Italy là 3.405 – vượt cả số người tử vong vì nhiễm SARS-CoV-2 ở Trung Quốc.
Trở lại bệnh viện ở Cremona, y tá Luca Dall’ Asta cho biết nhiều nhân viên y tế vẫn đang nỗ lực ở những tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh.
“Chúng tôi luôn giữ một tinh thần là dù cho chúng tôi có mệt mỏi nhưng chúng tôi vẫn phải làm việc và tiến về phía trước”./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo Reuters
Hong Kong ghi nhận trường hợp thai phụ đầu tiên nhiễm Covid-19
Ngày 19/3, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) xuất hiện trường hợp phụ nữ mang thai đầu tiên bị nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Hong Kong ghi nhận trường hợp thai phụ đầu tiên nhiễm Covid-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Business Insider)
Bệnh nhân 32 tuổi đã mang thai 16 tuần, từng đến Italy và Dubai. Sau khi trở về Hong Kong, trong thời gian cách ly tại nhà đã xuất hiện các triệu chứng như sốt và chảy nước mũi..., hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Queen Mary trong tình trạng ổn định.
Cục Y tế Hong Kong cho biết, tạm thời chưa có số liệu cho thấy virus sẽ lây từ cơ thể mẹ sang thai nhi hoặc gia tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, nhưng có thể sẽ dẫn đến đẻ sớm, bệnh nhân hiện không cần dùng thuốc.
Các bác sĩ sản khoa cho biết, phụ nữ mang thai bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở, tạm thời có thể dùng thuốc hạ sốt và điều trị bằng máy trợ thở.
Cục Quản lý bệnh viện Hong Kong cho biết, bệnh viện sẽ đánh giá rủi ro, khi cần thiết sẽ sử dụng thuốc kháng virus cho thai phụ, nhưng sẽ không sử dụng Ribavirin vì có nguy cơ gây dị tật thai nhi.
Tính đến thời điểm hiện nay, Hong Kong đã ghi nhận 209 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 4 ca tử vong. Riêng ngày 19/3 đã tăng thêm 16 ca nhiễm mới, độ tuổi từ 19-51, phần lớn các ca nhiễm mới này đều từ nước ngoài trở về.
Thế Việt
(theo THX)
Ca tử vong ở Anh tăng nhanh hơn Italy Tỷ lệ ca tử vong ở Anh tăng trung bình 50% mỗi ngày, trong khi Italy là 19%, và đang đi theo quỹ đạo tương tự Tây Ban Nha. Khi các bệnh viện trên khắp Italy tiếp tục chiến đấu để cứu bệnh nhân nhiễm nCoV, số ca tử vong tại nước này đã vượt Trung Quốc, vùng dịch lớn nhất trên thế...