Bác sĩ chia sẻ lợi ích thanh long giúp ngừa ung thư, tăng khả năng miễn dịch
Trong thanh long chứa nhiều chất chống oxy hoá, các vitamin khoáng chất giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây các bệnh mạn tính, lão hóa, chống lại tế bào ung thư.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết, thanh long là loại quả chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Trong 100 gram thanh long có chứa 60 gram calo, 13 gram carbohydrate, 1,2 gram chất đạm, 3 gram chất xơ, giàu vitamin C, B1, B2, B3 và các chất khoáng như sắt, canxi và phốt pho, không chứa chất béo.
Thanh long là loại quả chứa nhiều giá trị dinh dưỡng . LÊ CẦM
Ngăn ngừa ung thư
Thanh long chứa polyphenol, carotenoid, vitamin C,… Đây là những hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây các bệnh mạn tính và lão hóa. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa còn giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, tiểu đường, viêm khớp và làm đẹp da, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Carotenoids trong thanh long có khả năng chống lại tế bào sản sinh ung thư. Chế độ ăn giàu carotenoid có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim và ung thư thấp hơn.
Cải thiện gan nhiễm mỡ
Cả hai loại thanh long đỏ và trắng đều được chứng minh là làm giảm tình trạng kháng insulin và gan nhiễm mỡ ở chuột béo phì. Thanh long là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch, quản lý bệnh tiểu đường loại 2 và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Video đang HOT
Cả hai loại thanh long đỏ và trắng đều được chứng minh là làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ . Shutterstock
Hỗ trợ tiêu hóa
Nguồn chất xơ trong thanh long giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hội chứng ruột kích thích. Thanh long có thể giúp cân bằng vi khuẩn lành mạnh trong ruột vì nó có chứa prebiotic, khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột – có khả năng cải thiện sức khỏe trao đổi chất.
Bổ sung sắt và magie cho cơ thể
Sắt cần thiết trong quá trình tạo máu. Thanh long là một trong số ít loại trái cây tự nhiên có chứa sắt. Bổ sung thanh long trong chế độ ăn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tăng lưu thông máu cho cơ thể. Vitamin C trong thanh long giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn cho quá trình tạo máu.
Trong 170 gram thanh long có 68 mg magie. Một số nghiên cứu cho thấy việc tăng tiêu thụ magie có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, thúc đẩy sức khỏe của xương.
Theo đông y, quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Hoa thanh long có tác dụng bổ phế, trừ ho.
Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể?
Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể là thắc mắc của nhiều người.
Bia, rượu vang, rượu mạnh là những đồ uống chứa cồn ethanol ở các nồng độ khác nhau. Bia có khoảng 5% cồn, rượu vang khoảng 9-16% cồn và rượu mạnh có thể lên 40-45% cồn. Tác dụng của bia rượu thường có hại cho sức khoẻ hơn là có lợi.
Cồn trong rượu bia tác dụng sinh năng lượng nhưng đó là năng lượng rỗng không có giá trị dinh dưỡng. Rượu cũng được dùng làm dung môi và dẫn chất cho một số bài thuốc đông y (ngâm rượu thuốc), hoặc dùng một liều nhỏ trước bữa ăn có tác dụng kích thích khai vị.
Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể?
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng, ai cũng biết bia rượu sẽ gây hại sức khỏe nếu quá lạm dụng chúng. Tuy nhiên, sử dụng liều lượng nhỏ thì lại có tác dụng kích thích khai vị, giúp thư giãn và ở trạng thái hưng phấn.
Về liều lượng, bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau. Một đơn vị rượu là 10g cồn tương đương lon bia 330 ml, 135 ml rượu vang, 30ml rượu whisky.
Khi uống cần hạn chế đối với nam 2 đơn vị cồn/ngày, nữ 1 đơn vị cồn/ngày. Bạn cần uống từ từ, chậm rãi. Rượu mạnh có thể làm loãng nồng độ nhằm giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc.
Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể? (Ảnh minh hoạ)
Bạn không nên uống rượu lúc đói vì dễ làm tăng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày.
Trước khi uống rượu, bạn nên uống nước lọc, nước quả, nước súp, nước canh và đặc biệt là ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn của rượu.
Bạn hãy ăn thức ăn giàu protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
Bạn không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga), rượu lẫn bia. Điều này sẽ làm quá trình rượu hấp thu cồn vào máu nhanh hơn.
Không nên uống rượu với caffeine, vì rượu là chất ức chế, caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim. Sử dụng caffeine để "tỉnh táo" sau khi uống rượu là một sai lầm.
Tác động của rượu tới cơ thể
Rượu bia vào cơ thể qua đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày, hệ thống tuần hoàn và các bộ phận trong cơ thể như não, thận, phổi và gan.
Khi rượu tới miệng, nồng độ cồn cao là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.
Tác động tới dạ dày: Các phân tử rượu nhỏ bé ngấm qua niêm mạc dạ dày, khi dạ dày trống rỗng (uống khi đói), rượu đi thẳng vào máu. Nếu dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn protein, thì tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại.
Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% rượu còn lại được hấp thụ vào máu từ ruột non.
Hệ tuần hoàn: Khi vào máu, rượu được vận chuyển khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt, chân tay), cảm giác nóng, hạ huyết áp.
Não: Khi đến não, rượu tác động đến hệ thần kinh, khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể, sự tác động đó phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu mà đưa đến các trạng thái khác nhau: hưng phấn, kích động, mất kiểm soát hành vi. Đồng thời rượu còn là chất ức chế làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.
Thận: Rượu bia như một loại thuốc lợi tiểu, làm tăng sự hình thành nước tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn gây mất nước và khát.
Gan: Khoảng 5% -10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da, còn lại 90%-95% được chuyển đến gan để "xử lý". Ở gan, rượu được oxy hóa thành nước và carbon dioxide, nhưng gan chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho thắc mắc "Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể" rồi phải không?
5 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của mộc nhĩ Mộc nhĩ là một loại nấm ăn được thường được sử dụng để tăng thêm kết cấu cho các món ăn trong nhiều nền ẩm thực châu Á. Mộc nhĩ còn có tên gọi khác là nấm đen, nấm mèo, nấm tai thạch, tên khoa học là Auricularia auricula-judae. 100g mộc nhĩ thô chứa khoảng 25 calo, 7g carbohydrate, 0,5g chất đạm, 0,5mg...