Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử từ chứng đau đầu dai dẳng
Nhiều người chủ quan với chứng đau đầu dai dẳng, đi khám phát hiện bị phình mạch máu não có nguy cơ đột tử.
Ngày 27.9, các bác sĩ của Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, hơn 6 tháng qua, hai bệnh viện đã phối hợp hội chẩn và điều trị cho hơn 50 bệnh nhân phát hiện bệnh lý về mạch máu não.
Theo đó, qua chương trình tầm soát đột quỵ ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh nhân mắc các bệnh về mạch máu não được bác sĩ ở hai bệnh viện hội chẩn trực tuyến và luân chuyển để điều trị bệnh nhân.
ThS-BS Trang Mộng Hải Yên, Trưởng đơn vị Can thiệp thần kinh, khoa Tim mạch – Cấp cứu và can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết các bác sĩ vừa can thiệp túi phình mạch máu não khổng lồ cứu sống 2 bệnh nhân.
Bằng phương pháp mới, bệnh nhân có túi phình mạch máu não có thể tỉnh táo hoàn toàn sau 15 – 30 phút can thiệp. ẢNH: DU YÊN
Cụ thể, hai bệnh nhân đều lớn tuổi (trên 65 tuổi) và có các bệnh lý nền như suy tim, đái tháo đường… Hai bệnh nhân này có triệu chứng đau đầu dai dẳng mỗi ngày.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Yên, đau đầu là dấu hiệu sẽ vỡ túi phình mạch máu não, nếu túi phình vỡ thì khả năng cứu sống bệnh nhân dưới 1%. Đây có thể là tình huống bệnh nhân đột tử ngay tại nhà khi xảy ra vỡ túi phình.
Qua thăm khám và chụp CT não, các bác sĩ phát hiện hai bệnh nhân có túi phình khổng lồ với kích thước 14 x 11 mm và 19 x 20 mm. Sau khi trao đổi với bệnh nhân và người nhà, các bác sĩ đã quyết định dùng phương pháp stent là phương pháp mới để can thiệp.
Với phương pháp này, bệnh nhân không cần gây mê chỉ cần gây tê tại chỗ và sau 30 phút can thiệp thì bệnh nhân có thể tỉnh táo hoàn toàn. Sau 2 – 3 ngày, bệnh nhân có thể xuất viện.
Bác sĩ Yên cho biết, phương pháp trước kia không thể thực hiện được trên những túi phình khổng lồ. Nếu sử dụng phương pháp mổ, có thể làm người bệnh và gia đình quan ngại vì phải gây mê, mổ và thời gian hậu phẫu kéo dài, đồng thời có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Với phương pháp mới đã giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí.
Chiều 27.9, chương trình ‘Mang âm nhạc đến bệnh viện’ số 200 được tổ chức tại Bệnh viện Thống Nhất với hàng trăm người tham dự. ‘Mang âm nhạc đến bệnh viện’ là chương trình âm nhạc thiện nguyện do Bộ Y tế, Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành y tế và nhóm tình nguyện Tim Hồng phối hợp tổ chức.
Một chương trình ‘Mang âm nhạc đến bệnh viện’ được tổ chức tại một bệnh viện. ẢNH: BVCC
Với sứ mệnh ‘Dùng âm nhạc như một liều thuốc tinh thần, xoa dịu những đau đớn, lo âu của những người không may mắc bệnh nặng, phải vào bệnh viện, quan tâm tới đời sống tinh thần của các cán bộ ngành y, từ đó sẽ làm các y bác sĩ bớt căng thẳng, mệt mỏi, vui vẻ hòa nhã hơn, để phục vụ người bệnh tốt hơn…’, chương trình là cầu nối đem âm nhạc, tiếng hát phục vụ người bệnh và nhân viên y tế tại các bệnh viện ở TP.HCM. Tại TP.HCM, chương trình thực hiện liên tiếp tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Thống Nhất.
Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt thường làm khi đau đầu
Thấy đau đầu, người phụ nữ 38 tuổi tự uống thuốc giảm đau tại nhà nhưng không đỡ, sau đó ý thức chậm hơn, phải đi cấp cứu.
Bác sĩ chẩn đoán chị mắc loại bệnh nguy hiểm, thường xảy ra với người dưới 40 tuổi.
Bệnh nhân trú tại xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trước khi vào viện 4 ngày, chị xuất hiện đau đầu, tự uống thuốc tại nhà nhưng không đỡ. Sau đó, ý thức của chị chậm hơn, được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu.
Lúc này, bệnh nhân đã trong tình trạng ý thức chậm chạp, yếu tứ chi. Người bệnh được các bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, kết quả có hình ảnh nhồi máu não tại vị trí đồi thị 2 bên.
Nhận thấy nhồi máu đồi thị 2 bên là tổn thương khá bất thường, các bác sĩ của Trung tâm Đột quỵ đã hội chẩn và đặt ra nghi vấn về 1 bệnh lý khá hiếm gặp là huyết khối tĩnh mạch não.
Chỉ định chụp MRI sọ não có dựng xoang tĩnh mạch (TOP2D), xét nghiệm đông máu D-dimer tiếp tục được đưa ra. Kết quả xác định nghi vấn ban đầu là chắc chắn, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ, dùng thuốc chống đông.
Sau điều trị, người bệnh tiến triển sức khoẻ tốt, từ hôn mê Glasgow 13 điểm, hiện tại tỉnh hoàn toàn (lên 15 điểm), cơ lực tay chân cải thiện, hiện có thể tự đi lại được.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Anh Minh, Đơn vị Cấp cứu - Điều trị tích cực, Trung tâm Đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch não là một loại đột quỵ, trong đó huyết khối xảy ra ở phía tĩnh mạch của tuần hoàn não, dẫn đến tắc nghẽn một hoặc nhiều tĩnh mạch não và xoang tĩnh mạch màng cứng.
Căn bệnh này có tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 1,16 đến 2,02 trên 100.000, với tỷ lệ nữ/nam tỷ lệ 3:1, tuổi trung bình là 37 tuổi, tỷ lệ mắc trên 65 tuổi chỉ chiếm khoảng 8%.
Bệnh liên quan tới các yếu tố thoáng qua như thuốc tránh thai, mang thai, hậu sản, nhiễm trùng,...; các yếu tố vĩnh viễn gồm các bệnh lý đông máu bẩm sinh, các bệnh lý ác tính, tủy xương, hội chứng kháng Phospholipid,...
Biểu hiện của bệnh khá đa dạng, triệu chứng có thể gặp là đau đầu, co giật, tăng áp lực nội sọ (nhìn mờ, phù gai thị), liệt.
Cứu sống thiếu nữ bị kéo đâm xuyên sọ Chiều 9/8. Bệnh viện đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết các bác sĩ (BS) của BV vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho thiếu nữ 15 tuổi bị cây kéo đâm xuyên sọ. Theo đó, nữ bệnh nhân N.T.C.T. (SN 2009, ngụ huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) được tuyến trước chuyển đến BVĐKTƯ Cần Thơ lúc 11h52 ngày...