Bác sĩ cảnh báo 10 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cột sống cần đi khám ngay
Việc vận động quá mức làm cột sống bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ bị tàn phế, mất chức năng tay chân, đại tiểu tiện không tự chủ…
Để phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cột sống, Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức khuyến cáo, cần chú ý 10 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cột sống cần đi khám ngay.
1. Tê bì hai tay hoặc tứ chi: Đặc biệt ở những người trên 50 tuổi hoặc sau tai nạn ngã. Đây có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh nhân bị tổn thương tuỷ thần kinh trung ương vùng cổ – ngực hoặc có tình trạng chèn ép rễ thần kinh nhiều, bắt buộc bệnh nhân cần được chụp cộng hưởng từ cột sống, đo dây thần kinh tứ chi để chẩn đoán.
2. Giảm các động tác tinh tế hai bàn tay: Đó là các biểu hiện như bệnh nhân khó cài cúc áo, chữ viết xấu, khó gắp thức ăn, nắm tay không chặt… Đây là những dấu hiệu rất nặng, gợi ý tuỷ cổ bị tổn thương đã một thời gian, thường hay gặp ở những người cao tuổi, những người cổ ngắn và béo.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh cho biết, nếu không phát hiện và điều trị sớm các tổn thương ở cột sống thì dễ dẫn đến nguy cơ bị tàn phế, mất chức năng tay chân
3. Dáng đi mất vững, bệnh nhân sợ ngã: Triệu chứng này rõ rệt hơn khi bệnh nhân đi ở đường mấp mô sỏi đá, đi lên dốc, lên xuống cầu thang… Triệu chứng này cũng gợi ý bệnh nhân bị chèn ép ở tuỷ cột sống cổ hoặc cột sống ngực nặng, cần được chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán.
4. Teo cơ tay, chân, mông: Đây là triệu chứng gợi ý bệnh lý đã ở giai đoạn rất muộn. Người bệnh cần đi khám sớm nhất có thể. Nguyên nhân có thể từ cột sống, sọ não hoặc các đám rối rễ thần kinh ngoại vi.
Video đang HOT
5. Táo bón, đại tiểu tiện rối loạn, đi tiểu không tự chủ: Triệu chứng này gợi ý rất nhiều bệnh lý, trong đó có một nguyên nhân là từ cột sống, dù là nguyên nhân gì đi nữa thì đây cũng là triệu chứng tiên lượng nặng nề. Vì vậy bệnh nhân cần được đi thăm khác bác sĩ ngay.
6. Đột ngột không nâng được vai – tay một bên kèm đau cổ: Đây có thể là do bệnh nhân bị thoát vị cấp ở cổ chèn ép mạnh vào rễ thần kinh một bên, thường gặp ở thanh niên. Với triệu chứng này, bệnh nhân nên đi kiểm tra cột sống cổ và đo dây thần kinh hai tay sớm nhất có thể. Nếu phát hiện và xử lý được sớm, khả năng hồi phục vận động của tay bệnh nhân rất khả thi.
7. Bệnh nhân sau tai nạn tăng cảm giác đau, buốt khi bị chạm vào tay, chân: Đây là một trong những bệnh cảnh hay gặp nhưng dễ bị bỏ sót tổn thương. Thường ở những bệnh nhân này có tổn thương ở tuỷ thần kinh cổ, cần chụp cộng hưởng từ cột sống cổ để đánh giá.
Lưng đau âm ỉ, tay chân đau nhức, tê buốt… đều là những dấu hiệu cảnh báo cột sống bị tổn thương. Ảnh minh họa
8. Đau nhẹ vùng chẩm hoặc quay cổ thấy đau vùng gáy sau tai nạn: Đây là một trong những tổn thương rất nguy hiểm vùng cột sống cổ cao (đốt sống cổ số 1 và số 2, các đốt sống này vỡ, trật, xoay..) với nguy cơ gây biến dạng cột sống cổ và liệt dần sau một thời gian.
Có nhiều bệnh nhân đến viện khám vì thấy yếu tứ chi tăng dần, qua chụp chiếu phát hiện tổn thương đốt sống cổ cao, hỏi ra bệnh nhân mới nhớ ngày xưa mình bị tai nạn, ngã và có thấy đau vùng chẩm gáy những một thời gian hết đau nên không đi khám gì thêm. Những tổn thương kiểu này thường nặng, phẫu thuật cũng đòi hỏi chuyên khoa rất sâu, nguy cơ của phẫu thuật nhiều… Vì vậy mọi người lưu ý để phát hiện sớm, tránh bỏ sót những tổn thương cổ cao này sau tai nạn.
9. Đau cột sống âm ỉ, tăng nhiều về đêm và gần sáng ở người cao tuổi: Đây có thể gợi ý tổn thương ung thư di căn vào cột sống. Nam giới thường di căn từ phổi, tiền liệt tuyến, đường tiêu hoá… Phụ nữ thường di căn từ tuyến vú, tuyến giáp và cả phổi. Đây là tổn thương tiên lượng kém vì ung thư đã di căn xa vào cột sống, điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng bệnh nhân, ung thư nguyên phát từ đâu, ung thư đã phá huỷ 1 hay nhiều đốt sống, nguyện vọng của gia đình…
10. Đột ngột đau buốt cổ: Tình trạng đau buốt cổ lan tay hoặc lưng lan xuống chân sau vận động mạnh, ho rặn, bê vật nặng… Những trường hợp này thường bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cấp tính, cần đến viện chụp cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán xác định, thường những bệnh nhân này phải phẫu thuật vì thoát vị to, chèn ép thần kinh nhiều, bệnh nhân đau không chịu được…
Theo www.giadinhmoi.vn
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất khó chữa với mọi người, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Với những hiểu biết về bệnh bạn có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Triệu chứng cơ bản sau:
Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn chân tay.
Cơn đau thắt lưng hoặc cổ âm ỉ, kéo dài với tần suất tăng dần.
Cơn đau dữ dội, buốt nhói hơn khi làm việc, cúi người, bê vác đồ, với tay lên cao hoặc cười, ho, hắt hơi lớn... giảm đi khi nghỉ ngơi.
Đau lan xuống cánh tay, vai (thoát vị đĩa đệm cổ) hoặc lan xuống bắt đùi, chân (thoát vị đĩa đệm lưng).
Vận động hạn chế, cơ yếu đi, lực yếu trong mọi hoạt động.
Vậy bệnh có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm chẳng phải căn bệnh nguy hiểm đến mức cướp đi tính mạng của con người, cũng chẳng được liệt vào danh sách báo động như AIDS, ung thư. Thế nhưng chỉ những người đã và đang sống chung với nó mới thấm được hết sự khốn khổ mà thoát vị đĩa đệm mang lại. Không ồn ào, không dữ dội, bệnh khiến cuộc sống con người đảo lộn, từ khỏe mạnh đến hạn chế vận động, từ vui vẻ đến cau có... Thậm chí những hoạt động đơn giản nhất như cử động chân tay, cần nắm vật... cũng trở nên vô cùng khó khăn.
Có những bệnh nhân do điều trị sai cách hoặc không kịp thời, đĩa đệm chèn vào dây thần kinh lâu ngày dẫn tới teo chân, đi lại sinh hoạt khó khăn thậm chí mất khả năng lao động. Nguy hiểm hơn, khi đĩa đệm chèn vào tủy cổ sống, bệnh nhân sẽ bị đại tiểu tiện không kiểm soát, thậm chí tàn phế suốt đời. Sống một cuộc sống toàn đau đớn và vô dụng như vậy còn đáng sợ hơn cả cái chết.
Theo www.phunutoday.vn
Tê tay cũng là dấu hiệu của một căn bệnh hiểm nghèo: 6 loại bệnh dẫn đến triệu chứng tê tay, không bao giờ được xem thường! Trong cuộc sống thường ngày nếu như xuất hiện triệu chứng tê tay thì có khả năng đây là dấu hiệu báo trước của một số loại bệnh, ví dụ như: tắc mạch máu hoặc là thoát vị đĩa đệm thắt lưng, trúng gió,... Dưới đây là một số loại bệnh có liên quan đến tê tay và cách phòng ngừa hiệu quả...