Một loại phân tử đặc biệt tác động đến các tế bào u nguyên bào và các khối u não ác tính để ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt chúng.
Một tế bào ung thư não – Ành: Depositphotos/Vtanovski
“Khi bắt đầu những thí nghiệm này trên loài chuột , chúng tôi nghĩ rằng KHS101 sẽ đơn giản làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào u não nguyên bào. Song, chất này không chỉ ngăn cản sự nhân lên mà còn buộc chúng phải “tự sát”. Đây là bước tiền đề để tạo ra các loại thuốc có giá trị cao; chúng tôi hy vọng trong tương lai, KHS101 sẽ giúp các bệnh nhân ung thư kéo dài tuổi thọ” – anh Heiko Wurdak (Heiko Wurdak) từ Đại học Leeds (Anh) cho biết.
Các dạng ung thư não và tủy sống thường hiếm hơn so với ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư dạ dày và thường xảy ra với trẻ em.
8 năm trước, nhóm của Vurdak đã khám phá ra một chất có tính chất như vậy – Hoóc môn “KHS101″.
Theo kết quả, “KHS101″ kết hợp với protein TACC3 giúp kiểm soát sự gia tăng của các tế bào gốc, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế nào ung thư.
Họ đã thử nghiệm ý tưởng này trên hàng chục con chuột, đưa vào não của chúng các tế bào nuôi cấy đặc biệt tích cực: Glioblastoma, astrocytoma cùng với các khối u não ác tính khác.
Các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng, chất này không chỉ ngăn cản sự sinh sản của các tế bào ung thư mà còn buộc chúng “tự diệt”, tương tác với các chuỗi gen không liên quan trực tiếp đến TACC3.
Điều thú vị là KHS101 không ảnh hưởng đến các tế bào não khỏe mạnh; không can thiệp vào sự trao đổi chất của chúng hoặc “bóp nghẹt” chúng như với tế bào ung thư.
Các nhà khoa học chỉ rõ, KHS101 cần phải trải qua một loạt các xét nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng để có thể được sử dụng trong các bệnh viện.
Điều này sẽ mất vài năm nữa. Tuy nhiên, Vurdak và cộng sự tin rằng thuốc của họ và các phiên bản cao cấp hơn sẽ vượt qua tất cả các xét nghiệm này và sẽ là phương pháp chữa bệnh phổ biến đầu tiên cho loại ung thư “khó nhằn” nhất này.
Bài viết được dịch trên tạp chí Science Translational Medicine.
PHONG LÂM
Theo laodong.vn
Kỳ lạ chiếc đinh "chui" xuyên qua phổi, tuỷ sống bệnh nhân
Các bác sĩ BV Đa khoa Đức Giang vừa thực hiện ca can thiệp đặc biệt, rút chiếc đinh vốn có tác dụng "ghim" xương bệnh nhân sau một cuộc phẫu thuật đã bị tuột khỏi xương, chui vào tuỷ sống.
Ngày 17/8 các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình (BV Đa khoa Đức Giang) thực hiện ca phẫu thuật cho 1 bệnh nhân bị 1 chiếc đinh Kirschner đâm xuyên qua đỉnh phổi chui vào lỗ liên hợp đốt sống ngực 2-3 và đâm xuyên qua tủy sống.
Trước đó 18 tháng, bệnh nhân N.H.T (42 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) bị ngã gãy đầu ngoài xương đòn đã mổ và được xuyên đinh để cố định xương gãy.
Sau ca mổ 6 tháng, xương đã liền, bệnh nhân đến bệnh viện khác để rút đinh. Tuy nhiên, lúc này đinh trôi quá sâu, bệnh viện đã không thể rút xương. Sau đó, bệnh nhân chủ quan về nhà, cũng không đến lại bệnh viện đã mổ ban đầu để rút đinh.
Chiếc đinh vốn có tác dụng ghim xương thì nay tụt xuống, chui qua phổi vào tủy sống.
Khi đến BV Đa khoa Đức Giang khám, bác sĩ phát hiện chiếc đinh đã trôi tuột ra khỏi xương và chui vào tủy sống. May mắn, bệnh nhân chưa dấu hiệu yếu liệt do tổn thương tủy sống.
BS Trần Trung Kiên, khoa Chấn thương chỉnh hình nhận định đây là một ca bệnh cực hiếm. Ngay khi phát hiện tình trạng có đinh trôi vào tủy sống, bệnh viện đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân.
Kíp phẫu thuật phối hợp giữa chuyên khoa CTCH-Cột sống và chuyên khoa phẫu thuật lồng ngực tim mạch đã quyết định sử dụng phương pháp mổ nội soi để rút đinh thay vì mổ mở vào lồng ngực.
Sau 20 phút vô cùng căng thẳng, chiếc đinh được gỡ ra khỏi nhu mô phổi và nhẹ nhàng rút ra khỏi tủy sống một cách an toàn. Không gây tổn thương tủy sống và hệ thống mạch máu xung quanh tuỷ.
Sau phẫu thuật, lỗ rút đinh chảy 1 chút dịch não tủy được bịt kín lại. Các bác sĩ phải đợi bệnh nhân tỉnh táo trở lại để kiểm tra các dấu hiệu thần kinh mới kết luận và thông báo cho người nhà biết ca mổ đã vô cùng thành công. Tuy còn phải theo dõi sau mổ thêm một thời gian nhưng với thành công bước đầu như vậy đã có thể gọi là một kì tích.
"Đây là 1 ca mổ rất hi hữu và vô cùng khó khăn nguy hiểm, chỉ một động tác thô bạo, sơ sảy là bệnh nhân có thể liệt hoàn toàn 2 chi dưới. Nguy cơ chảy máu do tổn thương các mạch máu lớn trong khoang màng phổi là rất cao", BS Kiên nói.
Qua ca mổ này, kíp phẫu thuật cũng khuyến cáo các bác sĩ nên thận trọng khi chỉ định mổ gãy xương đòn. Các bệnh nhân đã mổ gãy xương đòn nên đi khám kiểm tra định kì và rút đinh sớm, tránh để xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Quan niệm sai lầm khi sử dụng nấm cho sức khỏe mà nhiều người vẫn mắc Việc dùng nấm dược liệu không đúng cách, không có nguồn gốc xuất xứ có thể gây hại cho sức khỏe mà nhiều người không ngờ tới. Thời gian gần đây, rất nhiều người mắc bệnh đặc biệt là bệnh nhân ung thư tìm mua các loại nấm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của...
Tin mới nhất
Báo động đỏ cứu sản phụ sa dây rốn
21:33:43 15/01/2021
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cổ tử cung đã mở hết, ối vỡ hoàn toàn, thai ngôi ngược.
Cứu sống bệnh nhi ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm
21:28:06 15/01/2021
Chiều 15-1, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, sau 5 ngày điều trị, chăm sóc đặc biệt, em Đinh Thị Thanh Huyền (SN 2008), nạn nhân bị ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm đã bình phục sức khỏe và ra viện.
Để tránh nguy cơ bị liệt tay
21:23:09 15/01/2021
Một chấn thương có thể làm đám rối thần kinh cánh tay tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau và tạo ra mức độ liệt khác nhau: liệt một phần hoặc toàn bộ (nếu đứt toàn bộ thì liệt luôn cả khu vực).
9 hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm
21:11:31 15/01/2021
Nhiều người cho rằng ngộ độc thực phẩm không thể xảy ra với họ nếu sơ chế đồ ăn trước khi sử dụng. Tuy nhiên đây lại là một trong những hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm.
Ung thư hạ họng do nguyên nhân gì, cách nhận biết như thế nào?
21:07:23 15/01/2021
Ung thư hạ họng là chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau và có một số dấu hiệu nhận biết.
Khi dùng cetirizine trị dị ứng cần lưu ý gì?
21:05:30 15/01/2021
Cetizizine là thuốc kháng histamin H1, đây là loại thuốc khá phổ biến trị triệu chứng dị ứng như: viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, viêm kết mạc dị ứng.
Truyền ối cứu được thai nhi đã cạn sạch nước ối, nhưng ai không thể thực hiện?
21:02:24 15/01/2021
Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị thành công ca cạn sạch ối khi thai chỉ mới 23 tuần, giúp mẹ tròn con vuông cho một sản phụ hiếm muộn 6 năm.
Chất cực độc trong củ sắn, măng trước khi ăn phải nhớ điều này
20:54:31 15/01/2021
Ngày 14/1, Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết trên địa bàn tỉnh có hai cháu bé bị ngộ độc do ăn sắn cao sản. Cháu bé 3 tuổi tử vong, cháu 2 tuổi đang được cấp cứu.
Biến đổi khí hậu khiến trẻ em suy dinh dưỡng hơn
20:52:47 15/01/2021
Theo nghiên cứu mới được công bố, biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và chế độ ăn kém.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ cháy nổ, bỏng, điện giật do sưởi ấm
20:50:21 15/01/2021
Bộ Y tế vừa có Công điện số 38/CĐ-BYT về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
Chuỗi lây nhiễm HIV được kiểm soát như thế nào?
20:00:26 15/01/2021
Việc kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV tương tự truy vết ca bệnh Covid-19, nghĩa là tìm kiếm F1, F2 từ nguồn xác định F0.
Bệnh xá đảo Sơn Ca cấp cứu ngư dân bị tai nạn lao động trên biển
19:55:33 15/01/2021
Lúc 16 giờ ngày 14/1, bệnh xá đảo Sơn Ca, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và cấp cứu một ngư dân bị tai nạn khi đang lao động trên biển.
Gia tăng bệnh nhân phình động mạch chủ nhập viện
15:45:37 15/01/2021
Từ đầu tháng 11 cho tới nay, mỗi ngày Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ba ca đại phẫu do phình động mạch chủ.
Chữa uốn ván, người đàn ông được phát hiện bệnh khó nói
15:38:34 15/01/2021
Nam bệnh nhân gặp vấn đề khó nói liên quan tiểu tiện, tình trạng kéo dài song ông ngại không đi khám và điều trị.
Có thể tái cận sau mổ không? Những điều cần biết về tái cận sau mổ
15:32:17 15/01/2021
Tái cận sau mổ cận thị là tình trạng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tái cận sau mổ như mổ quá sớm, chăm sóc không đúng,...
Nguyên nhân khiến nhiều người bị đau khớp khi trời rét
15:25:26 15/01/2021
Khi thời tiết lạnh, chúng ta ít vận động, hiện tượng co cơ xảy ra, dịch khớp đặc quánh lại, dẫn đến đau khớp.
Vì sao người tiểu đường nên ăn hạt hạnh nhân?
14:24:21 15/01/2021
Ăn hạt hạnh nhân hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người tiểu đường.
Trời lạnh tăng cường dinh dưỡng cho người già
14:22:44 15/01/2021
Người già tránh ăn quá no và nhịn đói lâu, đồng thời giảm lượng đường, muối trong khẩu phần ăn hàng ngày: muối dưới 300g/tháng, đường dưới 500g/tháng.
Dấu hiệu mắc lang ben
14:20:40 15/01/2021
Lang ben là bệnh ngoài da thường gặp, bệnh do nấm Microsporum FurFur gây nên, nấm sống ký sinh ở lớp thượng bì của da.
Cao huyết áp là "sát thủ" gây bệnh đột quỵ: Làm ngay 5 điều này để giảm huyết áp từ sớm
14:17:07 15/01/2021
Căn bệnh cao huyết áp đã ảnh hưởng thực sự nghiêm trọng và đang dần trẻ hóa theo độ tuổi. Được coi là sát thủ thầm lặng gây ra bệnh đột quỵ, đau tim và xơ vữa động mạch, nên việc giảm huyết áp là mục tiêu ưu tiên trong điều trị cao huyế...
Ăn những thực phẩm này còn tốt hơn uống thuốc bổ
14:14:34 15/01/2021
Quả bơ, dứa, dưa chuột, bưởi hay bắp cải muối là những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, có công dụng như thuốc chữa bệnh.
5 cách ăn sáng phổ biến mẹ hay áp dụng mà không hề biết đang hại con
14:11:32 15/01/2021
Chúng ta đều biết bữa sáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể và trí não của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đang cho con ăn sáng sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
3 loại "nhiệt lượng" giúp bạn làm ấm cơ thể tức thì nhưng dùng sai thì coi chừng sức khỏe!
14:05:26 15/01/2021
Với thời tiết rét đậm rét hại như hiện tại thì việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ sưởi ấm trong nhà trở nên phổ biến hơn. Nhưng dùng sai cách sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Từ A - Z các phương pháp bảo vệ mắt tự nhiên mà bạn nên biết
14:02:34 15/01/2021
Bảo vệ thị lực là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp duy trì chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về những phương pháp bảo vệ mắt tự nhiên, giúp phòng tránh các tổn thương và nguy cơ bệnh tật cho mắt.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm?
13:59:10 15/01/2021
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối.
Bé gái 4 tuổi ở Quảng Nam nhập viện cấp cứu do ngộ độc khí than
10:49:22 15/01/2021
Do thời tiết quá lạnh nên bé gái đã vào ngủ với mẹ, mẹ bé vừa sinh nên có nằm lửa than sưởi ấm. Đến sáng thì bé gái than mệt, khó thở... nên được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.