Bác sĩ BV Xanh Pôn khẳng định: “Chườm khi sốt, dân mình toàn làm sai!”
Nhờ lời khuyên của bác sĩ mà người Việt Nam mình mới chợt phát hiện ra rằng, trước giờ toàn chườm sai cách hèn chi độ sốt không hề thuyên giảm.
Sốt là triệu chứng phổ biến đến mức hầu như ai cũng trải qua rất nhiều lần trong cuộc sống. Nguyên nhân gây sốt có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau và cần có hướng điều trị chính xác thì mới giảm được triệu chứng. Tuy nhiên, trước mắt để hạ nhiệt độ và giúp cơ thể thoải mái hơn thì hầu như người Việt Nam lẫn nước ngoài ai cũng sử dụng phương pháp quen thuộc là chườm.
Thế nhưng, có khi nào bạn đặt ra câu hỏi rằng chườm nóng hay chườm lạnh, đâu mới là phương pháp đúng? Câu trả lời của người Việt Nam chúng ta hầu như phần lớn là chườm nóng, chườm ấm đúng không?
Chỉ cần lấy một thau nước ấm và nhúng khăn vào cho ướt đẫm rồi đặt lên trán người bị sốt là được. Tuy nhiên, theo nhận định của bác sĩ Công – Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nhi, bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) thì thói quen chườm nóng của người Việt Nam là hoàn toàn sai.
Nguồn: Bác sĩ Công – Nhi Xanh Pôn.
Bác sĩ Công đã viết một bài chia sẻ rất dài trên trang Facebook cá nhân của mình về vấn đề chườm giảm sốt này với tiêu đề cực hút người xem: “CHƯỜM KHI SỐT – DÂN MÌNH TOÀN LÀM SAI !!!”.
Nguyên văn lời chia sẻ từ bác sĩ Công:
CHƯỜM KHI SỐT – DÂN MÌNH TOÀN LÀM SAI !!!
Mình đi khám bệnh, tụi nhỏ toàn bệnh cấp tính, đa phần là ho hắng, chảy mũi trong, lâu lâu thành chảy mũi đặc, có đứa thì nổi cái nọ, cái kia, nhiều đứa thì sốt. Vớ được đứa nào sốt hơi hơi thì mình thích lắm, vì tụi nhỏ, điều trị mà cứ hết được sốt thì yên tâm là mình đang đi đúng hướng mặc dù nó vẫn ho khù khụ và mũi chảy ròng ròng.
Hôm rồi đi khám, đứa trẻ bé tin hin nằm giữa giường, có chậu nước to gấp đôi người cháu bên cạnh, và đâu mấy chục miếng khăn, hai bà đang hì hục lau người cho cháu. Đứa trẻ thấy mình cười khành khạch, mình hỏi đùa, bà đang tắm cho cháu à. Hai bà nhìn nhau, rồi nhìn mình, ối bác sĩ ơi, ơn giời bác sĩ đến rồi. Cháu nó sốt cao quá, từ sáng đến giờ tôi chườm mà không đỡ gì. Chưa bao giờ nó sốt cao thế này. Mình hỏi bao nhiêu độ vậy bà, bà nói tôi không đo, sờ người nó nóng ran lên, tôi sợ quá. Mình thò tay vào chậu nước, nóng phỏng tay, mình cười hì hì, 2 bà nhiệt tình quá, chườm thế này cháu nó sốt lên đấy bà ạ. 2 bà nhìn nhau ngơ ngác.
Video đang HOT
Các cậu ạ, cơ thể con người có 4 cơ chế thải nhiệt chính. Trong đó có cơ chế gọi là Truyền nhiệt trực tiếp. Việc chườm là dựa nhiều vào kiểu thải nhiệt này. Các cậu cứ hì hục chườm mà chườm chả đúng nên chả có tác dụng lại mệt người.
Mình chườm là mình lấy khăn có nước, đắp lên vị trí có mạch máu lớn đi qua, để dòng máu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn. Vị trí mạch máu lớn là 2 cái nách, 2 bên cổ, 2 cái bẹn. CHƯỜM LÀ CHƯỜM Ở ĐẤY, CHỨ ĐÂU PHẢI ĐẮP KHĂN LÊN TRÁN ĐÂUUUU.
Thế nước nóng, nước ấm, hay nước lạnh ? Câu hỏi này chả ai bảo các cậu, mọi người cứ hô chườm đi, chườm đi, mà chả ai bảo chườm nước thế nào. Thậm chí nhân viên y tế cũng hô “Chườm NÓNG cho con đi”. Chả nhẽ chườm nước sôi.
Tớ sờ bao nhiêu cái chậu nước chườm rồi, đều nóng quá. Chườm dựa vào chuyện nhiệt độ cơ thể cao hơn thì truyền nhiệt sang cái khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn rồi dần dần cái khăn đó nóng lên, mình lại thay khăn khác. Cái này là cơ chế thải nhiệt trực tiếp. Thế thì nước chườm phải mát mát tí các cậu ạ. Nhưng nước chườm mà lạnh quá thì mạch nó lại co tít lại, tác dụng thải nhiệt lại kém đi. Hoặc lau người thì nước cũng mát mát tí để nhiệt độ cơ thể có chỗ thải sang rồi bay đi.LOANH QUANH THÌ NƯỚC CHƯỜM HAY NƯỚC LAU NGƯỜI CẦN THẤP HƠN NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ CHÁU 1 – 2oC. Và cũng chỉ nên chườm cho con khi nhiệt độ cơ thể con>39oC, vì trên 38.5oC mới cần phải hạ sốt cơ mà. Việc chườm lại khá lách cách, nào chậu nước, nào khăn lau… Đây mình toàn chườm nước rõ nóng. Xong ối giời ơi, cháu chườm mãi chả hạ.
Theo bác sĩ chia sẻ thì trong quá trình làm việc, bác sĩ đã chứng kiến không ít trường hợp bé bị sốt nhưng người nhà cứ hì hục lau người bé hoặc chườm lên trán bé bằng khăn nhúng nước ấm, thậm chí có khi còn nóng muốn bỏng cả tay. Lúc này, bác sĩ Công liền lên tiếng ngăn chặn ngay “Chườm thế này cháu nó sốt lên đấy” khiến người nhà bệnh nhân không khỏi ngạc nhiên.
Từ lời giải thích của bác sĩ Công thì cơ thể con người có 4 cơ chế thải nhiệt chính. Trong đó có cơ chế gọi là Truyền Nhiệt trực tiếp. Việc chườm là dựa nhiều vào kiểu thải nhiệt này. Tuy nhiên, nếu bạn chườm mà chườm không đúng thì chẳng có tác dụng gì ngoại trừ làm mệt người thêm.
Bác sĩ Công cũng khẳng định thêm, chườm giảm sốt đúng cách là chườm lạnh, chườm mát chứ không phải chườm nóng. Bởi cơ chế chườm là nhằm giúp cho nhiệt độ cao của cơ thể truyền sang khăn lạnh, đến khi khăn lạnh ấm nóng lên thì nhúng lại khăn khác. Đây được gọi là cơ chế thải nhiệt trực tiếp.
Do đó, phần nước chườm phải mát mát thì mới là chườm đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dùng nước chườm lạnh quá khiến các mạch máu co lại sẽ làm tác dụng thải nhiệt bị kém đi. Hoặc nếu có lau người thì bạn cũng nên dùng nước mát lau để nhiệt độ cơ thể được thải đi nhanh chóng. Tốt nhất là phần nước chườm có nhiệt độ thấp hơn 1 – 2 độ C so với cơ thể người bị sốt là hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bác sĩ Công còn chia sẻ thêm về vị trí chườm. Bởi thói quen chườm trên trán theo bác sĩ là không hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ. Vị trí chườm đúng phải là nơi có mạch máu lớn đi qua, để dòng máu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn một cách dễ dàng. Vị trí mạch máu lớn chính là ở 2 nách, 2 bên cổ, 2 bẹn.
Thật ra, nếu tham khảo nhiều trang web nước ngoài về các mẹo giảm sốt tại nhà thì phương pháp chườm giảm sốt không mấy xa lạ. Tuy nhiên, đúng theo chia sẻ của bác sĩ Công thì hầu hết các trang y tế nước ngoài như Baby Center, Kdidkng, NCBI, Medical News Today… đều khuyên chúng ta nên chườm mát chứ không phải chườm nóng. Điển hình như trang Kdidkng.com có chia sẻ: “Đặt một chiếc khăn mát lên trán, cổ tay, chân. Khi khăn lạnh đạt đến nhiệt độ cơ thể, cần thay đổi lại nhiều lần cho đến khi nhiệt độ giảm xuống”.
Như vậy, theo lời khuyên của bác sĩ Công thì đúng là nhiều người Việt Nam chúng ta đang hạ sốt sai cách trầm trọng, không những không giúp cơn sốt giảm đi mà còn khiến nó tăng lên.
Từ trước đến giờ bạn hạ sốt cho bản thân và cho người trong gia đình theo cách nào? Nếu lỡ làm sai thì nhớ chữa lại ngay nhé!
Source (Nguồn): Facebook Bác sĩ Công – Nhi Xanh Pôn, Baby Cen ter, Kdidkng, NCBI
Theo Helino
Chị em ngực lép mừng húm khi mua kem bôi nở ngực, thuốc uống nở ngực: Chuyên gia cảnh báo đừng vội mừng!
Không chỉ có vô vàn những loại kem bôi nở ngực mà còn vô số các loại thuốc uống nở ngực ngoài thị trường khiến chị em vô cùng hào hứng.
Thuốc uống nở ngực, kem bôi nở ngực tràn lan ngoài thị trường làm chị em hoa mắt chóng mặt
Là phụ nữ, không ai là không muốn mình trẻ đẹp hơn mỗi ngày. Một khuôn ngực đầy đặn, căng tròn vừa tôn thêm nét đẹp nữ tính mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ vừa giúp chị em tự tin trong giao tiếp, cuộc sống. Mặc dù vậy, không phải ai cũng được trời phú cho bộ ngực căng tròn ấy.
Chính vì thế, khát khao có bộ ngực tròn xinh để luôn quyến rũ, ngọt ngào luôn là điều chính đáng với người phụ nữ. Đó cũng là nguyên nhân trên thị trường online hiện nay xuất hiện nhan nhản những loại thuốc uống nở ngực, kem bôi nở ngực... tha hồ cho chị em lựa chọn. Chỉ cần lên facebook, lên google tìm kiếm, hàng loạt sản phẩm giúp ngực nở to như trái bưởi sẽ hiện hữu ngay trước mắt bạn. Thậm chí, bạn cũng có thể tìm thấy quảng cáo bán sản phẩm này của những người nổi tiếng.
Những lời quảng cáo có cánh như giúp ngực căng tròn hơn, ngực lép cũng thành ngực to kèm theo những hình ảnh các cô gái xinh tươi với khuôn ngực căng tròn làm chị em không khỏi thích thú.
Những loại thuốc uống, kem bôi giúp nở ngực này đều có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài với thành phần, nguồn gốc sản phẩm khó có thể định dạng chất lượng. Những lời quảng cáo có cánh như giúp ngực căng tròn hơn, ngực lép cũng thành ngực to kèm theo những hình ảnh các cô gái xinh tươi với khuôn ngực căng tròn làm chị em không khỏi thích thú. Chỉ cần chăm chỉ uống một viên mỗi ngày hay bôi một lượng kem vừa đủ lên bộ ngực hàng ngày sẽ giúp bạn có được bộ ngực căng tròn sau một thời gian ngắn.
Đáng nói, không chỉ là hình ảnh khách hàng phản hồi về sản phẩm thuốc uống nở ngực, kem bôi nở ngực mà còn có rất nhiều người nổi tiếng cũng lên tiếng PR cho sản phẩm khiến nhiều người háo hức muốn thử. Nhất là thời gian gần đây, "Nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh cũng chia sẻ viên uống nở ngực giúp mình có vòng 1 căng tròn trong khi trước đó có dấu hiệu sập sệ.
Vậy, thuốc uống nở ngực hay kem bôi nở ngực có thực sự hiệu quả như những lời quảng cáo trên mạng xã hội? Nếu sử dụng liệu có tác dụng phụ gì hay không?... Giới chuyên gia sẽ giải thích ngay sau đây!
Thuốc uống nở ngực hay kem bôi nở ngực có thực sự hiệu quả như những lời quảng cáo trên mạng xã hội?
Thuốc uống nở ngực, kem bôi nở ngực không có tác dụng thật sự như quảng cáo đồn thổi
GS.TS Trần Thiết Sơn (Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) khẳng định, thuốc uống nở ngực hay kem bôi nở ngực không thể nâng cấp được vòng ngực đã chảy xệ, đối với những người có ngực lép cũng không thể làm tăng kích cỡ ngực đến độ to đẹp, tròn đầy như quảng cáo. Bởi lẽ, nếu những cách này thực sự phát huy tác dụng thì chị em không phài nhờ dao kéo can thiệp để có vòng 1 căng tròn.
PGS.TS Trần Đáng (Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam) chia sẻ thêm, những loại thuốc làm nở ngực hay kem làm nở ngực chứa thành phần chủ yếu là nội tiết tố nữ estrogen có vai trò kích thích tuyến vú phát triển. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của những loại thuốc uống, kem bôi nhan nhản thị trường online hiện rất khó lường. Nếu không sử dụng nguồn thuốc uống, kem bôi có nguồn gốc tự nhiên sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Ông nhận định: "Có thể những loại thuốc uống làm nở ngực sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn các loại kem bôi nở ngực nhưng nên nhớ sẽ độc hơn vì có thể gây hại cho gan, nhất là với sản phẩm chưa được Bộ y tế chứng nhận, cấp phép lưu hành trên thị trường. Chị em muốn sử dụng những loại hàng online kiểu này cần hết sức cẩn trọng".
"Estrogen khi bổ sung vào cơ thể tự ý, không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng, có thể dùng với liều lượng vượt quá nhu cầu. Không thiếu những trường hợp xuất hiện khối u vú, nhân xơ tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung... chỉ vì do bổ sung estrogen một cách tùy tiện", BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp) nhận định.
Nâng ngực bằng thuốc, kem bôi chỉ có tác dụng nhất thời, ngưng bổ sung thì sẽ trở về như cũ.
Chuyên gia nhận định, trên thị trường hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng chứa estrogen được chị em thích thú, dùng lạm dụng. Tuy nhiên, chị em cần nhớ, estrogen có nguồn gốc từ thực vật không thể thay thế estrogen do cơ thể sản sinh. Khi đưa vào cơ thể, một số người có thể bị biến đổi cấu trúc phân tử, bổ sung sẽ thành lãng phí. Chưa kể nếu dùng lạm dụng estrogen hóa dược thì khả năng bị mất cân bằng, có thể tác động lên trục hạ đồi - tuyến yên và buồng trứng, estrohen nội sinh không sản sinh nữa, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng.
Giới chuyên gia khẳng định, có thể nhiều người sẽ cảm thấy ngực tròn căng hơn khi dùng các sản phẩm này. Nhưng nên nhớ: Tác dụng này chỉ là nhất thời, ngưng bổ sung thì sẽ trở về như cũ. Trong khi dùng về lâu dài, không được bác sĩ khuyến cáo, nhất là mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì chỉ có thiệt thân!
Theo Helino
Phẫu thuật lấy khối u lách khổng lồ cho bệnh nhân 24 tuổi. Các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực và Đơn nguyên Ung Bướu, Bệnh viện Xanh Pôn vừa phẫu thuật thành công ca u lách khổng lồ nặng 2,3kg cho bệnh nhân 24 tuổi. Ngày 19-9, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bệnh nhân tên C. 24 tuổi, trước đó khoảng 2 tháng, bệnh nhân phát hiện môt khối lớn...