Bác sĩ bất ngờ vì người đàn ông tự nhét 3 con cá vào hậu môn
Ca bệnh khiến bác sĩ ngỡ ngàng vì tìm thấy 3 vật thể sống bên trong hậu môn, làm tổn thương ruột và chọc thủng đại tràng.
Một bệnh viện tại Trung Quốc vừa tiếp nhận một trường hợp vô cùng đặc biệt. Ba con cá được tìm thấy trong hậu môn của bệnh nhân nam 40 tuổi, làm tổn thương đường ruột, chọc thủng đại tràng và anh đang có triệu chứng sốc độc.
Sau khi cấp cứu cho bệnh nhân, bác sĩ nói rằng cả ba con cá khi được lấy ra ngoài đều đã chết. Bệnh nhân chuyển đến ICU để tiếp tục điều trị và các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định.
Ba con cá được tìm thấy trong hậu môn bệnh nhân thuộc loại cá thường được tìm thấy ở nước ngọt, với chiều dài cơ thể từ 10cm trở lên.
Sau khi tỉnh lại, bác sĩ hỏi nguyên nhân tại sao lại có 3 con cá trong hậu môn, và câu trả lời của người đàn ông làm cho mọi người vô cùng ngỡ ngàng. Anh chia sẻ rằng mình bị tăng sản tuyến tiền liệt, nên thường bị khó tiểu và tiểu rắt gây khó chịu.
Muốn chữa bệnh triệt để, người đàn ông đã lên mạng tìm cách chữa trị, một trong những phương pháp anh ta tìm được là nhét ba con cá sống vào hậu môn. Sau đó vì mù quáng làm theo, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu gấp.
Video đang HOT
Kết quả tái tạo của chụp CT 3 chiều chỉ rõ vị trí 3 con cá
Bác sĩ đã xét nghiệm thêm cho bệnh nhân và chẩn đoán anh chỉ bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Bác sĩ đưa ra lời khuyên không nên tin những cách chữa bệnh kỳ lạ, không có cơ sở khoa học trên mạng đối với tăng sản tuyến tiền liệt nói riêng và các bệnh khác nói chung.
Ông còn nói thêm, đối với một người đàn ông ở độ tuổi 40, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là một căn bệnh rất phổ biến, không cần điều trị theo cách kỳ dị nghe có vẻ “hiệu quả” này.
Tăng sản tuyến tiền liệt là gì?
Tăng sinh tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn bình thường. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Do tuổi tác: Bệnh ít khi gặp ở đàn ông dưới 40 tuổi nhưng có khoảng một nửa những người đàn ông ở trên độ tuổi này có một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.
- Yếu tố nội tiết – Vai trò của Dihydro testosteron (DHT): tác động vào tế bào tuyến tiền liệt, tiếp đó là estradiol có tác dụng trợ giúp DHT trong quá trình phát triển tăng sinh tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, Androgen, estrogen, glucocorticoid và những yếu tố liên quan đến nội tiết khác có thể bị ảnh hưởng do thức ăn hay môi trường nên chúng cũng được xem như là các yếu tố ngoại sinh trong việc điều hòa sự tăng sinh của tuyến tiền liệt.
- Do ảnh hưởng của việc “yêu” quá mức: có thể khiến các cơ quan tăng sản bị sung huyết. Khi các tổ hợp tại tuyến tiền liệt bị ra máu trong một thời gian dài, nó sẽ bị phình to làm tăng sản tuyến tiền liệt.
- Do ảnh hưởng của các thói quen xấu: lạm dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá, đồ ăn cay nóng… làm cho tuyến tiền liệt bị tổn thương, dễ bị viêm và bị tăng sinh; ngại uống nước khiến cho cơ thể không đủ nước để đào thải chất độc ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn đọng lại gây viêm nhiễm, kích thích tăng sinh tuyến tiền liệt, tiếp đó là viêm niệu đạo và bàng quang; lười vận động khiến cho hệ tuần hoàn máu cục bộ tuyến tiền liệt không được lưu thông tốt dẫn tới hiện tượng phì đại.
Tăng sản tuyến tiền liệt hiện có thể điều trị bằng thuốc hay nặng hơn là phẫu thuật.
An An(Dịch theo Ifeng)
Theo vietnamnet
Cứu bệnh nhân đứng trước cửa tử vì biến chứng rò hậu môn
Bệnh nhân có tiền sử rò hậu môn, đã điều trị một lần nhưng không triệt để dẫn tới áp xe cạnh hậu môn, biến chứng nhiễm trùng lan tỏa tầng sinh môn, nguy cơ tử vong cao. Nhóm bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kịp thời can thiệp, cứu bệnh nhân thoát khỏi "cửa tử".
Theo TS Dương Trọng Hiền - Phó trưởng khoa Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nam bệnh nhân tên là B.X.Q, 60 tuổi ở Hà Nội. Q. đã được xử trí hồi sức tích cực bằng kháng sinh mạnh, bù lại các rối loạn về nước điện giải, máu, rạch rộng tầng sinh môn và xử trí áp xe cạnh hậu mô. Hiện tại, sức khỏe của Q. đã bước đầu ổn định, tình trạng nhiễm khuẩn hiện đang được khống chế.
Bệnh nhân Q. đã khỏe mạnh sau phẫu thuật
Bác sĩ Phạm Phúc Khánh, công tác tại Trung tâm Hậu môn trực tràng và Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết thêm: "Rò hậu môn là một đường hầm được hình hành dưới da nối những tuyến bã bị nhiễm trùng ở bên trong hậu môn ra phía ngoài da cạnh hậu môn. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất đề điều trị bệnh rò hậu môn". Tuy nhiên, khi không được xử trí triệt để, rò hậu môn sẽ biến chứng thành một khối áp xe - ổ nhiễm trùng chứa mủ ở ngay cạnh hậu môn hoặc trực tràng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể nhiễm trùng lan tỏa tầng sinh môn, căn bệnh xảy ra đột ngột, làm hoại tử vùng tầng sinh môn, bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn. Quá trình nhiễm trùng diễn ra rất nhanh nhanh chóng dẫn đến hoại tử, bệnh nhân dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng và đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Bác sĩ Phạm Phúc Khánh khuyến cáo, áp xe và rò hậu môn là biến chứng hay gặp, nếu không được điều trị kịp thời dẫn tới biến chứng nhiễm trùng lan tỏa tầng sinh môn, đe dọa tính mạng người bệnh. Khi tái phát hoặc biến chứng cần được phẫu thuật ở các bệnh viện lớn với các điều kiện gây mê và hồi sức tích cực tốt. Nếu bệnh nhân bị đau hậu môn dài ngày, xuất huyết hậu ôn liên tục, cảm thấy có khối bất thường ở hậu môn thì phải đến ngay bệnh viện điều trị kịp thời.
Theo kinhtedothi.vn
Một bệnh nhân nguy kịch sau phẫu thuật, truyền kháng sinh ở phòng khám tư Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM vừa tiếp nhận cấp cứu nữ bệnh nhân T.B.N (36 tuổi, ngụ Q.12) trong tình trạng nguy kịch, sau phẫu thuật tại phòng khám tư nhân. Bệnh nhân N. đang được hồi sức sau phẫu thuật tại BV Thống Nhất TP.HCM - DUY TÍNH Ngày 25.1, bác sĩ (BS) Hoàng Anh Bắc, Phó khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh...