Bác sĩ Anh – Mỹ tranh cãi về bức ảnh của tay vợt Andy Murray
Các bác sĩ Mỹ nhận định đồng nghiệp Anh đã phạm lỗi khi chăm sóc Andy Murray còn các bác sĩ Anh cho rằng người Mỹ “chẳng biết gì”.
Theo Yahoo Sports, Andy Murray – cựu tay vợt số một thế giới, vừa trải qua ca phẫu thuật tái tạo xương hông ở London (Anh). Trên trang cá nhân, ngôi sao tennis đăng tải ảnh chụp hậu phẫu kèm chia sẻ: “Tôi cảm thấy hơi nhức và bầm tím một chút nhưng hy vọng cơn đau hông của tôi sẽ chấm dứt hoàn toàn”.
Andy Murray sau ca phẫu thuật hông. Ảnh: Instagram.
Sau khi xuất hiện trên Internet, bức ảnh Murray nằm trên giường bệnh trở thành chủ đề gây tranh cãi. Hiệp hội Tiếp cận Mạch máu Mỹ, tổ chức chuyên về các loại ống truyền, cho rằng các bác sĩ chăm sóc cho tay vợt đã phạm hàng loạt lỗi sai như: không cắt bớt lông tay bệnh nhân, đo huyết áp ở bên tay đang được truyền tĩnh mạch, có máu trong ống truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch ở tay phải trong khi bệnh nhân là vận động viên thuận tay phải. Vì những lý do này, Hiệp hội Tiếp cận Mạch máu Mỹ lo ngại Murray có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
Tất nhiên, lời chỉ trích trên không được đón nhận tốt ở Anh. Trên tờ Telegraph, một bác sĩ gây mê giấu tên có 12 năm kinh nghiệm phản bác: “Chúng tôi thực hiện hàng trăm cuộc phẫu thuật mỗi ngày và phần lớn bệnh nhân đều được chăm sóc như vậy”.
Bác sĩ trên giải thích không nên cắt lông tay bệnh nhân để tránh nguy cơ nhiễm trùng, vị trí đặt kim truyền tĩnh mạch hoàn toàn phù hợp bởi bệnh nhân được phẫu thuật hông trái. Hiện tượng có máu trong ống truyền cũng là điều bình thường sau ca phẫu thuật.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ các bác sĩ Mỹ đã quá vội vàng phán xét mà chẳng biết gì”, bác sĩ gây mê người Anh nói.
Andy Murray là vận động viên tennis nổi tiếng của Anh. Murray từng là tay vợt số một thế giới với hai huy chương vàng Olympic, 3 danh hiệu Grand Slam cùng nhiều giải thưởng khác.
Năm 2018, Murray rút khỏi giải Australia mở rộng vì chấn thương. Do phẫu thuật hông, vận động viên 31 tuổi cũng sẽ không đủ khỏe mạnh để tham dự giải Wimbledon mùa hè năm nay.
Minh Nguyên
Theo VNE
Vấn nạn bác sĩ ở Mỹ tự tử do kiệt sức trong công việc
50% bác sĩ Mỹ cảm thấy hoàn toàn kiệt sức và một phần bảy trong số họ quyết định tìm đến cái chết.
Theo New York Post, đây là kết quả khảo sát do trang web y khoa Medscape thực hiện trên 15.000 bác sĩ Mỹ. Phần lớn bác sĩ tìm đến cái chết là phụ nữ. 44% bác sĩ được khảo sát muốn bỏ nghề do quá mệt mỏi.
"Thật đáng báo động", bà Brunilda Nazario, giám đốc y khoa của đơn vị sở hữu Medscape nói.
Tham gia khảo sát, một bác sĩ chuyên ngành thần kinh giấu tên chia sẻ mình "rất sợ đi làm". Một nữ bác sĩ bị sảy thai vì quá stress còn một bác sĩ gây mê kể rằng áp lực khiến anh uống nhiều đồ có cồn và lười vận động.
Ảnh: Shutterstock.
Lý giải hiện tượng trên, bà Nazario kể rằng bác sĩ tốn quá nhiều thời gian cho các công việc bàn giấy và nhập dữ liệu vào hồ sơ y tế điện tử, khiến họ cảm thấy những năm học hành vất vả trở nên vô nghĩa. Thực tế tại Mỹ, các bác sĩ phải bỏ ra 45 phút mỗi ca bệnh chỉ để đưa thông tin vào máy tính, do đó không còn thời gian trực tiếp làm việc với bệnh nhân.
"Họ tốn thời gian khổng lồ cho việc lấy và nhập dữ liệu", bà Nazario nhận định. "Tôi biết rõ điều này bởi lần đi khám gần nhất, bác sĩ chỉ nhìn tôi không quá hai phút. Thời gian còn lại, ông ấy chăm chăm vào màn hình máy tính".
Trong số các chuyên ngành y khoa, bác sĩ tiết niệu có tỷ lệ kiệt sức và trầm cảm cao nhất, chiếm 54%. Tiếp đó là bác sĩ thần kinh với 53%. Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến bác sĩ tiết niệu kiệt sức và trầm cảm nhiều nhất song bà Nazario cho biết bác sĩ càng làm việc quá giờ càng dễ rơi vào trạng thái này.
Phần lớn bác sĩ khẳng định trầm cảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ, 35% thừa nhận cảm thấy bực bội với bệnh nhân và 14% mắc những lỗi hiếm khi phạm phải.
"Tôi không nghĩ rằng các bác sĩ trách móc bệnh nhân", bà Nazario bình luận. "Họ hiểu rõ rằng đây là vấn đề hệ thống".
Tại Mỹ, trung bình mỗi ngày có một bác sĩ tự tử. Tỷ lệ tự tử trong giới bác sĩ cao nhất mọi ngành nghề, thậm chí vượt cả quân đội.
Các bác sĩ tự tử thường bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh tâm thần khác mà không được điều trị. Ngoài Mỹ, nghiên cứu từ Phần Lan, Na Uy, Australia, Singapore và Trung Quốc đều cho thấy xu hướng lo âu, trầm cảm và ý muốn tự sát ở sinh viên y khoa cũng như chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Minh Nguyên
Theo VNE
Buồn ngủ vào ban ngày- một dấu hiệu nguy hiểm? Tạp chí Science Translational Medicine mới đây đăng kết quả một nghiên cứu của các bác sĩ Mỹ cảnh báo rằng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày có thể là dấu hiệu của nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các chuyên gia Mỹ đã phân tích dữ liệu của 119 người trên 60 tuổi bị mắc chứng thiếu ngủ giai đoạn...