Bác ruột nói tôi ích kỷ, lương 30 triệu mà về quê cho cháu vài trăm nghìn đồng
Bác ruột nói tôi ích kỷ, ki bo vì con gái bác vất vả, nợ nần nhưng mỗi lần về quê tôi chỉ cho vài trăm nghìn đồng và quà bánh.
Tôi 27 tuổi, chưa có gia đình, một mình làm việc trên thành phố. Biết rõ gia đình vốn không khá giả, muốn đem lại cho bố mẹ cuộc sống tốt hơn nên tôi rất chăm chỉ làm việc. Mức thu nhập hàng tháng của tôi cũng khoảng hơn 30 triệu đồng.
Tôi chi tiêu rất tiết kiệm, hầu như chỉ mua những đồ cần thiết. Số tiền còn lại, tôi gửi về quê để phụ giúp bố mẹ xây nhà.
Nhà tôi chỉ có 2 chị em gái; chị gái đã lấy chồng xa, cả năm về nhà vài lần nên cũng không có điều kiện phụ giúp bố mẹ. Bố mẹ tôi làm nông nghiệp, cũng đã ngoài 60 tuổi. Tiết kiệm từ khi ra trường, năm ngoái tôi về quê thêm tiền để cùng bố mẹ xây lại căn nhà đang ở. Đó là toàn bộ những gì tôi tích góp bao năm. Thực tế tôi cũng chẳng khá giả gì.
Video đang HOT
(Ảnh: Istock)
Bố tôi có chị gái sống ngay gần nhà. Lúc nào bác cũng bảo bố mẹ tôi sướng vì có con gái giàu. Bác có một con gái đã ly hôn, một mình nuôi con nhỏ. Chị đi làm công nhân ở khu công nghiệp gần nhà, lương mỗi tháng chỉ 7-8 triệu đồng. Bác tôi vẫn cấy hái, nuôi thêm gà lợn, bác trai lại có lương hưu nên cũng đỡ được chị nhiều.
Tôi rất quý con gái chị. Mỗi lần về quê sang nhà bác chơi, tôi đều mua quà cho cháu, thi thoảng lại cho chị 300.000 – 500.000 mua sữa cho cháu. Thế nhưng tôi vẫn bị bác ruột của mình nói là sống ki bo, ích kỷ, lương vài chục triệu đồng mà cho cháu được vài trăm nghìn.
Tôi tức tối kể với mẹ, mẹ bảo tôi đừng bận tâm những gì bác ấy nói. Quả thực tôi không hiểu sao bác có thể nói vậy. Tôi cũng còn cuộc sống riêng, còn bố mẹ già phải lo, việc cho quà các cháu là tình cảm chứ đâu phải trách nhiệm, nhưng chưa bao giờ bác cảm thấy hài lòng với những gì tôi làm.
Về quê thăm mẹ đẻ, gặp chị dâu hỏi vay tiền mà tôi xấu hổ không dám gật đầu cho mượn
Không phải tôi không muốn giúp chị dâu mà quả thật tôi không có tiền để giúp.
Tôi năm nay 28 tuổi, là nhân viên văn phòng, thu nhập 12 triệu đồng một tháng. Sống trên thành phố, với mức lương như vậy chỉ vừa đủ chi tiêu cơ bản. Chồng tôi 34 tuổi, anh đang là quản lý tại một doanh nghiệp nước ngoài. Tôi không biết chính xác lương hằng tháng của anh, nhưng đoán chừng 30 triệu đồng. Đó chỉ là phần lương "cứng", ngoài ra anh còn có khoản thu nhập thêm khi làm các dự án ngắn hạn cho các doanh nghiệp nhỏ.
Hội chị em trên cơ quan tôi mỗi khi ngồi tám chuyện thường hay nói về quản lý tài chính trong nhà, lương của chồng cao hay thấp, hàng tháng đưa cho vợ từng nào, đang cầm bao nhiêu tiền tiết kiệm. Tôi nghe ở hầu hết các gia đình khác, chồng đều "nộp" hết lương cho vợ giữ, chỉ chừa lại một khoản nhỏ ăn sáng, ăn trưa và đổ xăng.
Còn gia đình tôi cả hai đều có tính độc lập nên từ khi cưới nhau về đã thống nhất việc tiền ai người nấy giữ. Hàng tháng, chồng vẫn đưa cho tôi một khoản để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình và đóng tiền học cho các con, còn lại anh tự quản lý tài chính. Tôi cũng không đòi hỏi việc anh phải nộp lương.
Tôi rất ngại với chị dâu vì mình không có tiền để cho vay, trong khi mang tiếng khá giả. (Ảnh minh họa)
Ngoài khoản tiền anh đưa, tôi cũng dùng lương của mình để lo việc hiếu hỉ, quà cáp và mua sắm thêm đồ dùng trong nhà. Vậy nên tôi không có khoản tiền tiết kiệm nào đáng kể.
Cuối tuần tôi về quê thăm mẹ đẻ, gặp chị dâu, chị ngỏ ý muốn mượn tôi một số tiền khá lớn: "Anh chị đang xây nhà mà bí tiền quá, cô xem rồi cho anh chị mượn một ít, số tiền chỉ bằng 1-2 tháng lương của". Nghe vậy tôi ngại lắm, không phải tôi không muốn giúp chị, nhưng nói thật tôi không có tiền để mà giúp. Giờ tôi từ chối thì sợ bị mọi người trong nhà nói là "ích kỷ, khá giả mà không biết đùm bọc anh em lúc khó khăn, thiếu thốn".
Tối hôm đó, tôi về nói chuyện với chồng về việc để tôi giữ tiền lương của anh như bao gia đình khác. Anh hậm hực tỏ ý không hài lòng: "Nhà mình trước giờ vẫn vậy, anh thấy vẫn ổn đấy thôi. Không có gì phải thay đổi hết!". Lời anh kiên quyết khiến tôi cũng thấy khó xử.
Mang tiếng với bên ngoài là gia đình khá giả, thế nhưng khi ai hỏi hay nhắc đến chuyện tiền nong, lúc nào tôi cũng rơi vào tình trạng bị xỉa xói như thể mình là một người keo kiệt không chịu giúp đỡ người khác vậy.
Chứng kiến cảnh chồng đối xử với mẹ vợ mà tôi ứa nước mắt, muốn ly hôn ngay lập tức Nếu sau này tôi già cả ốm yếu, chắc hẳn anh cũng bỏ mặc tôi mà thôi! 9 năm hôn nhân khiến tôi hiểu rõ bản chất của chồng mình, người đàn ông mà tôi từng thề nguyện sẽ gắn bó trọn đời. Anh có vẻ bề ngoài lịch lãm, ăn nói khéo léo, nhưng sâu bên trong là sự ích kỷ, chỉ...