Bắc Ninh dẫn đầu về thu hút vốn FDI tạo lực đẩy thị trường bất động sản “cất cánh”
Sự phát triển vượt bậc trong thu hút vốn FDI của Bắc Ninh thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường BĐS công nghiệp phát triển. Đặc biệt, sự tác động này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới từ năm 2020.
Theo số liệu mới nhất từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), trong tháng 11 Bắc Ninh thu hút thêm 219 dự án mới với tổng vốn đăng ký 791 triệu USD. Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp đạt 1.436 triệu USD, dẫn đầu toàn khu vực phía Bắc (nếu không tính thủ đô Hà Nội).
Câu chuyện thu hút đầu tư FDI của Bắc Ninh từng được xem là kỳ tích. Năm 1997, khi mới tái lập tỉnh Bắc ninh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là dự án nhỏ, quy mô vốn thấp, tập trung vào các ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng cao cấp. Riêng công nghiệp điện tử chỉ có 2 dự án của Canon, với vốn đầu tư 130 triệu USD, chiếm 14% tổng số vốn đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Ninh.
Hai mươi năm sau đó, Bắc Ninh đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phồn thịnh của Việt Nam, đứng đầu toàn quốc về thành tích đầu tư nước ngoài. Hiện Bắc Ninh có 1.134 dự án đầu tư, đạt tổng số tiền khổng lồ 17,79 tỷ USD trên diện tích 6.397,68ha, tập trung tại 16 khu công nghiệp. Thành công lớn nhất trong chiến lược trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh là thu hút được Tập đoàn Sam Sung. Đại bản doanh của Sam Sung đặt tại KCN Yên Phong, đây là KCN thu hút vốn đầu tư FDI cao nhất Việt Nam. Bình quân 1ha tại đây thu hút được 0,04 tỷ USD vốn đầu tư.
Hiện tại Bắc Ninh tập trung gần 30 nghìn lao động, trong đó gần 20 nghìn lao động làm việc ở các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với đủ các thành phần sắc tộc: Việt, Pháp, Mỹ, Nga, Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thu nhập bình quân ở khu vực FDI của Bắc Ninh ngày càng tăng. Năm 2014 đạt 6,78 triệu đồng/người/tháng… Năm 2018 là 11,2 triệu đồng/người/tháng, gấp 1,55 lần khu vực đầu tư trong nước, đưa Bắc Ninh nhanh chóng trở thành Top đứng đầu toàn quốc về thành tích đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển vượt bậc trong thu hút vốn FDI của Bắc Ninh thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường BĐS phát triển. Cùng với số lượng nhà máy mọc lên liên tục, gần 30 nghìn lao động đổ về tạo nên một lượng cầu “khổng lồ” về nhà ở chất lượng cao tại Bắc Ninh. Đây cũng là lý do các doanh nghiệp đồng loạt đổ về Bắc Ninh thời gian gần đây để đầu tư xây dựng các dự án chất lượng cao.
Nếu như trước kia chỉ có một hai doanh nghiệp coi Bắc Ninh là điểm đến thì nay thêm những cái tên mới như Vingroup, Him Lam, FLC, Apec Group…. Cùng với đó, số lượng các khu đô thị từ chỗ chỉ đếm trên đầu ngón tay đến nay đã lên đến hai con số, đặc biệt là sự xuất hiện những khu đô thị hoàn chỉnh “all in one” trước đây chỉ xuất hiện tại những đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM thì nay đã có mặt tại thành phố Bắc Ninh.
Quan sát thực tế cho thấy, từ năm 2017, cuộc đua mở rộng thị phần của các đại gia tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt về quỹ đất. Khi quỹ đất tại trung tâm thành phố ngày càng eo hẹp, giá bất động sản tại khu vực này luôn ở mức cao. Các dự án Bất động sản bắt đầu chuyển ra khu vực trung tâm thành phố mở rộng và kề cạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn của tỉnh.
Cùng với việc mở rộng của các “ông lớn”, thị trường cũng chứng kiến xu hướng đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê của người dân địa phương. Bên cạnh đó là làn sóng của giới nhà giàu Hà Nội đổ về đầu tư nhà liền kề, biệt thự, căn hộ cho chuyên gia nước ngoài thuê tại các dự án BĐS cao cấp.
Video đang HOT
Theo đánh giá của các chuyên gia, với vị trí địa lý thuận lợi, dư địa tăng giá cao, GDP đầu người luôn ở top 10 cả nước khiến Bắc Ninh trở thành mảnh đất màu mỡ dành cho các đại gia BĐS. Đặc biệt, trong thời gian tới Bắc Ninh đang hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, sẽ đón nhận làn sóng mới của các doanh nghiệp sản xuất đổ về.
“Khi có chiến tranh thương mại, lượng nhân công từ Trung Quốc sẽ đổ về Việt Nam, tất yếu phát sinh nhu cầu về văn phòng, nhà ở và nhu cầu du lịch. Như vậy, BĐS nhà ở, văn phòng và du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt ở phân khúc cao cấp sẽ được hưởng lợi”, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ tài nguyên & Môi trường từng nhấn mạnh.
Cũng theo các chuyên gia, trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển đầu tư này, nhu cầu BĐS công nghiệp và nhà ở cao cấp – bình dân được dự báo sẽ tăng mạnh, đặc biệt ở các địa bàn các tỉnh lân cận Trung Quốc, nơi có khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nhân lực, môi trường đầu tư thông thoáng, hợp lý.
Nhật Nam
Theo Trí thức trẻ
Ghi giá 215 triệu, bán 1,2 tỷ, chuyện nghịch lý ở Việt Nam
Thực tế cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa giá đất giao dịch trên thị trường và giá đất quy định theo khung giá, bảng giá đất. Giá đất bị điều chỉnh bởi cung cầu của thị trường nên luôn thay đổi từng ngày từng giờ.
Bảng giá 215 triệu/m2 nhưng thực tế 1,2 tỷ/m2
Trong báo cáo thị trường bất động sản quý III/2019 của Batdongsan.com.vn, giá rao bán nhà mặt phố ở khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) dao động ở mức khoảng 520 triệu đồng/m2. Trong khi nhà mặt phố ở quận 1, TP.HCM có giá khoảng 500 triệu đồng/m2.
Nhà mặt phố khu vực cận trung tâm Hà Nội như quận Hai Bà Trưng và Ba Đình cũng đang được rao ở mức khá cao, khoảng 315-325 triệu đồng/m2, ở quận Đống Đa và Cầu Giấy lần lượt là 288 triệu đồng/m2 và 275 triệu đồng/m2.
Đối với sản phẩm nhà riêng, giá rao bán trung bình ở Hà Nội là 103 triệu đồng/m2 với diện tích trung bình 63 m2, cao hơn 10% so với quý III/2018. Trong khi đó, con số này ở TP.HCM là 111 triệu đồng/m2 với diện tích rao bán trung bình là 88 m2, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Nhà đất phố cổ giá cao ngất ngưởng
Câu chuyện về giải phóng mặt bằng với mức đền bù giá "khủng", kỷ lục chưa từng có trong tiền lệ đã khiến khu đất ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng trở thành vị trí "đắt xắt ra miếng" giữa Thủ đô.Ở phân khúc nhà mặt phố, TP.HCM cũng có tốc độ tăng giá nhanh hơn, lên đến 12,6% so với quý III/2018 với mức giá 272 triệu đồng/m2. Thị trường Hà Nội có tốc độ tăng chậm hơn với 7,2% nhưng giá rao bán lên đến 294 triệu đồng/m2.
Năm 2010, dư luận đã có thời điểm "hốt hoảng" về mức giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa từng có từ trước đến nay tại các địa chỉ 22-24 Hàng Bài, 25-27 Hai Bà Trưng. Để di dời 300 hộ dân cư trú trên diện tích 300m2, chủ dự án đã chấp nhận mức giá 500 triệu đồng/m2.
Trong số này, 15/17 hộ đã thống nhất mức giá đền bù. Tuy nhiên, duy nhất 2 hộ đơn phương phản đối. Không chấp nhận mức giá đền bù 600 triệu đồng/m2, hai chủ hộ này đã đưa ra con số đền bù 1 tỷ đồng/m2.
Trong khi đó, giá đất trên khung lại khá thấp so với thực tế, dù đã được điều chỉnh theo chiều hướng tăng. Mới đây, khi xin ý kiến đóng góp vào Tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024, TP. Hà Nội đề xuất tăng bình quân 30% giá các loại đất. Trong đó, giá đất ở đô thị dự kiến cao nhất hơn 200 triệu đồng/m2 áp dụng cho một số địa bàn thuộc quận Hoàn Kiếm như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ.
Không theo kịp thị trường
Bà Trần Thị Khánh Linh, Trưởng bộ phận Định giá, Savills TP.HCM cho rằng, giá đất giao dịch trên thị trường đã khác biệt rất lớn so với giá đất quy định trong bảng giá đất do UBND các tỉnh, thành phố ban hành.
Giá đất bị điều chỉnh bởi cung cầu của thị trường nên luôn thay đổi từng ngày từng giờ. Do đó về dài hạn nên thay đổi việc ban hành khung giá đất cố định cho một giai đoạn dài đến 5 năm. Thực tế đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa giá đất giao dịch trên thị trường và giá đất quy định theo khung giá và bảng giá đất.
Đất 1 tỷ đồng/m2
Khác biệt này đặc biệt thể hiện rõ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Để thu hẹp khác biệt này, mỗi năm UBND các thành phố đều ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính toán các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai. Đơn cử, TP.HCM vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất mới nhất, trong đó hệ số điều chỉnh khu vực 1 lên đến 2,5 lần. Điều này có thể thấy khác biệt giữa quy định và thực tế lớn đến như thế nào.
Theo bà Linh, khung giá đất hiện tại chưa phản ánh đúng giá trị trường làm cho người bị thu hồi đất bị thiệt thòi và không đồng thuận. Làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm triển khai và dự án sẽ chậm đi vào hoạt động, là một tác nhân làm thu hẹp nguồn cung.
Trước thực tế trên, HoREA đề xuất bãi bỏ quy định "Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần", giao quyền cho Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh chủ động, chịu trách nhiệm ban hành "bảng giá đất" để đảm bảo phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường, với thực tế tình hình của địa phương.
Cùng với đó là việc bổ sung quy định thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, với mức thu bằng 15% (hoặc tỷ lệ % khác cao hơn) bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành để đảm bảo tính minh bạch và loại trừ cơ chế "xin - cho", nhũng nhiễu tiêu cực.
HoREA đưa ra phương án giữ nguyên mức giá tối thiểu và tăng 1/3 mức giá tối đa, trên cơ sở dựa vào hệ số điều chỉnh tối đa hiện nay tại TP.HCM là 2,5 lần. Theo đó, giá đất ở tối đa sau điều chỉnh và tính toán hệ số là 700 triệu đồng/m2, cũng là mức giá gần với thực tế giao dịch ở những vị trí đắt đỏ nhất hiện nay ở TP.HCM.
Bà Linh cũng cho rằng, bảng giá đất cho giai đoạn 5 năm là khá dài vì tình hình giá bất động sản thay đổi nhanh chóng. Do đó, chúng ta có thể có những giai đoạn điều chỉnh nhỏ như 6 tháng hoặc 1 năm để cập nhật biến động của thị trường.
Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố cần được phân quyền chủ động hơn khi ban hành bảng giá đất để bảo đảm được nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường và phù hợp với thực tế tình hình của từng địa phương.
Theo Duy Anh/Vietnamnet
Thị trường bất động sản Khánh Hòa đang cần gì? Theo báo cáo nghiên cứu từ Batdongsan.com.vn, Cam Ranh là một trong ba thị trường đáng chú ý về nhu cầu đầu tư bất động sản (BĐS) kể từ đầu năm 2019. Tiềm năng chờ khai thác Theo Sở Du lịch, ước tính 10 tháng năm 2019, Khánh Hòa đã đón hơn 6,13 triệu lượt khách du lịch, tăng 13,55% so với cùng...