Bạc Liêu: Đề nghị công an điều tra dự án kè chống sạt lở gần 100 tỉ đồng
Qua thanh tra dự án xây dựng kè chống sạt lở có tổng vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu phát hiện nhiều sai phạm, nên đề nghị chuyển vụ việc sang Cơ quan CSĐT xử lý theo quy định.
Ngày 6.3, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chánh thanh tra tỉnh Bạc Liêu vừa ký kết luận thanh tra (KLTT) về thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật ở H.Hòa Bình. Trong đó, đã phát hiện nhiều sai phạm tại Dự án (DA) đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khu dân cư TT.Hòa Bình, H.Hòa Bình.
DA đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khu dân cư TT.Hòa Bình, H.Hòa Bình. Ảnh TRẦN THANH PHONG
DA đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khu dân cư TT.Hòa Bình được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 2893, ngày 2.11.2010. DA có tổng vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng. Mục tiêu là bảo vệ chống sạt lở bờ sông, tránh ảnh hưởng đến các công trình công cộng đã xây dựng hai bên bờ sông; khắc phục tình trạng lấn chiếm mặt nước sông, san lấp gia tải ven bờ sông của các hộ dân cư, tránh thiệt hại về tài sản, tính mạng con người do sạt lở bờ sông gây ra.
Ngoài ra, DA còn góp phần lập lại trật tự xây dựng, di dời các công trình xây dựng lấn chiếm mặt sông để đảm bảo an toàn giao thông thủy, tôn tạo, chỉnh trang cảnh quan đô thị TT.Hòa Bình được thông thoáng, môi trường xanh sạch, đẹp. Công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển khu giải trí cho nhân dân khu vực và tạo điều kiện phát triển du lịch cho địa phương.
DA được thực hiện từ nguồn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hỗ trợ xử lý đê, kè cấp bách phục vụ phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Quy mô đầu tư xây dựng tuyến kè mới nằm bên 2 bờ kênh Hòa Bình tổng chiều dài 1.600 m. Thời gian xây dựng từ năm 2010 – 2013. DA được phân thành 2 gói thầu xây lắp, gồm: Gói thầu số 12a – toàn bộ phần xây dựng bờ kè chống sạt lở khu dân cư TT.Hòa Bình (đoạn 1) và gói thầu số 12b – toàn bộ phần xây dựng bờ kè chống sạt lở khu dân cư TT.Hòa Bình (đoạn 2).
Video đang HOT
Chủ đầu tư là UBND H.Hòa Bình đã triển khai thực hiện thi công gói thầu số 12b – toàn bộ phần xây dựng bờ kè chống sạt lở khu dân cư TT.Hòa Bình, liên danh nhà thầu gồm: DNTN Chí Tôn và Tổng công ty 319 (Xí nghiệp 9) trúng thầu, với giá trị hợp đồng hơn 28 tỉ đồng; thời gian thực hiện từ ngày 15.3.2012 – 15.3.2013.
Nhiều sai phạm và có dấu hiệu cố ý làm trái
Qua thanh tra đã phát hiện DA gây lãng phí lớn ngân sách nhà nước. Cụ thể, DA được triển khai thực hiện từ năm 2012 nhưng đến 2013 chủ đầu tư mới biết DA đang chồng lên DA WB5, do Tổng cục Đường thủy nội địa đầu tư. Do đó, mặc dù nhiều phần việc của DA đã được thi công chưa hoàn tất, nhưng buộc phải dừng lại và chuyển giao cho dự án WB5 tiếp tục thực hiện.
Thanh tra tỉnh kết luận, DA được đầu tư chưa đảm bảo tính đồng bộ, còn chồng chéo vai trò quản lý, đầu tư giữa các cơ quan của bộ, ngành T.Ư và địa phương; không mang lại hiệu quả đầu tư, không được đấu nối kỹ thuật với dự án WB5 để đưa vào sử dụng, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước với số tiền hơn 8,3 tỉ đồng, vi phạm tại điều 27 luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005.
Thanh tra tỉnh Bạc Liêu còn phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái quy định. Theo đó, ngày 13.3.2012, Ban Quản lý xây dựng cơ bản H.Hòa Bình đại diện chủ đầu tư ký hợp đồng thi công gói thầu số 12b của DA với liên danh là DNTN Chí Tôn và Tổng công ty 319. Mặc dù chưa có khối lượng hoàn thành theo hợp đồng nhưng để giải ngân hết 10 tỉ đồng nguồn vốn của T.Ư, Ban Quản lý xây dựng cơ bản H.Hòa Bình đã cho nhà thầu tạm ứng 4,4 tỉ đồng. Việc này diễn ra chỉ 16 ngày sau khi ký hợp đồng, tức ngày 29.3.2012. Tiếp đến, Ban Quản lý xây dựng cơ bản H.Hòa Bình lập thủ tục nghiệm thu và thanh toán cho nhà thầu hơn 6,6 tỉ đồng khi không có khối lượng thực tế.
Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kết luận rằng, trong công tác quản lý đầu tư, Ban Quản lý xây dựng cơ bản H.Hòa Bình, đơn vị tư vấn giám sát là Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Thanh Bình, đơn vị thi công là liên danh DNTN Chí Tôn và Tổng công ty 319 lập thủ tục nghiệm thu, thanh toán khi không có khối lượng với số tiền hơn 6,6 tỉ đồng, là vi phạm tại khoản 4 điều 29 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
Chủ đầu tư chưa kiên quyết thực hiện thu hồi số tiền tạm ứng gần 3 tỉ đồng, để cho nhà thầu chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước thời gian dài. Mãi đến ngày 5.10.2023 (tức hơn 11 năm sau), khi đoàn thanh tra vào cuộc đôn đốc nhắc nhở, nhà thầu mới hoàn trả nợ số tiền tạm ứng còn gần 3 tỉ đồng.
Ngoài ra, KLTT còn chỉ ra rằng, chủ đầu tư thực hiện chưa nghiêm ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Từ tháng 5.2013 – 10.2015, chủ đầu tư không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với DA theo đúng quy định, để đơn vị thi công chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước. Các sai phạm trên của chủ đầu tư, trách nhiệm chính là Chủ tịch UBND H.Hòa Bình tại thời điểm phụ trách (chủ đầu tư dự án) và Ban Quản lý xây dựng cơ bản H.Hòa Bình.
Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kết luận sự vụ trên là vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, cần xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, kiến nghị chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu để xử lý theo quy định của pháp luật, vì vụ việc có dấu hiệu “cố ý làm trái quy định của pháp luật, gây lãng phí ngân sách nhà nước hơn 8,3 tỉ đồng”, vi phạm điều 27 luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngoài ra, chủ đầu tư còn để nhà thầu lập khống thanh toán số tiền hơn 6,6 tỉ đồng, vi phạm khoản 4 điều 29 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; chủ đầu tư đã để nhà thầu tạm ứng và chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước gần 3 tỉ đồng (từ năm 2012 đến năm 2023) là vi phạm khoản 3 điều 10 mục B Thông tư số 86/2011/TT-BTC.
Cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai bị tuyên 7 năm tù
Trần Quốc Tuấn cho rằng sai phạm của mình có yếu tố khách quan như báo cáo cấp dưới đưa lên không chính xác, lực lượng thanh tra mỏng, muốn ổn định tình hình chính trị xã hội ở tỉnh...
Ngày 27/11, TAND tỉnh Đồng Nai đưa bị cáo Trần Quốc Tuấn (62 tuổi, cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai) và Võ Khắc Hiển (cựu Phó giám đốc kiêm Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai) ra xét xử tội Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Vụ án được TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử sau 2 lần tạm hoãn.
Hai bị cáo Trần Quốc Tuấn (bên phải) và Võ Khắc Hiển (bên trái) tại phiên tòa xét xử ngày 27/11 (Ảnh: Hoàng Bình).
Theo cáo trạng từ năm 2006 đến 2017, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai đã cấp phép thành lập 6 quỹ tín dụng nhân dân gồm: Thanh Bình, Tân Tiến, Dầu Giây, Quảng Tiến, Thái Bình và Gia Kiệm.
Ông Tuấn và ông Hiền đã không thực hiện hết trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của 6 quỹ tín dụng trên, để xảy ra hàng loạt sai phạm.
Cáo trạng nêu rõ, các sai phạm của ông Tuấn và cấp dưới gồm: Huy động tiền gửi với lãi suất cao, chi trả lãi suất ngoài hợp đồng trái quy định; lập các báo cáo kiểm soát định kỳ sai sự thật; lập hai hệ thống sổ sách kế toán, để ngoài phần lớn vốn huy động tiền gửi của khách hàng; làm giả hồ sơ vay vốn, nâng khống hạn mức cho vay...
Các sai phạm gây thiệt hại hơn 1.350 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Trong đó, Quỹ tín dụng Tân Tiến vỡ nợ, gây thiệt hại gần 810 tỷ đồng. Các quỹ còn lại cũng mất khả năng thanh khoản hơn 500 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, ông Tuấn thừa nhận hành vi thiếu trách nhiệm của mình để xảy ra hàng loạt vụ vỡ quỹ tín dụng trên địa bàn. Tuy nhiên, bị cáo này cho rằng những sai phạm của mình có yếu tố khách quan như các báo cáo cấp dưới đưa lên không chính xác, lực lượng thanh tra mỏng, muốn ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trả lời đối chất tại tòa, bị cáo Hiền thừa nhận để xảy ra các sai sót dẫn đến thất thoát các quỹ tín dụng cũng có trách nhiệm của bản thân. Ông nói do mong muốn ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn đã khiến các quỹ tín dụng gây thất thoát.
Tại phiên xét xử, TAND tỉnh Đồng Nai cho rằng hành vi của hai bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến tình hình tài chính, là người có trách nhiệm trong việc quản lý các quỹ tín dụng mà không làm đúng chức trách gây thất thoát với số tiền lớn, gây bất bình trong đời sống nhân dân... nên phải cách ly ra khỏi xã hội một thời gian.
Bị cáo Tuấn được xác định có trách nhiệm chính trong vụ án nên TAND tỉnh Đồng Nai tuyên 7 năm tù. Bị cáo Hiền bị tuyên mức án 3 năm tù.
Lãnh đạo thanh tra ngân hàng "nhúng chàm" trong vụ án Vạn Thịnh Phát như thế nào? Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hành vi chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng bằng các thủ đoạn lập công ty "ma", sử dụng hồ sơ vay vốn khống tại ngân hàng, nâng giá trị tài sản và hoán đổi tài sản có giá trị. Đáng lưu ý, tài sản tòa...