Bắc Kinh yêu cầu chính quyền Hong Kong chấm dứt bạo lực
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 16/12 yêu cầu Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga điều tra các vấn đề xã hội của thành phố cũng như chấm dứt bạo lực và hỗn loạn.
Trong cuộc gặp đầu tiên với bà Lâm kể từ khi phong trào biểu tình bùng nổ tại Hong Kong hồi tháng 6, ông Lý nói tình trạng bất ổn đã gây tổn hại cho thành phố theo nhiều cách khác nhau, “là đòn nghiêm trọng” giáng vào nền kinh tế, theo South China Morning Post.
Thủ tướng Trung Quốc nói với bà Lâm rằng bà “đã vươn lên cùng những thách thức”, nhưng yêu cầu chính quyền thành phố lập tức điều tra các vấn đề xã hội mà ông cho rằng đã ăn sâu vào xã hội Hong Kong.
Cuộc gặp diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong ngày thứ ba chuyến công tác thường niên của bà Lâm tại đại lục.
“Chính quyền trung ương hoàn toàn ghi nhận những nỗ lực của bà và chính quyền thành phố”, ông Lý nói. “Hong Kong vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Chính quyền thành phố phải tiếp tục nỗ lực chấm dứt bạo lực, bạo loạn theo luật pháp và khôi phục trật tự”.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Bắc Kinh hôm 16/12. Ảnh: Hong Kong Commercial Daily.
Video đang HOT
“Thành phố cũng phải nghiên cứu khẩn cấp những mâu thuẫn sâu sắc và những vấn đề trong sự phát triển kinh tế xã hội của Hong Kong, bảo vệ sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của thành phố”, thủ tướng Trung Quốc nói.
Song ông Lý cũng than phiền về những tổn thất mà các cuộc biểu tình đã gây ra cho xã hội một cách tổng thể.
“Nền kinh tế Hong Kong đã có sự suy thoái rõ ràng và nhiều yếu tố đã trở thành một đòn tấn công nghiêm trọng. Chúng ta có thể nói rằng thành phố đang đối mặt với tình hình phức tạp, nghiêm trọng chưa từng có tiền lệ”, ông nói.
Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính cùng các quan chức phụ trách vấn đề Hong Kong cũng có mặt trong cuộc gặp sáng 16/12. Bà Lâm dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu Trung Nam Hải vào chiều cùng ngày.
Đáp lời ông Lý, bà Lâm thừa nhận Hong Kong đã đối mặt với một tình thế cam go về chính trị, kinh tế, xã hội trong năm qua. Thành phố đã chứng kiến kinh tế tụt dốc trong 6 tháng đầu năm nhưng là do những yếu tố bên ngoài như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
“Có sự sụt giảm mạnh hơn trong quý III vì bất ổn xã hội tại thành phố”, bà nói.
Phong trào biểu tình ở Hong Kong bùng nổ vì một dự luật về dẫn độ giờ đã bị hủy bỏ, dần phát triển thành một chiến dịch chống chính quyền với bạo lực ngày càng gia tăng. Hơn 6.000 người đã bị bắt vì các mối liên hệ với phong trào.
Cùng với thương chiến Mỹ – Trung, sự bất ổn đã đẩy Hong Kong vào suy thoái. Tăng trưởng kinh tế quý III giảm 2,3% so với quý II, trong khi GDP giảm 2,9% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm lớn nhất trong một thập kỷ.
Theo news.zing.vn
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc thấp kỷ lục trong 18 năm
Nhu cầu thế giới giảm mạnh và ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh thương mại với Mỹ, khiến các chỉ số kinh tế vĩ mô của Trung Quốc thấp kỷ lục.
Theo báo cáo của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong tháng 8 vừa qua đạt mức 4,4%, mức thấp nhất trong vòng 18 năm qua. Trái ngược với dự báo trước đó là mức tăng trưởng có thể đạt mức tăng 5,2 %.
Các chỉ số kinh tế của Trung Quốc đang giảm mạnh. (Ảnh: Reuters)
Đầu tư vào tài sản cố định trong 8 tháng đầu năm giảm xuống còn 5,5%. Doanh số bán lẻ đã chậm lại từ 7,6% trong tháng 7 xuống 7,5 % trong tháng 8 (mức dự báo đạt 7,9 %).
Hôm 16/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, mức tăng trưởng GDP 6 % trong năm nay sẽ rất khó đạt được do những tác động xấu từ bên ngoài. Đầu năm 2019, Bắc Kinh đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%. Tuy nhiên, kể từ khi Hoa Kỳ quyết định tăng thuế đối với gần như toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, kinh tế nước này chững lại.
" Các dữ liệu mới nhất xác nhận nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua quá trình suy giảm theo chu kỳ và thậm chí đồng NDT yếu hơn cũng không thể bù đắp các chi phí thuế quan và nhu cầu giảm từ bên ngoài", đánh giá của Tổ chức nghiên cứu kinh tế Anh quốc Capital Economics.
Các chuyên gia của Tập đoàn tài chính quốc tế ING cũng đồng ý rằng, khối lượng hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh sẽ không bù đắp được vấn đề mất đơn hàng xuất khẩu. Đặc biệt, ngành sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã giảm 10,7%, sản xuất ô tô giảm 7,3 % so với năm 2018.
Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý 3 và 4 năm nay sẽ giảm xuống còn 5,7 %. Để đạt được mức tăng trưởng GDP 6 % cả năm, Trung Quốc phải đưa ra các giải pháp kinh tế mới, nhằm khuyến khích đầu tư thương mại.
(Nguồn: Reuters, Kommersant.ru)
MINH TUẤN
Theo VTC
Philippines sẵn sàng tham gia khai thác dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 30/8 đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Duterte tại Bắc Kinh, trong đó có nhắc tới vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Lý Khắc Cường đánh giá cao mối quan hệ Trung Quốc-Philippines. Trung Quốc sẵn sàng liên kết Sáng kiến Vành đai và Con đường với các kế hoạch phát triển của...