Bắc Kinh siết chặt “bong bóng Olympic” giữa làn sóng Covid-19
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã khép chặt “bong bóng Olympic” từ ngày 4/1 để chuẩn bị tổ chức Thế vận hội giữa lúc dịch bệnh bùng phát.
Trung Quốc nỗ lực chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh 2022 (Ảnh: Getty).
Bắt đầu từ hôm nay 4/1, hàng nghìn nhân viên, tình nguyện viên, lao công, đầu bếp và tài xế phục vụ Olympic Bắc Kinh sẽ phải ở lại nhiều tuần trong “vòng tròn khép kín” và không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Bất kỳ ai bước vào “bong bóng Olympic” đều phải tiêm đầy đủ vaccine, nếu không sẽ phải cách ly 21 ngày khi tới nơi. Toàn bộ người bên trong sẽ được xét nghiệm hàng ngày và phải đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi.
Video đang HOT
Truyền thông quốc tế và khoảng 3.000 vận động viên dự kiến tới Bắc Kinh trong những tuần tới và sẽ ở trong “bong bóng Olympic” kể từ khi họ bắt đầu đến cho tới khi rời khỏi Trung Quốc.
Cách thức tổ chức Olympic Mùa đông của Trung Quốc trái ngược với Olympic Mùa hè ở Tokyo vào năm ngoái. Mặc dù dịch bệnh bùng phát, nhưng nước chủ nhà Nhật Bản vẫn cho phép các tình nguyện viên và nhân viên phục vụ Olympic ra vào khu vực diễn ra sự kiện.
Trung Quốc, nơi xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên vào cuối năm 2019, đã theo đuổi chiến lược không khoan nhượng đối với đại dịch và đang áp dụng cách tiếp cận tương tự để hạn chế tác động của Covid-19 đối với Olympic Mùa đông, dự kiến diễn ra từ ngày 4-20/2 và kỳ Paralympic sau đó.
Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào tuần trước, Zhao Weidong, người đứng đầu bộ phận truyền thông của ủy ban tổ chức Olympic, cho biết Bắc Kinh đã “chuẩn bị đầy đủ” cho sự kiện tầm cỡ thế giới này.
“Khách sạn, phương tiện đi lại, chỗ ở, cũng như các dự án khoa học công nghệ phục vụ Olympic đều đã sẵn sàng”, ông Zhao nói.
Người hâm mộ sẽ không phải là một phần của “bong bóng Olympic” và ban tổ chức sẽ phải đảm bảo rằng họ sẽ không gặp gỡ các vận động viên cũng như những người khác bên trong “bong bóng”.
Sau khi những người Trung Quốc rời khỏi “bong bóng” để về nhà, họ vẫn phải cách ly.
Trung Quốc đang ghi nhận ổ dịch lớn tại Tây An, trung tâm công nghệ và công nghiệp với 13 triệu dân ở phía tây bắc. Tính đến ngày 1/1, Tây An ghi nhận 1.451 ca nhiễm có triệu chứng, cao hơn mọi thành phố khác tại Trung Quốc trong năm 2021. Đợt phong tỏa ở Tây An là đợt phong tỏa mạnh nhất ở Trung Quốc kể từ sau đợt phong tỏa ở thành phố Vũ Hán vào năm 2020.
Ổ dịch ở Tây An đã cho thấy những khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc đưa số ca nhiễm trong nước về 0, khi virus liên tục đột biến thành các biến chủng có khả năng lây lan nhanh, kháng vaccine và lọt qua hàng rào chống dịch nghiêm ngặt.
Mức tăng tại Trung Quốc khá thấp so với số ca nhiễm tại châu Âu và Mỹ, tuy nhiên các nhà chức trách Trung Quốc vẫn áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt. Trung Quốc là thành trì cuối cùng còn theo đuổi chiến lược “Không Covid-19″ (Zero Covid), hay còn gọi là đối phó không khoan nhượng, để đưa số ca nhiễm về 0 bằng các biện pháp quyết liệt như xét nghiệm, truy vết, phong tỏa diện rộng.
Chủ tịch IOC bình luận về trung lập chính trị giữa sóng tẩy chay Olympic Bắc Kinh
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach khẳng định Thế vận hội sẽ chấm dứt nếu cơ quan này từ bỏ nguyên tắc trung lập về chính trị.
Olympic mùa đông 2022 dự kiến sẽ diễn ra từ 4-20/2/2022 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Sau Mỹ, Australia, Litva và Anh, Canada là nước mới nhất thông báo quyết định tẩy chay ngoại giao đối với Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022.
Trước động thái này, ông Bach bình luận như sau: Với việc không đưa ra những đánh giá liên quan đến chính trị, IOC bảo đảm được nguyên tắc trung lập, không đứng về bên nào. "Nếu không, chúng ta sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh của mình, đó là đoàn kết thế giới. Chúng ta sẽ không bao giờ hội tụ đầy đủ 206 ủy ban Olympic quốc gia tham dự Thế vận hội. Đó sẽ là bước đi chính trị hóa Thế vận hội", ông Bach phát biểu ngày 8/12.
Người đứng đầu IOC dẫn lại câu chuyện hơn 1.000 năm sau khi Olympic ra đời vào năm 776 trước Công nguyên. Đó khi đế chế La Mã tìm cách can thiệp vào Olympic dẫn đến sự đổ vỡ, đặt dấu chấm hết cho các kỳ tranh tài Olympic cổ đại vào năm 394 sau Công nguyên. Ông Bach cho rằng người Hy Lạp cổ đại đã hiểu rằng thi đấu Olympic cần tuân thủ nguyên tắc trung lập chính trị và điều này không hề thay đổi, thậm chí còn quan trọng hơn ở thời điểm hiện nay.
Dự kiến Olympic mùa đông 2022 sẽ diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 4-20/2/2022.
Trung Quốc quyết trường kỳ 'Zero COVID' tới Olympic mùa Đông 2022 Trung Quốc đang đẩy nhanh nỗ lực dập tắt đợt dịch COVID-19 mới trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là đến ngày khai mạc Thế vận hội Olympic mùa Đông 2022 được tổ chức tại Bắc Kinh. Nhân viên y tế làm xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters Ở ngoại ô tỉnh trung tâm công nghiệp Quảng...