Bắc Kinh rà soát người mua thuốc hạ sốt để diệt tận gốc COVID-19
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc yêu cầu bất kỳ ai mua thuốc hạ sốt đều phải làm xét nghiệm COVID-19, trong nỗ lực “diệt” tận gốc các ca mắc chưa được phát hiện.
Người dân khai báo qua ứng dụng điện thoại tại lối vào một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh ngày 29/11/2021. Ảnh: REUTERS
Những người dân ở Bắc Kinh khi mua thuốc hạ sốt, thuốc kháng virus, thuốc trị ho và viêm họng sẽ nhận được cảnh báo trên ứng dụng di động mà Trung Quốc yêu cầu kích hoạt trước khi vào các địa điểm công cộng.
Tiếp đến, theo Ủy ban Y tế thành phố Bắc Kinh, người mua thuốc sẽ cần làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ hoặc phải hạn chế đi lại.
Theo tờ Bloomberg, ngay trước thềm Olympic Bắc Kinh 2022, giới chức thành phố đang đặt ra hàng loạt yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn các vụ bùng phát của cả hai biến thể Delta và Omicron.
Mặc dù những thành phố nhỏ hơn đã bị phong tỏa vì những vụ bùng phát tương tự, nhưng Trung Quốc không thể áp đặt lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” tại Bắc Kinh. Bởi lẽ, nơi đây sắp sửa đón giới tinh hoa chính trị và văn hóa cũng như các chức sắc và vận động viên quốc tế đến tham dự Olympic.
Vẫn chưa rõ bằng cách nào mà biến thể Omicron với khả năng lây truyền cao lại phá vỡ được tuyến phòng thủ “Không COVID-19″ chặt chẽ của Bắc Kinh. Nghi ngờ ban đầu nhắm đến nguồn thư từ, bưu kiện quốc tế nhưng mới đây Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc kết luận chưa có đủ bằng chứng về sự lây truyền virus SARS-CoV-2 qua hàng hóa không đông lạnh.
Video đang HOT
Mới đây, sản phẩm đông lạnh lại trở thành trung tâm nghi ngờ của một đợt bùng phát biến thể Delta ở Bắc Kinh. Công nhân tại một cơ sở bảo quản lạnh đã nhiễm bệnh và lây cho gia đình của họ.
Chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với 2 triệu cư dân của quận Phong Đài, nơi hầu hết những các ca mắc mới đang sinh sống và làm việc. Các khu dân cư khác trên toàn thành phố cũng khuyến khích mọi người đi xét nghiệm.
Hiện chưa có báo cáo chính thức về trường hợp người bị lây nhiễm virus từ hàng đông lạnh. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc vẫn duy trì cảnh giác sau khi nhà chức trách liên tục nghi ngờ hàng loạt mặt hàng từ nước ngoài.
Các phương tiện truyền thông địa phương ở thành phố Yuzhou, nơi cũng đang phải vật lộn với ổ dịch Delta, cho biết nông dân đã khó bán mầm tỏi ra thị trường. Nhân viên y tế địa phương đang phải lấy mẫu phẩm tỏi để xét nghiệm virus.
ADVERTISING
X
Cùng ngày, ban tổ chức Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 cho biết đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên trong đoàn thể thao tham gia tranh tài tại sự kiện này. Hiện chưa rõ quốc tịch của bệnh nhân.
Ngoài ra, còn 3 ca dương tính khác được phát hiện tại sân bay và 2 ca dương tính trong “vòng tròn khép kín” của Olympic. Các vận động viên, đoàn nhân viên sẽ di chuyển giữa khách sạn và địa điểm thi đấu của họ trong một hệ thống hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của thành phố.
Theo thống kê, trong giai đoạn từ ngày 4-23/1, ban tổ chức đã ghi nhận 177 ca mắc COVID-19 liên quan đến Olympic mùa Đông Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Ủy ban Olympic Quốc tế ngày 24/1 cho biết ban tổ chức Olympic Bắc Kinh đã điều chỉnh một số biện pháp phòng dịch COVID-19.
Theo đó, tiêu chuẩn để xác nhận một người dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được nới lỏng. Thời gian cách ly đối với người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 được rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 7 ngày.
Ngày 24/1, Trung Quốc ghi nhận thêm 23 trường hợp mắc COVID-19 trong nước, hầu hết được phát hiện tại Bắc Kinh. Quốc gia này cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 31/1 tới đây. Chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu 20 triệu cư dân hạn chế đến các vùng khác của đất nước.
Australia "tẩy chay ngoại giao" Olympic Bắc Kinh
Sau Mỹ, Australia cũng quyết định không cử quan chức dự Olympic Bắc Kinh 2022 diễn ra tại Trung Quốc.
Động thái này có thể khiến quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh căng thẳng hơn nữa.
Sau Mỹ, Australia cũng tuyên bố không cử quan chức dự Olympic Bắc Kinh 2022 (Ảnh: Reuters).
Guardian đưa tin, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 7/12 cho biết, quan chức nước này sẽ không dự Olympic Bắc Kinh tại Trung Quốc vào tháng 2 năm sau. Ông Morrison nói, "không có gì ngạc nhiên" khi Australia đưa ra quyết định như vậy trong bối cảnh mối quan hệ ngoại giao giữa Australia và Trung Quốc xấu đi gần đây.
Nhà lãnh đạo Australia cho biết thêm: "Các vận động viên Australia sẽ vẫn đến Bắc Kinh tham dự. Australia là một quốc gia có tinh thần thể thao rất cao, nhưng tôi tách bạch giữa thể thao với các vấn đề chính trị khác".
Khi được hỏi liệu ông nghĩ Bắc Kinh có đáp trả quyết định của Canberra hay không, ông Morrison cho biết, bất cứ hành động trả đũa nào cũng "hoàn toàn không thể chấp nhận được và không có cơ sở nào cho một hành động như vậy".
Thủ tướng Morrison cho biết, Australia vẫn để ngỏ đối thoại với Trung Quốc, nhưng mặt khác, Australia sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách vì lợi ích quốc gia. Ông Morrison nhấn mạnh, ông mong muốn thấy mối quan hệ căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc sẽ được hóa giải, nhưng tuyên bố chính phủ Australia "không có ý định từ bỏ lập trường về việc bảo vệ lợi ích của Australia".
Australia là một trong hai quốc gia tuyên bố "tẩy chay ngoại giao" Olympic Bắc Kinh 2022. Trước đó, Mỹ cũng thông báo sẽ không cử quan chức dự sự kiện thể thao do Trung Quốc đăng cai tổ chức vào tháng 2/2022. New Zealand hôm qua cũng thông báo sẽ không cử đại diện ngoại giao ở cấp bộ trưởng đến dự Olympic Bắc Kinh vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là lý do đại dịch.
Động thái của Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 7/12 cảnh báo, Mỹ sẽ phải "trả giá cho hành động lệch lạc của mình".
Trung Quốc chỉ trích Chủ tịch Hạ viện Mỹ 'dối trá' Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi "toàn nói những lời dối trá" sau khi bà kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh. "Một số nhận xét của những người Mỹ đầy dối trá và sai lệch", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm...