Bắc Kinh phát phiếu mua hàng cho người tiêm vaccine Covid-19
Quận Đại Hưng của Bắc Kinh, với dân số 1,8 triệu, phát phiếu mua hàng cho những người đã tiêm vacicne Covid-19 từ ngày 24/3.
Các phiếu mua hàng trị giá 8-30 NDT (1,23-4,6 USD) được phân phát theo một số điều kiện và có thể sử dụng tại các siêu thị trong quận, giới chức Đại Hưng cho biết trên mạng xã hội. Tờ Beijing Daily cho biết tổng trị giá của số phiếu mua hàng là hơn 200 triệu NDT (30,7 triệu USD).
Tuy nhiên, một số người bày tỏ lo lắng về chương trình phát phiếu mua hàng cho người tiêm vaccine Covid-19 của quận Đại Hưng. “Khuyến khích mọi người tiêm chủng theo cách này sẽ làm giảm lòng tin vào vaccine”, một người viết trên mạng xã hội Weibo.
Người chờ tiêm vaccine Covid tại một điểm tiêm chủng ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 15/1. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Hơn 73% dân tại quận Đại Hưng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19, tờ Beijing Daily đưa tin. Hai loại vaccine Covid-19 phổ biến ở Trung Quốc là BBIBP-CorV của Sinopharm và CoronaVac của Sinovac, đều do nước này tự phát triển và có liệu trình gồm hai mũi tiêm.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng Covid-19 cho 40% dân số, tương đương khoảng 560 triệu người, vào tháng 6. Tuy nhiên, tính đến ngày 8/3, mới có 65 triệu người được tiêm.
Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước kiềm chế Covid-19 thành công với tỷ lệ tử vong thấp nhờ các biện pháp cứng rắn, đồng thời tự phát triển được vaccine nội địa. Sản lượng vaccine Covid-19 của Trung Quốc đạt khoảng 5 triệu liều/ngày, gấp hơn 3 lần so với 1,5 triệu liều/ngày hồi đầu tháng 2.
Mỹ nói Trung Quốc đang phát triển 'siêu chiến binh'
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc thử nghiệm trên binh sĩ nhằm tạo ra các siêu chiến binh có năng lực sinh học vượt trội.
"Tình báo Mỹ cho thấy Trung Quốc đã tiến hành các thử nghiệm trên binh sĩ quân đội với hy vọng phát triển những siêu chiến binh với năng lực sinh học vượt trội. Không có giới hạn đạo đức nào trong nỗ lực theo đuổi quyền lực của họ", Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe viết trong bài bình luận trên Wall Street Journal hôm 3/12.
Lính Trung Quốc thi đấu tại hội thao Army Games ở Nga hồi tháng 8. Ảnh: TASS .
Quan chức Mỹ cho rằng Trung Quốc sẵn sàng đầu tư nhiều nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của mình. "Rõ ràng là Trung Quốc đang tìm cách lấn áp Mỹ và phần còn lại của thế giới về mặt kinh tế, quân sự và công nghệ. Nhiều sáng kiến lớn trong lĩnh vực công và những công ty nổi bật chỉ là lớp che đậy cho các hoạt động của Bắc Kinh", ông cho hay.
Ratcliffe gọi Bắc Kinh là "mối đe dọa lớn nhất với tự do và dân chủ toàn cầu kể từ Thế chiến II", cho biết ông sẽ "chuyển dịch các nguồn lực" trong ngân sách nhằm tập trung vào Trung Quốc, trong bối cảnh nhiều quan chức trước đó chú trọng vào Nga và các nỗ lực chống khủng bố toàn cầu.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Động thái của Ratcliffe dường như là một phần trong nỗ lực rộng của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm cảnh báo những vấn đề đáng lo ngại về mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như xây dựng đồng thuận và cảnh giác về ý định của Trung Quốc trong việc "soán ngôi" Mỹ để trở thành siêu cường thống trị thế giới.
Cải thiện năng lực sinh học để tạo ra các siêu chiến binh có khả năng chiến đấu vượt xa người thường từng là đề tài trong nhiều bộ phim và tiểu thuyết viễn tưởng. Tuy nhiên, chưa quốc gia nào đạt được thành công trong lĩnh vực này.
Bộ tư lệnh Tác chiến Đặc biệt quân đội Mỹ (USSOCOM) hồi năm 2018 từng cân nhắc sử dụng thực phẩm dinh dưỡng hoặc thuốc kích thích để tăng cường khả năng chịu đau, hồi phục sau chấn thương và duy trì thể lực cho lực lượng đặc nhiệm trong các môi trường tác chiến nguy hiểm, giúp họ vượt qua giới hạn thông thường của con người.
Tuy nhiên, nó cũng đặt ra lo ngại về nguy cơ lạm dụng chất kích thích nếu chương trình "siêu chiến binh" của SOCOM được thực thi đại trà. Nhiều binh sĩ đặc nhiệm Mỹ từng phải dựa vào ma túy để duy trì sức chiến đấu trong điều kiện thể chất, tinh thần bị suy kiệt nghiêm trọng do triển khai làm nhiệm vụ liên tục.
Trung Quốc nêu điều kiện mở lại lãnh sự quán Mỹ Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói Bắc Kinh xem xét mở lại lãnh sự quán Mỹ nếu Washington sẵn sàng làm điều tương tự. "Chúng tôi không khởi xướng việc đóng lãnh sự quán, không phải bên đầu tiên yêu cầu nhà báo nước ngoài rời khỏi đất nước mình. Chúng tôi làm những điều này để đáp trả...