Bắc Kạn: Cấp cứu thành công người bệnh xuất huyết tiêu hóa nặng
Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn vừa cấp cứu thành công một người bệnh trong tình trạng nguy kịch do xuất huyết dạ dày.
Người bệnh V.V.Q (42 tuổ.i, trú tại xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể) được chuyển đến Bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nôn ra má.u tươi liên tục, ý thức lơ mơ gọi hỏi không trả lời, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, đại tiện không tự chủ. Người bệnh được tiên lượng rất nặng.
Tiếp nhận người bệnh, kíp trực cấp cứu đã cho người bệnh thở oxy, truyền dịch, truyền má.u và dùng thuố.c vận mạch, hồi sức tích cực. Sau đó chỉ định nội soi tiêu hóa cấp cứu. Qua nội soi dạ dày thấy dạ dày nhiều má.u đỏ tươi và thấy điểm chả.y má.u phun thành tia. Lúc này người bệnh diễn biến nặng huyết áp (40/20mmHg).
Video đang HOT
Người bệnh hiện đang hồi phục tốt.
Các bác sĩ đã nhanh chóng phối hợp vừa cấp cứu người bệnh, vừa tiến hành nội soi can thiệp, cầm má.u bằng cách kẹp 2 clip để cầm má.u vị trí ổ loét đang phun thành tia. Sau khi xử trí khẩn trương tích cực, má.u ngừng chảy, các chỉ số sinh tồn của người bệnh dần ổn định. Hiện tại, người bệnh đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Bs.CKII Bùi Mạnh Cường, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cho biết: Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu nghiêm trọng, xảy ra khi má.u thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa, có thể gây mất má.u cấp, đ.e dọ.a tính mạng nếu không xử trí cầm má.u kịp thời. Rất may người bệnh được chuyển đến bệnh viện và được kíp trực cấp cứu xử trí nhanh, kịp thời nên qua cơn nguy hiểm.
Thời gian qua, khoa Thăm dò chức năng tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa nặng. Hiện đang là dịp cận Tết, trong nét văn hóa của địa phương vùng cao, những bữa tiệc trong gia đình thường có uống rượu, bia. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe bản thân, mỗi người cần uống có chừng mực, tránh dẫn đến những biến chứng xấu ảnh hưởng tính mạng. Ngoài ra cần hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, ăn uống không khoa học, làm việc căng thẳng…
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên đi khám sức khỏe về tiêu hóa định kỳ. Khi có biểu hiện đau bụng, nôn ra má.u, đại tiện phân đen… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán bệnh, điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cảnh báo xuất huyết tiêu hóa ở tr.ẻ e.m
Thời gian gần đây, Khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.
Bố mẹ cần chú ý nếu trẻ bị một số biểu hiện như đau bụng dai dẳng, chóng mặt, da xanh. Ảnh minh họa
Một ca bệnh điển hình là trẻ nam, 14 tuổ.i, có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị khoảng vài tháng nay. Trẻ đau chủ yếu khi đói, kèm ợ hơi, ợ chua. Trước vào viện 5 ngày, trẻ đi ngoài phân đen toàn bãi, ngày 1 - 2 lần, kèm theo triệu chứng chóng mặt tăng dần.
Khi nhập viện, trẻ có triệu chứng thiếu má.u rõ, da xanh, niêm mạc nhợt. Trẻ được chỉ định truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày tá tràng phát hiện ổ loét hành tá tràng kích thước 5mm, bờ phù nề, đáy có giả mạc trắng. Sau 7 ngày điều trị, trẻ được xuất viện và dùng thuố.c theo đơn ngoại trú.
Trường hợp khác là trẻ nữ, 9 tuổ.i, không có tiề.n sử bất thường, vào viện vì nôn ra dịch nâu và chóng mặt. Kết quả xét nghiệm Hb: 69 g/l, Hct: 22%. Trẻ được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu. Kết quả cho thấy hành tá tràng có ổ loét kích thước khoảng 1 cm. Sau 8 ngày điều trị, trẻ được ra viện và dùng thuố.c theo đơn ngoại trú.
Tr.ẻ e.m ít gặp bệnh lý dạ dày - tá tràng hơn người lớn. Bởi, dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ được phân thành hai nhóm là tiên phát - chủ yếu là mạn tính và tổn thương khu khú ở tá tràng mà đa số nhiễm Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) và thứ phát - chủ yếu là cấp tính, thường khu trú ở dạ dày, đa số do stress cấp tính và sử dụng một số loại thuố.c như Corticoid, thuố.c chống viêm không steroid (NSAID)...
ThS.BS Phạm Văn Dương, Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cảnh báo, viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong đó, có xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện đại tiện phân đen/máu hoặc nôn má.u. Các tổn thương dạ dày - tá tràng chẩn đoán được bằng nội soi tiêu hóa. Đồng thời, bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm để chẩn đoán nguyên nhân hoặc thực hiện thủ thuật can thiệp cầm má.u hiệu quả.
Chuyên gia y tế cũng khẳng định, đây là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bên cạnh điều trị một số nguyên nhân có thể phát hiện được, chủ yếu là tiê.u diệ.t H. pylori và các bệnh chính gây viêm loét stress thì chế độ sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ vào thành công của phác đồ điều trị.
Do đó, cần chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính. Nên ăn đúng giờ. Chia nhỏ bữa trong ngày, không để quá đói hoặc ăn quá no. Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kĩ. Hạn chế thức ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ. Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Không cho trẻ xem tivi, chơi điện tử trong khi ăn. Không gây áp lực cho trẻ về cuộc sống, sinh hoạt, học tập...
Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiề.n" Loại rau này mọc hoang ở khắp nơi, người dân không cần tốn công chăm bón vẫn có thể hái bán kiếm bộn tiề.n. Rau "cứu đói" từ quê lên phố mà đổi đời Người dân miền Bắc, đặc biệt là ở Sapa (Lào Cai) có lẽ không còn xa lạ gì với loại rau mọc hoang mang tên "tề thái". Loại rau...